Mẹ Phan Quốc Việt đề nghị trả lại 52 sổ tiết kiệm trị giá hơn 400 tỷ đồng
Bà Trinh cho rằng, số tiền bà cho con trai vay có được là do bà dành dụm khi kinh doanh và vay mượn từ rất nhiều người.
Bị cáo Phan Quốc Việt được dẫn giải đến tòa.
Ngày 16/5, Tòa án nhân dân Cấp cao TP Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, để làm rõ số tiền hơn 400 tỷ đồng trong 52 sổ tiết kiệm đứng tên mẹ ruột bị cáo Phan Quốc Việt (cựu Tổng giám đốc Công ty Việt Á).
Tại tòa, bà Đàm Thị Trinh (mẹ bị cáo Phan Quốc Việt) cho biết, bà có kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm hủy bỏ kê biên 52 sổ tiết kiệm đứng tên mình với tổng số tiền 412 tỷ đồng.
Khoản tiền trên đều do Việt chuyển cho mẹ và vợ mình vào thời điểm cuối năm 2021.
Trình bày trước tòa, bà Trinh khai nhận, trong khoảng thời gian 10 năm từ 2008-2018, bà nhiều lần cho Việt vay tiền để gây dựng công ty. Trong đó, nhiều lần bà cho Phan Quốc Việt vay vàng, đô la, quy đổi ra tổng hơn 400 tỷ đồng. Số tiền này có được từ lúc bà dành dụm khi kinh doanh và vay mượn từ rất nhiều người. Nhiều trường hợp cũng có giấy vay hoặc lập vi bằng. Ngoài ra, bà còn được gia đình cho của hồi môn 1.000 cây vàng và sau đó bà lấy ra cho Phan Quốc Việt vay.
Đến tháng 10/2021, Phan Quốc Việt hai lần chuyển cho mẹ mình tổng số tiền 450 tỷ đồng. Bà Trinh đã rút một số tiền ra để trả nợ, còn lại bà mang ra gửi ngân hàng thành 52 sổ tiết kiệm, với tổng số tiền là hơn 400 tỷ đồng.
Luật sư của bà Trinh cũng trình lên Hội đồng xét xử (HĐXX) những tài liệu chứng minh. Sau khi xem xét, HĐXX đánh giá những giấy tờ vay mượn hoặc lập vi bằng được lập từ 1 phía, giá trị pháp lý gần như không có. HĐXX sẽ xem xét đánh giá lại các chứng cứ này.
“Khi cho vay, bà có làm hợp đồng công chứng có xác nhận của cơ quan chức năng không?”, đại diện viện kiểm sát đặt câu hỏi. Bà Trinh trả lời: “Vì mẹ cho con trai vay không nghĩ xảy ra việc như ngày hôm nay nên không làm hợp đồng công chứng”.
Quá trình xét hỏi, HĐXX cũng giải thích: Tòa cấp sơ thẩm xác định số tiền Việt có được và chuyển cho mẹ mình là từ nguồn thu lời bất hợp pháp từ việc kinh doanh kit test nên phải thu hồi.
Bà Trinh tiếp tục trình bày, bà không biết số tiền đó bất hợp pháp hay không mà chỉ biết bà cho con vay và Việt chuyển tiền để trả nợ.
“Tôi không liên quan đến hành vi phạm tội của Việt nên đề nghị hủy kê biên 52 số tiết kiệm. Tôi mong được trả lại số tiền này để trả nợ, 2 vợ chồng tôi đều đã già, không làm ăn được gì”, bà Trinh nói.
Tại tòa, vợ của Phan Quốc Việt là bà Hồ Thị Thanh Thủy cũng kháng cáo đề nghị hủy kê biên 2 sổ tiết kiệm tổng 20 tỷ đứng tên con mình.
Bà Thuỷ cho hay, số tiền trên có được từ việc hai vợ chồng làm ăn kinh doanh để dành mà có được. Tháng 9/2021, Phan Quốc Việt chuyển cho bà 20 tỷ và bà gửi ngân hàng, làm sổ tiết kiệm đứng tên con mình.
Về phần mình, bị cáo Phan Quốc Việt xác nhận lời khai của mẹ mình là đúng. Việt nói đã chuyển khoản cho mẹ tổng số tiền 450 tỷ đồng là để trả nợ.
Trả lời HĐXX về nguồn tiền dùng để trả nợ, Việt trình bày có được từ nhiều nguồn thu khác nhau như: bán các trang thiết bị y tế, thiết bị xét nghiệm, trong đó nguồn thu lớn từ việc bán kit test.
“Vì sao vay từ năm 2008 mà đến năm 2021 bị cáo mới trả”, HĐXX đặt câu hỏi. Lúc này, bị cáo Việt trình bày: “Bị cáo chưa trả vì nguồn tiền nằm hết trong các dự án. Năm 2021 khi có nguồn thu từ kinh doanh kit test thì mới có tiền trả”.
Việt khai bản thân không nhớ tổng số tiền từ các nguồn thu khác là bao nhiêu nhưng ước chừng lên đến nghìn tỷ.
Nói về nguồn tiền của 2 sổ tiết kiệm đứng tên con, Việt khai, số tiền này là tổng các nguồn thu nhập khác của bị cáo, không phải tiền kinh doanh kit test trong dịch COVID.
Lời khai khó tin về việc nhận hối lộ 27 tỉ đồng trong 'đại án' Việt Á
Ngày 4.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 38 bị cáo trong vụ án liên quan Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và một số bộ, ngành, địa phương.
Nhận hối lộ 27 tỉ đồng nhưng "nghĩ là không vi phạm"
Theo cáo buộc, để thuận lợi trong việc cấp phép và phân phối kit test, bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã chi hơn 106 tỉ đồng để hối lộ cho các quan chức. Trong số này, bị cáo Việt chi cho bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương, 27 tỉ đồng. Nhận tiền, bị cáo Tuyến đưa cho bị cáo Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, 600 triệu đồng và 50.000 USD; đưa cho bị cáo Phạm Mạnh Cường, cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương, 7 tỉ đồng...
Các bị cáo trong đại án kit test Việt Á. Ảnh TRẦN PHAN
Khai tại tòa, bị cáo Phạm Duy Tuyến trình bày về bối cảnh dịch bệnh cấp bách, do đó Hải Dương đã ứng trước kit test của Công ty Việt Á rồi mới làm hồ sơ hợp thức chỉ định thầu. Bị cáo Tuyến là người trực tiếp ký 4 hợp đồng, với tổng số tiền hơn 147 tỉ đồng. Hội đồng xét xử hỏi quá trình ứng kit test rồi thanh toán, giữa bị cáo Tuyến và phía Công ty Việt Á có thỏa thuận gì không, bị cáo lập tức khẳng định không bàn bạc gì, "chỉ biết làm và làm". Dù vậy, trên thực tế, bị cáo Tuyến đã nhận tới 27 tỉ đồng từ phía Công ty Việt Á.
Xem nhanh 20h ngày 4.1: Lý do Việt Á được ưu ái độc quyền kit test
Nói về lý do nhận tiền, bị cáo Tuyến cho hay sau khi thanh toán đợt đầu, Công ty Việt Á có đề nghị trích lại phần trăm lợi nhuận để chia sẻ với CDC tỉnh Hải Dương và những người có nhiều đóng góp trong phòng chống dịch. Bị cáo thấy việc này chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận, nghĩ là không vi phạm pháp luật nên mới nhận; đến khi bị bắt, bị cáo mới biết là sai.
Bị cáo Phạm Duy Tuyến. Ảnh TRẦN PHAN
Đáng chú ý, bị cáo Tuyến khai có mượn tài khoản của người thân, bạn bè để nhận tiền từ bị cáo Phan Quốc Việt, sau đó mới rút tiền ra. Cho rằng lời khai này mâu thuẫn với chính lời khai trước đó khi nói "nghĩ nhận tiền là không sai", hội đồng xét xử truy vấn bị cáo. Trả lời, cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương thanh minh rằng, nếu chuyển tiền vào tài khoản của CDC tỉnh Hải Dương thì sẽ phải báo cáo chi tiết về số tiền giải ngân, như vậy thì không thể rút được tiền, nên bị cáo mới chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Sau bị cáo Tuyến, bị cáo Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, bước lên bục khai báo để trả lời thẩm vấn. Bị cáo Thăng thừa nhận đã cầm 100.000 USD từ bị cáo Phan Quốc Việt, đồng thời cầm 600 triệu đồng và 50.000 USD từ bị cáo Phạm Duy Tuyến.
Trả lời về việc vì sao Công ty Việt Á lại tham gia chống dịch ở Hải Dương, bị cáo Thăng cho biết thời điểm năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba trên địa bàn tỉnh. Lúc này, bị cáo đang dự đại hội Đảng ở Hà Nội, có gặp bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế. Bị cáo Long nói rằng sẽ cho Công ty Việt Á về Hải Dương hỗ trợ phòng chống dịch.
Bị cáo Thăng trả lời rằng "phải bàn với tập thể", bản thân sau đó có trao đổi với lãnh đạo sở y tế, nhưng không hề tác động hay gây sức ép gì. Vẫn theo bị cáo Thăng, bị cáo Long là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia và là người giỏi chuyên môn, do vậy bị cáo Thăng tin tưởng sự giới thiệu về việc đưa Công ty Việt Á về Hải Dương để chống dịch.
Hé lộ mối quan hệ giữa cựu chuyên viên và bộ trưởng
Cáo trạng của Viện KSND tối cao cho hay, khoảng tháng 3.2020, Công ty Capitaland (công ty thuộc Chính phủ Singapore) có chủ trương mua 1 triệu USD kit test Việt Á để ủng hộ VN, với điều kiện phải có thư cảm ơn của Chính phủ VN hoặc đại diện Chính phủ VN có mặt tại buổi tiếp nhận, nhằm tăng uy tín của công ty tại thị trường VN.
Mong muốn bán được kit test nhưng lại không thể đáp ứng điều kiện Công ty Capitaland đưa ra, bị cáo Phan Quốc Việt đã thỏa thuận chi 40% giá trị hợp đồng cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục VN, và bị cáo Nguyễn Bạch Thùy Linh, cựu Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings, để nhờ 2 người này kết nối giúp. Lý do chi "hoa hồng" cao như vậy là vì bị cáo Việt biết bị cáo Thủy có mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ; bị cáo Thủy có thể tác động để các bộ, ngành hoặc đại diện Chính phủ đáp ứng yêu cầu từ phía công ty nước ngoài.
Tháng 4.2020, Công ty Việt Á ký hợp đồng bán 40.000 kit test cho Công ty Capitaland, giá trị 23,58 tỉ đồng, tương đương 1 triệu USD. Tại buổi lễ trao nhận kit test, lãnh đạo Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN và bị cáo Nguyễn Thanh Long (lúc này là Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế) có mặt, theo đúng yêu cầu của Công ty Capitaland. Thương vụ hoàn tất, bị cáo Thủy và bị cáo Linh được Công ty Việt Á chuyển hơn 8 tỉ đồng đúng như thỏa thuận, trong đó Thủy hưởng lợi 2 tỉ đồng, Linh hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng.
Trả lời tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy thừa nhận phần lớn nội dung cáo trạng truy tố. Bị cáo cho biết từng làm giáo viên một trường trung cấp y tế ở Tuyên Quang, nhiều lần đi tập huấn các chương trình của Bộ Y tế, vì vậy đã làm quen với bị cáo Nguyễn Thanh Long và bị cáo Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của bị cáo Long.
Quá trình kết nối cho thương vụ mua kit test của Công ty Capitaland, bị cáo Thủy có gọi điện cho bị cáo Long để nhờ cậy, thì được cựu bộ trưởng trả lời ngắn gọn rằng tất cả cứ theo quy định, rằng Mặt trận Tổ quốc VN sẽ nhận hàng tài trợ. Bị cáo Long sau đó nhắn cho bị cáo Thủy số điện thoại một Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc VN để liên hệ.
Vẫn theo lời khai của bị cáo Thủy, trước ngày diễn ra lễ trao tặng kit test, bị cáo có gọi điện, nhắn tin cho thư ký của bị cáo Long là bị cáo Nguyễn Huỳnh để hỏi về lịch công tác của bị cáo Long. Sau khi kiểm tra, bị cáo Huỳnh thông báo rằng bị cáo Long sẽ tham dự buổi trao tặng. Diễn biến tiếp theo đúng như nội dung cáo trạng quy kết về việc bị cáo Long trực tiếp đến dự.
Trước đó, trả lời về tình tiết trên, bị cáo Nguyễn Thanh Long thừa nhận có được bị cáo Thủy nhờ vả và tới dự buổi lễ trao tặng kit test. Tuy nhiên, buổi lễ có nhiều đơn vị khác chứ không chỉ riêng Công ty Việt Á. "Thực ra, lúc đó bất kỳ đơn vị nào trao tặng quà chống dịch cho Chính phủ VN, tôi đều có mặt, không riêng cuộc này", bị cáo Long phân trần.
Phong tỏa hàng trăm tỉ đồng của ông chủ Công ty Việt Á
Quá trình xét xử, tòa hỏi bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, có bao nhiêu tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm bị phong tỏa. Sau giây lát suy nghĩ, bị cáo trả lời không nhớ. Tòa cho biết, bị cáo Việt có 3 tài khoản ngân hàng, 55 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 320 tỉ đồng bị phong tỏa. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phong tỏa 52 sổ tiết kiệm của mẹ bị cáo, trị giá hơn 140 tỉ đồng; và 2 sổ tiết kiệm của con bị cáo, trị giá 20 tỉ đồng.
Trả lời về các khoản tiền trên, bị cáo Việt cho hay, một phần tiền trong các sổ tiết kiệm của mẹ mình là do bị cáo trả nợ, bởi quá trình làm ăn kinh doanh bị cáo có vay tiền của mẹ. Trong khi đó, số tiền trong 2 sổ tiết kiệm của con là do bị cáo có được từ nhiều hoạt động khác nhau. Bị cáo Việt đề nghị sử dụng các khoản tiền bị phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án.
Nhằm làm rõ số tiền trong 52 sổ tiết kiệm, tòa triệu tập mẹ của bị cáo Việt. Tuy nhiên, một người có mặt tại phiên tòa cho biết sáng nay 5.1 bà này mới có mặt do nhận được giấy triệu tập muộn.
Nộp thêm 1 tỷ đồng, ông Nguyễn Thanh Long xin giảm nhẹ hình phạt Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo,...