Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam bật mí 21 điều mà phụ huynh nào cũng muốn giáo viên biết, có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng ít ai cũng làm được
“Khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường chính là lúc trẻ em cần phải “nhặt” vào tiềm thức của mình những ấn tượng tốt đẹp nhất của đời người.
Xin giáo viên hãy đối xử bình đẳng, hãy khuyến khích con tôi được chơi, được nghe nhạc, đọc sách”.
Giáo viên và phụ huynh là một trong những người có tác động rất lớn đến quãng thời gian đi học của con trẻ. Giáo viên truyền dạy kiến thức cho học sinh trên trường còn cha mẹ chịu trách nhiệm quản việc tự học ở nhà, lo chăm sóc con. Hai vị trí khác nhau nhưng nhìn chung cha mẹ và phụ huynh cần rất nhiều sự thấu hiểu, sát cánh cùng nhau để cùng hiểu hơn tâm lý con trẻ, tìm ra phương án dạy dỗ phù hợp.
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, chị Phan Hồ Điệp đã có bài chia sẻ về những điều khó nói mà phụ huynh nào cũng muốn giáo viên biết, đọc dòng nào lại càng thấm dòng đó. Nguyên văn bài đăng của chị như sau:
Chị Phan Hồ Điệp từ lâu đã nổi tiếng trong giới phụ huynh khi là người đứng đằng sau sự thành công của con trai, thần đồng Đỗ Nhật Nam.
1. Cuộc sống gia đình thực sự bận rộn. Khoảng thời gian buổi tối không dài. Chúng tôi cần cân bằng giữa nấu ăn, trò chuyện, chơi thể thao, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, làm việc sếp giao… Vì thế, nếu có những yêu cầu mua sắm dụng cụ để phục vụ cho việc học của con, mong thầy cô hãy thông báo sớm.
2. Chúng tôi là bố mẹ, chúng tôi không phải giáo viên. Vì thế xin đừng giao những bài tập về nhà quá phức tạp với trình độ chung. Những bài tập mà có khi chỉ có thể giải khi nhìn vào đáp án.
3. Xin thầy cô nếu có bài về nhà hãy cho từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Em nào làm bài nhanh, hứng thú sẽ chọn số lượng bài tối đa còn không thì mức tối thiểu. Như vậy cũng đủ để các con hiểu về nhiệm vụ và quy định.
4. Xin đừng gửi những dòng tin nhắn hoặc lời phê chỉ gồm chê trách, phán xét. Và cũng đừng gửi vào khoảng thời điểm mà hầu hết các gia đình đang ăn cơm. Xin hãy giúp chúng tôi có thời gian dễ chịu bên nhau. Hãy bắt đầu tin nhắn bằng một lời tích cực và sau đó nêu những điểm bé cần khắc phục. Chúng tôi cũng sẽ biết cách để hiểu cho đúng.
5. Trong mắt của người lớn không phải mọi trẻ em đều đáng yêu như nhau. Nhưng xin đừng thể hiện sự mất công bằng trong lớp học. Trẻ em có cảm nhận rất rõ về việc yêu và được yêu.
6. Xin đừng nhận xét về hình thức của con: “ Con ăn mặc gì mà buồn cười thế này/ Sao đầu bù tóc rối thế kia/ Mẹ có tắm cho không mà người hôi rình thế…“. Chúng tôi sẽ rất khó để làm cho con tự tin nếu cô cứ vô tình như vậy.
Video đang HOT
7. Xin hãy nhắc việc đóng học phí bằng thư riêng cho phụ huynh. Đừng đọc trước lớp những bạn chưa đóng tiền. Trẻ em cũng nhạy cảm vì điều đó.
8. Chúng tôi hơi e sợ về “nền giáo dục quả mít” có nghĩa là gai nào cũng nhọn, môn học nào đối với thầy cô phụ trách nó cũng là “quan trọng nhất”. Chính vì thế, khi giao bài về nhà cho các con, xin các thầy cô trong một lớp nên có thảo luận để sẽ giao lượng bài thế nào. Rất nhiều khi, con không thể xoay xở trong một buổi tối bài tập của nhiều môn học cùng lúc.
9. Chúng tôi không phủ nhận việc phạt. Trẻ em cần có nguyên tắc và thưởng phạt. Nhưng xin đừng phạt bằng cách đánh trẻ. Xin đừng nói với chúng tôi là lớp học quá đông và phải dùng những hình thức như thế trẻ mới sợ. Nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn riêng. Khi cô nói như vậy có nghĩa là cô giáo đang thừa nhận mình “thua” trước hành vi của trẻ. Hãy tin rằng, chúng tôi hiểu chiều chuộng quá mức và đánh trẻ cũng có tác hại y như nhau.
10. Chúng tôi thực sự bối rối trước trận đồ của các loại vở, sách, đồ dùng. Nào là vở 5 li, 4 li, bút mực loại nào, chì loại nào… Hãy cố gắng càng đơn giản càng tốt và nên có một quy định thống nhất từ đầu năm.
11. Khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường chính là lúc trẻ em cần phải “nhặt” vào tiềm thức của mình những ấn tượng tốt đẹp nhất của đời người. Xin thầy cô hãy đối xử bình đẳng, hãy khuyến khích con tôi được chơi, được nghe nhạc, đọc sách. Trẻ em sẽ cực kì hạnh phúc nếu nghe thấy điều này: “ Thầy cô có thể làm sai“. Khi con thấy cách thầy cô làm bài khác của mình, con có thể phát biểu để thầy kiểm tra lại. Biết đâu là thầy nhầm và thầy sẽ biết ơn con vì điều đó.
12. Bắt nạt. Chúng tôi rất sợ con bị bắt nạt trong lớp, trường học. Thường thầy cô sẽ là người nhận ra điều này sớm nhất vì thế xin hãy thông báo cho chúng tôi và gợi ý cách để chúng tôi cùng bạn hỗ trợ con.
13. Xin hãy cố gắng có mục tiêu riêng cho từng học sinh trong từng giai đoạn và thông báo về mục tiêu này đến từng phụ huynh. Chúng tôi biết rằng điều này sẽ mất nhiều thời gian của thầy cô nhưng chúng tôi sẽ vô cùng cảm kích. Vì mỗi đứa trẻ là khác nhau. Có những em trong 3 tháng có thể viết được bài văn dài nhưng có những em cũng trong thời gian đó chỉ cần viết được 3 câu liền mạch đã là thành công.
14. Xin hãy báo cho chúng tôi nếu con có những biểu hiện như: Khó chơi với bạn, bị các bạn cô lập… Vì những điều đó rất quan trọng đến sức khỏe tinh thần mà bố mẹ lại rất khó để biết.
15. Xin cô đừng nhận xét tiêu cực về con trước mặt bạn bè, trước mặt các phụ huynh khác. Những tổn thương ấy khó lành.
16. Xin cô hãy dành thời gian để lắng nghe bố mẹ những em được coi là “đặc biệt” ở trong lớp trình bày về vấn đề của em để có thể hiểu em hơn. Cô quản lý một lúc mấy chục học sinh nên có thể cô không hiểu được tường tận những vấn đề mà em đó đã gặp phải từ khi em sinh ra.
17. Có thể có những lúc chúng tôi không tham gia hoạt động này kia của cả lớp không phải vì chúng tôi không thích mà đơn giản vì chúng tôi không có điều kiện. Mong cô hiểu cho điều đó.
18. Xin đừng cho rằng chúng tôi có ý kiến này kia vì chúng tôi không thích trường lớp, có thành kiến với cô giáo. Chúng tôi chỉ mong có môi trường tốt hơn cho các con.
19. Xin đừng cố gắng dỗ dành con bằng giọng trẻ con. Xin cô đừng dạy con thiếu trung thực bằng việc có người dự giờ thì cô nhẹ nhàng hoặc cô chỉ gọi/ chỉ cho các bạn giỏi tham dự. Đừng bắt con học thuộc văn mẫu để cho kì thi. Xin cô đừng gọi con bằng “ Con này/ mày/ thằng kia…“, thực sự rất phản giáo dục.
20. Nụ cười của cô, cái ôm, cái nắm tay của cô là món quà vô giá đối với con tôi. Và chúng tôi biết ơn vì điều đó. Chúng tôi cũng hạnh phúc vô cùng nếu các con về nhà liên tục khoe: “ Cô con thế này, cô con thế kia, cô tốt lắm, cô công bằng lắm, cô hiểu con lắm, cô giải thích cho con mọi điều…“. Và như thế, một cách tự nhiên, cô như là một thành viên của cả gia đình. Và chúng tôi đón nhận điều đó bằng tất cả niềm hân hoan.
21. Tôi không phải là một phụ huynh hoàn hảo. Và thầy cô cũng khó có ai hoàn hảo. Nhưng chúng ta là MỘT ĐỘI. Tôi mong muốn được xây đắp mối quan hệ tốt đẹp nhất có thể. Nhưng chúng tôi không mong muốn dùng vật chất để làm mối quan hệ đó tốt lên. Mong cô hãy giúp chúng tôi thể hiện tình cảm một cách tự nhiên và chân thành. Vì cô thực sự đang ở bên tình yêu lớn của chúng tôi, mỗi ngày.
Theo Helino
Phương pháp giáo dục STEAM: Không học qua những lời nói suông mà qua chính những trải nghiệm và tư duy
Phương pháp STEAM giúp trẻ được học tập thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo, nhờ đó trẻ tiếp thu kiến thức toàn diện hơn.
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục STEAM đang dần trở nên phổ biến hơn. Một số trường học đã áp dụng phương pháp này trong các giờ giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh khi nhắc đến STEAM vẫn còn khá bỡ ngỡ, chưa nghe qua cũng như chưa từng tìm hiểu. Vậy phương pháp này cụ thể là gì, có lợi ích ra sao?
Phương pháp STEAM là gì ?
STEAM là viết tắt của các từ "Science, Technology, Engineering, Art, Math" - "Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học". Phương pháp STEAM có thể hiểu đơn giản là cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nêu trên.
Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế, cho trẻ được trải nghiệm, thực hành ngoài đời sống chứ không chỉ học lý thuyết suông.
Các em học sinh sẽ được làm các thí nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn thường xuyên để có thể thảo luận, tự rút ra kết luận, cũng như ghi nhớ kỹ lưỡng hơn về môn học. Chẳng hạn như nếu học về tại sao nước suối lại trong, các em sẽ được tận tay thử lọc nước chứa các tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như sỏi, đá, cát. Qua đó, các em có thể rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần trong nước.
Đối với phương pháp STEAM, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ học sinh về học tập. Điều này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em học sinh thật sự tương tác với môn học vì yêu thích, đồng thời kích thích các em có đầu óc tìm tòi.
Có thể nói, giáo dục STEAM giúp phá đi bức tường chắn giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra cho xã hội những con người làm việc sáng tạo, tư duy tìm tòi thật sự.
Trẻ học STEAM sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn
2. Vì sao giáo dục STEAM quan trọng?
Phương pháp giáo dục STEAM không chỉ mang lại sự phát triển cho toàn xã hội mà còn giúp những đứa trẻ của chúng ta có tương lai tươi sáng hơn. Theo các báo cáo gần đây, tỷ lệ việc làm các ngành thuộc lĩnh vực giáo dục STEAM sẽ tăng mạnh trong các năm sắp tới.
Ở các nước phát triển như Mỹ, các công việc liên quan đến khoa học và kỹ thuật kiếm được thu nhập gấp đôi thu nhập trung bình của các công việc khác.
Nhiều báo cáo cũng ghi nhận, trẻ nhỏ được tiếp xúc với phương pháp giáo dục STEAM thường có tư duy logic, sáng tạo hơn so với những đứa trẻ chỉ biết đến mây trời, chim muông,... qua sách vở.Vậy nên để trẻ có tương lai tươi sáng, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhà trường và các bậc phụ huynh nên cho học sinh, con cái tiếp xúc với STEAM ngay từ bây giờ.
3. Bắt đầu phương pháp STEAM như thế nào?
STEAM nghe thì có vẻ cao siêu nhưng việc áp dụng phương pháp giáo dục này không hề khó khăn chút nào. Bố mẹ có thể giáo dục STEAM cho con ngay tại nhà bằng cách truyền cho trẻ cảm hứng sáng tạo, học hỏi qua việc đặt cho chúng các câu hỏi về sự vật, sự việc hàng ngày.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con xem các chương trình dạy khoa học, cho chúng chơi các đồ chơi giúp phát triển trí tuệ. Trong quá trình vừa học, vừa chơi, bố mẹ đóng vai trò người hỗ trợ, đưa ra câu hỏi, đồng thời giải thích cho trẻ các khái niệm liên quan đến công nghệ, khoa học, kỹ thuật... Đồng thời, bố mẹ cũng khuyến khích con đặt ra câu hỏi để kích thích phát triển tư duy, óc sáng tạo hơn.
Theo EducationcLoset/afamily
Phụ huynh phát hoảng vì con phải học thuộc lòng nhiều kiến thức khó Rất nhiều kiến thức, khái niệm trong sách giáo khoa như 'thành tựu quốc phòng', 'bố trí lực lượng', 'cải cách ruộng đất', 'triều đại phong kiến phương Bắc'... khiến học sinh lớp 4 khó khăn khi phải học thuộc lòng. Yêu cầu học sinh học thuộc lòng rất nguy hiểm vì khiến trẻ hình thành thói quen học vẹt, học mà không...