Mẹ Phan Hồ Điệp đã làm gì để giúp Nhật Nam yêu đọc sách ngay từ nhỏ?
Dù được biết đến là cậu bé đam mê đọc sách từ nhỏ, nhưng chị Phan Hồ Điệp thú nhận Nhật Nam cũng có những lúc “giấu sách, không cho mẹ đọc”. Người mẹ này đã làm gì để truyền cảm hứng với sách đến con?
Mới đây, trên Facebook, chị Phan Hồ Điệp, mẹ Nhật Nam – cậu bé nổi tiếng với bảng thành tích “khủng” – đã chia sẻ: “Nếu hỏi mình điều gì được coi là thành công nhất trong quá trình nuôi dạy Nam. Nếu có cái gọi là ‘thành công’, có lẽ mình chỉ nhận mỗi việc là rèn cho Nam thói quen đọc sách, có tình yêu với sách”.
Dù thừa nhận việc duy trì thói quen này không hề đơn giản vì công việc bận rộn nhưng chị Điệp vẫn cố gắng “chậm lại, hít một hơi thật sâu và ngồi xuống đọc sách cho con”.
Nhật Nam cũng giống như nhiều em bé khác, không phải lúc nào cậu bé cũng hứng thú với việc đọc sách. Thậm chí, người mẹ này còn chia sẻ có thời điểm chị vừa cầm sách là con giằng lấy rồi giấu đi, không cho mẹ đọc.
“Khủng hoảng nhất là năm gần ba tuổi, Nam chỉ coi ô tô đồ chơi là ‘chân ái’ cuộc đời, khước từ tất cả sách truyện, hễ mẹ vừa đọc là hét lên thật to để át tiếng mẹ”, chị Điệp tâm sự.
Bận rộn và không phải lúc nào cũng nhận được sự hợp tác của con nhưng người mẹ này chưa bao giờ nản chí mà vẫn nhẫn nại để mong truyền được tình yêu, cảm hứng với sách đến cho con. Điều đã giúp Nhật Nam yêu sách. Không chỉ thích đọc, em còn thử sức với vai trò tác giả.
Với kinh nghiệm của bản thân, chị Phan Hồ Điệp tư vấn nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc vì sao con mình chưa thích đọc sách, các bậc phụ huynh có thể trả lời những câu hỏi dưới đây và đánh dấu xem mình đã thực hiện được điều gì:
1. Bạn có để giá sách gần tầm với của con. Thậm chí còn mở trang đầu của một số cuốn sách rất đẹp khiến con tò mò.
2. Những lúc rảnh rỗi, bạn có đọc sách cho con thay cho dùng điện thoại hoặc xem tivi?
3. Bạn đã có một khoảng thời gian cố định trong thời gian biểu để đọc cho con nghe chưa?
4. Bạn có đọc sách cho con ngay cả khi con không thật sự chú ý?
Video đang HOT
5. Bạn có đọc sách cho con ngay cả khi con đã biết đọc?
6. Bạn có “nghi thức hóa” việc đọc ở nhà của con khiến con cảm thấy đó là một hoạt động hoàn toàn thư giãn?
7. Bạn có trả lời con khi con hỏi: Mẹ thích quà gì? bằng tên một cuốn sách nào đó không?
8. Bạn có dùng các câu chuyện để dạy con về những tình huống khó khăn, ví dụ: ngày đầu con đến trường; con bị bắt nạt; con thấy mình có điểm gì đó khác so với mọi người…?
9. Bạn có mang sách trong túi khi đi du lịch?
10. Bạn đã từng nghĩ ra một số trò chơi để khiến con có hứng thú với việc đọc sách như trò chơi Bingo; đọc sách trong lều ( làm bằng chăn); đọc sách ngoài công viên…?
11. Bạn có giúp bé tự làm ra những cuốn sách bằng chính những bức vẽ của bé?
12. Bạn có đôi khi đóng vai làm khán giả để bé được đọc, kể, diễn lại câu chuyện?
13. Bạn có nói với bé về nội dung những cuốn sách mà bạn sắp đọc cho bé vào những lúc bé vui vẻ, ví dụ như lúc đang tắm, lúc đang đi dạo, đi siêu thị.
14. Bạn có cho phép con được dùng “cách ngớ ngẩn” để đọc sách, ví dụ dùng đèn pin trùm chăn rồi đọc 1 trang?
15. Bạn có nhờ con đọc công thức nấu ăn, các chỉ dẫn trên máy móc, thuốc, biển quảng cáo…?
16. Bạn có hướng dẫn và khuyến khích con viết đánh giá, phản hồi về một cuốn sách?
Để tăng hứng thú và cách nhìn sâu sắc hơn đối với từng cuốn sách, mẹo nhỏ mà chị Điệp đã kiên trì áp dụng đối với Nhật Nam ngay từ khi con mới biết cầm bút vẽ đó là làm sẵn các tấm thẻ có đề: Tên cuốn sách (con có thể vẽ lại trang bìa), Điều gì ở cuốn sách con thích nhất (bé có thể vẽ nếu chưa biết viết).
Tương tự với cách mình từng áp dụng cho con, “Đọc sách cùng Viettel ” chính là chương trình mà chị Phan Hồ Điệp giới thiệu đến các cha mẹ có con trong độ tuổi từ 6-15 để khích lệ tinh thần đọc sách của mỗi bạn nhỏ.
Để tham gia cuộc thi, trẻ sẽ nêu cảm nghĩ về một cuốn sách mình yêu thích và đăng tải lên Facebook cá nhân với Hagstag của chương trình: #docsachcungviettelcongcong, #Viettelcongcong, #ADCBook. Mỗi tháng, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 bài review tốt nhất để trao quà và chọn các bài viết xuất sắc tham dự chung kết chấm giải.
“Giải thưởng lớn nhất mà các bạn nhận được trong cuộc thi này, mình nghĩ, đó chính là một bạn nhỏ thích đọc. Thế là thành công rồi phải không bạn!”, chị Điệp nhắn nhủ.
"Khoác áo mới" cho thư viện trường học
Với mong muốn tạo thói quen đọc sách cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ, nhiều trường tiểu học tại TPHCM đã đổi mới hoạt động thư viện, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất.
Học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Hội (Quận 4) đọc sách trong thư viện mới của trường. Ảnh: NTCC
Hướng đến thư viện thông minh
Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) vừa khánh thành thư viện Intranet và tổ chức tuần lễ đọc sách cho học sinh. Thư viện gồm 1.000 đầu sách đa dạng ở khắp các thể loại, thiết kế theo không gian mở, sinh động. Đặc biệt, thư viện được trang bị 89 máy tính bảng, bảng thông minh để học sinh có trải nghiệm "đọc sách thông minh".
Tại thư viện, học sinh không chỉ được tìm hiểu các đầu sách phù hợp với lứa tuổi, mà còn được trải nghiệm các trò chơi, khám phá kiến thức khoa học... Thư viện được thiết kế mở, không gian đọc sách thoáng mát, được trang trí đẹp, nhiều màu sắc. Học sinh có thể tranh thủ đọc sách trước giờ học, giờ ra chơi hoặc lúc chờ ba mẹ đón; có thể lựa chọn chỗ ngồi, thậm chí ngả lưng vào ghế lười để đọc sách một cách thoải mái nhất.
Theo cô Đỗ Ngọc Chi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường mong muốn nâng cao văn hoá đọc trong cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Đặc biệt khi các thiết bị công nghệ phát triển, nhiều người lựa chọn việc đọc sách online, nhà trường cũng muốn định hướng, giới thiệu cho học sinh lựa chọn sách phù hợp, có kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh một cách hiệu quả, phục vụ cho việc đọc, học tập. Từ thư viện thông minh, nhà trường khuyến khích giáo viên có thể lên tiết dạy học theo chủ đề, chủ điểm, phù hợp hoặc tổ chức một tiết đọc sách ngay trong chính thư viện.
Theo đó, bên cạnh đầu sách phong phú, dữ liệu trên các thiết bị thông minh sẽ được giáo viên lựa chọn cập nhật 2 tuần/lần. Đó là kiến thức được tích hợp theo từng chuyên mục như Lịch sử, Địa lý, Văn học, Kỹ năng sống, Khoa học - Tự nhiên... được giáo viên tìm hiểu, lựa chọn kĩ càng từ nhiều nguồn uy tín. Ngoài ra, dữ liệu cũng được đăng tải trên trang web của nhà trường để phụ huynh học sinh có thể tham khảo, khi có thời gian cùng xem, đọc và cùng học với con em ở nhà.
Ngoài Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước đó nhiều trường tiểu học khác trên địa bàn TP cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới hoạt động của thư viện để xây dựng văn hoá đọc cho học sinh. Đơn cử như Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Quận 4), Trường Tiểu học Lạc Long Quân (Quận 11)...
Học sinh Trường TH Vĩnh Hội (Quận 4) trải nghiệm với thư viện Intranet. Ảnh: Tuấn Anh
Duy trì tiết đọc sách
Đầu năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Vĩnh Hội, Quận 4 cũng khánh thành thư viện với hơn 800 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với thiết kế ưu tiên ánh sáng tự nhiên, thân thiện, các kệ sách đan xen phù hợp với trẻ nhỏ, màu sắc chủ đạo là xanh lá, bố trí nhiều loại ghế khác nhau, thư viện còn được tận dụng không gian bên ngoài để phục vụ tối đa cho học sinh.
Cô Hà Thị Thanh Nam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Hội cho biết: Để xây dựng và khánh thành thư viện xanh, với không gian đọc mở, thân thiện, đầu sách phong phú, nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, tổ chức Tầm nhìn thế giới và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo.
Khi đưa vào sử dụng, trường tổ chức ngày hội đọc sách với nhiều hoạt động ý nghĩa: Đọc sách cùng con, kể chuyện cho trẻ (với học sinh lớp 1); đổi cây xanh lấy sách hoặc đổi sách lấy cây xanh; thiết kế bìa sách mà em yêu thích. Trường cũng có kế hoạch giới thiệu các sách hay cho học sinh, hoạt động nhật kí đọc sách, cảm nhận về sách và vận động các mạnh thường quân để có thêm nhiều đầu sách hay.
Đặc biệt, nhiều năm qua, nhà trường bố trí tiết đọc sách vào thời khoá biểu cho học sinh để tạo thói quen đọc sách. Các em có thể đọc những cuốn sách hay được giáo viên lựa chọn hoặc chọn cuốn sách mình yêu thích trong thư viện để có những cảm nhận, chia sẻ về cuốn sách ấy.
Hào hứng với thư viện mới, em Nguyễn Trần Cát Tường, lớp 2/1, Trường Tiểu học Vĩnh Hội chia sẻ: Con rất thích lên thư viện đọc sách, vì có nhiều sách, mát mẻ, được đọc sách cùng các bạn. Con thích đọc truyện 30 ngày cùng con thám hiểm, Tấm Cám.
Song song với việc đầu tư, đổi mới hoạt động thư viện, những năm qua, nhằm lan toả văn hoá đọc, lan toả tình yêu sách, giúp học sinh có kỹ năng đọc... Sở GD&ĐT TPHCM cũng tổ chức thường niên cuộc thi Lớn lên cùng sách. Cuộc thi được phát động từ cấp trường đến cấp quận và TP với nhiều hoạt động ý nghĩa như Ai đọc sách nhanh hơn, Ai đọc sách nhiều hơn; Thiết kế cuốn sách mini; Trải nghiệm ở đường sách...Theo ban tổ chức cuộc thi, qua đọc sách, học sinh có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn, kiến thức, tư duy, kỹ năng sống; nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã đọc. Dự kiến, cuộc thi Lớn lên cùng sách cấp TP năm học 2020 - 2021 được tổ chức vào tháng 1/2021.
Xây dựng văn hóa đọc sách ở trường nghề Một trong những điểm ấn tượng tại Trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) chính là thư viện của trường. Với không gian rộng, thoáng và ứng dụng mô hình phân loại DDC trong quản lý thư viện đã giúp cho hệ thống thư viện ngày càng hiện đại, quy mô và phong phú nhằm tạo sự...