Mẹ thở phào khi con được ghi danh vào lớp 1
Đó là chia sẻ của chị Trần Thị Vân (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) khi kể về “hành trình” chọn trường cho con năm nay vào lớp 1.
Trước những thử thách kiểm tra năng lực đầu vào của các trường tiểu học ngoài công lập ở Hà Nội, nhiều phụ huynh như chị Vân đã phải tìm hiểu và định hướng cho con từ trước đó nhiều tháng.
Ảnh minh họa: ST
Mải miết cho con đi trải nghiệm
Chị Trần Thị Vân đăng ký cho con thi vào 3 trường, mục đích vừa tìm kiếm cơ hội vừa thử xem khả năng của con đến đâu. “Có trường kiểm tra đầu vào ngoại ngữ, trường khác lại đánh giá bằng bài thi IQ, EQ, phản xạ giao tiếp… Tôi cho con tuyển sinh 3 trường để xem khả năng của con ra sao. Cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm khi con đã được ghi danh vào một trường”, chị Vân cho biết.
Chị Hà Nguyên (quận Ba Đình, Hà Nội) vừa cho con tham gia ngày hội trải nghiệm của một trường tư thục gần nhà. “Bên cạnh một vài bài test, nhà trường cho các con tham gia hoạt động STEM, đi tham quan trường. Con trai tôi rất hào hứng và chỉ mong sớm được đến trường vào năm học mới”, chị Nguyên chia sẻ.
Học sinh lớp 1 trong lễ khai giảng năm học 2020-2021 tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Nhớ lại hành trình tìm trường cho con vào năm ngoái, chị Nguyễn Hương Giang (Hà Nội) cho biết, để có thể dành một “suất” vào trường, các con phải trải qua một khóa trải nghiệm (gồm 10 buổi) tại trường trong vòng hơn 2 tháng. Theo thông tin của nhà trường, thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh được khám phá và trau dồi năng lực tư duy, ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), năng khiếu nghệ thuật và hoạt động thể chất.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian trải nghiệm này, các con chủ yếu được kiểm tra các bài EQ, phản ứng nhanh các tình hoặc phản xạ với ngoại ngữ. Cùng với đó là các kỹ năng khác như vận động, nghệ thuật… Chị Giang cho biết, kết quả được thể hiện sau khóa học này, nhà trường sẽ chọn lọc. Hồi hộp khi con cạnh tranh với các bạn rồi thở phào nhẹ nhõm khi con được ghi danh vào trường, là cảm giác mà chị Giang khó có thể quên.
“Tôi được biết năm nay trường tiếp tục tuyển sinh theo phương thức tổ chức khóa học trải nghiệm. Phụ huynh nào không cho con tham gia trải nghiệm thì coi như chưa đủ điều kiện để tuyển sinh vào trường. Một số phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay chia sẻ với tôi là họ rất tiếc vì không biết có khóa học này”, vị phụ huynh này cho biết.
Kỳ vọng “tiền nào của ấy”
Đến thời điểm này, nhiều trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội đã tuyển sinh gần đủ chỉ tiêu đối với học sinh lớp 1 năm học 2021 – 2022. Trường Tiểu học và THCS Newton 5 đề xuất lên Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ tiêu 10 lớp 1.
Trường đã chủ động lên phương án, kế hoạch, gửi thông tin đến cha mẹ học sinh từ tháng 1/2021 và có nhiều cha mẹ cùng học sinh đến trường tham quan, trải nghiệm, đăng ký trước. Theo lãnh đạo nhà trường, hiện nay, số lượng học sinh đăng ký vào lớp 1 của Trường Newton 5 cho năm học tới đã hoàn thành gần 80% – 90% chỉ tiêu.
Ảnh minh hoạ
Một số trường khác như Vinschool, Nguyễn Siêu… đều đã gần hoàn tất việc tuyển sinh, đồng thời tổ chức một số buổi trải nghiệm “tiền tiểu học” cho các thí sinh đã ghi danh thành công vào trường, nhằm tránh sự bỡ ngỡ khi các bé bước vào năm học. “Tiền nào của ấy” là kỳ vọng của nhiều phụ huynh khi bỏ tiền cho con đi học các trường ngoài công lập.
Ngoài việc cho con trải nghiệm các buổi học trước khi vào năm học mới, theo các chuyên gia tâm lý, ngay từ bây giờ, trong gia đình, cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm lý thật tốt. Bởi lớp 1 được xem là nền tảng cho chặng đường ngồi trên ghế nhà trường của bé. Vì vậy, phụ huynh nào cũng mong con có một khởi đầu suôn sẻ. Các bé sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách như thời gian học gò bó hơn, áp lực về tuân thủ kỷ luật và không được chăm sóc như khi học mẫu giáo. Vì thế, cha mẹ cần trò chuyện, quan tâm, định hướng cho con những thay đổi mà con sẽ phải đối mặt.
Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không tạo áp lực cho con, không khiến con có tâm lý sợ hãi, mệt mỏi khi vào lớp 1. Phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, rèn luyện sẻ chia với con mỗi ngày và giúp con hoàn thiện một số kỹ năng tự lập cơ bản sẽ là hành trang để bé tự tin hơn khi vào lớp 1.
Sở Giáo dục cấm trường tư thục thi tuyển vào lớp 10 là làm khó cơ sở, phụ huynh
Theo thầy Tưởng Nguyên Sự, việc Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh không cho các trường ngoài công lập tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 là gây khó cho các trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về việc tuyển sinh vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông ngoài công lập (tư thục) năm học 2021 - 2022.
Theo đó, Sở này yêu cầu các trường ngoài công lập phải nghiêm túc thực hiện các phương thức xét tuyển, không tổ chức thi tuyển hoặc kiểm tra trình độ dưới bất cứ hình thức nào.
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các trường ngoài công lập tuyệt đối không nhận thêm học sinh mới sau đợt 2 (trước ngày 30/9). Riêng trường hợp chuyển trường thì thực hiện theo quy định hiện hành.
Tuyệt đối không nhận học sinh không đủ điều kiện xét tuyển, hoặc hồ sơ không hợp lệ.
Nhà trường phải chịu trách nhiệm về điều kiện xét tuyển, hồ sơ hợp lệ của học sinh trước Sở, phụ huynh học sinh.
Học sinh trường Đào Duy Anh trong giờ học (ảnh: nhà trường cung cấp)
Nói về quy định này của Sở, một cán bộ của Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục nói rằng, các quy định về tuyển sinh ở trường ngoài công lập này đã có từ rất lâu tại Thành phố Hồ Chí Minh, mà không phải chỉ mới ban hành trong mùa tuyển sinh sắp tới.
Theo thầy Tưởng Nguyên Sự - Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Ngô Thời Nhiệm (quận 9), việc Sở không cho phép tổ chức thi tuyển, kiểm tra đầu vào với tuyển sinh lớp 10 là gây khó cho những trường ngoài công lập có lượng hồ sơ nộp vào đông.
Do số lượng học sinh nhận vào chỉ là mức độ nhất định, không cho tổ chức thi hay kiểm tra đầu vào, thì làm sao biết được năng lực thực tế của học sinh mà nhận hay không?
Tuyển sinh lớp 10 đâu phải phổ cập giáo dục đâu, mà bắt buộc học sinh nào cũng phải nhận được.
Nên hiện nay, có một số trường ngoài công lập tuyển sinh lớp 10 bằng cách thực hiện bài kiểm tra đánh giá đầu vào năng lực của học sinh, còn một số trường khác thì xét tuyển bằng học bạ qua chất lượng đánh giá học tập của học sinh trong những năm học trước.
Còn thầy Trần Minh - Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Đào Duy Anh (quận Tân Phú) thì nói: Những trường ngoài công lập có tổ chức thi tuyển, kiểm tra đầu vào lớp 10 là do họ muốn chọn học sinh có chất lượng tốt ngay từ khi vào.
Thế nhưng, Sở cũng không nên để hẳn câu không được thi tuyển, xét tuyển đầu vào lớp 10 ở các trường ngoài công lập vào văn bản, mà nên để cho các trường thoải mái tự lựa chọn, có thể tổ chức thi tuyển, kiểm tra đầu vào hoặc là xét tuyển.
Việc này có thể tùy thuộc vào điều kiện, năng lực thực tế của trường mình, chứ không cần cố định một phương thức nào.
Là người đứng đầu Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm, thầy Nguyễn Minh Hoàng nói: Quy định này đã có từ nhiều năm nay ở thành phố.
Hiện các trường ngoài công lập ở thành phố nhiều, cạnh tranh cao, rất cần học sinh, nên hiện cũng không có trường nào tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, còn lớp 6 thì phải đảm bảo phổ cập giáo dục trung học cơ sở, lớp 10 thì tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thầy Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ: Hoàn toàn không có chuyện tự chủ hoàn toàn trong việc tuyển sinh ở bậc phổ thông, mà chuyện này chỉ xảy ra ở bậc đại học.
Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về tình hình dạy thêm, học thêm? Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa có văn bản gửi HĐND, UBND TP HCM về trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri trước và sau kỳ họp thứ 23, HĐND TP khóa IX, trong đó có vấn đề dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Theo Sở GD-ĐT TP HCM, thời gian qua, sở luôn quan...