‘Mẹ ơi, điểm cao với mẹ quan trọng đến thế sao?’
‘Mẹ ơi, điểm cao với mẹ quan trọng đến thế sao? – đây vừa là câu hỏi đồng thời cũng là tâm sự nhói lòng của một người con vì áp lực học tập. Với bạn B.T, vì cố gắng làm theo ý mẹ, có lúc bạn thấy mình như con mồi bị rượt đuổi!
Tôi đang học năm thứ hai (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội), nhưng nhìn lại quãng thời gian chịu áp lực học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường (lớp 1-12), tôi cảm thấy đó là quãng đời đáng sợ nhất của mình.
Áp lực đó phần lớn đến từ phía mẹ. Mẹ không cho tôi tham gia những dịp dã ngoại. Mẹ bảo: “Cứ học đi, sau này chơi cũng chưa muộn”. Lần khác thì mẹ nói: “Cứ học xong cấp 3, đỗ đại học thì muốn gì chẳng được”…
Ngay cả việc tôi muốn học khối gì, thi trường nào, ngành nào cũng nhất mực theo ý mẹ. Hồi đó, chỉ vì tôi không vào được lớp chọn khiến mẹ cảm thấy thất vọng lắm. Mẹ thường thở dài mỗi khi nghĩ đến chuyện học của tôi. Mẹ đánh giá thấp sự cố gắngcủa tôi.
“Có lúc, tôi cảm thấy mình rất đáng thương như con mồi bị rượt đuổi. Tôi cảm thấy thất bại không phải vì kết quả học tập mà là thất bại trước mẹ, không sao làm vừa lòng mẹ được”.
B.T
Mỗi khi đi học về, tôi khoe được điểm 9 hay điểm 10, mẹ thường sẽ chép miệng: “Ôi dào, 9 với 10 bây giờ dễ như ăn cơm ấy mà”.
Lần khác thì mẹ bảo: “Có phải 39 bạn còn lại của lớp con đều được 10 đúng không?” hoặc “tại sao chỉ là 9 mà không phải 10?”.
Tôi cảm thấy dường như với mẹ – không bao giờ là đủ. Nói đúng hơn, mẹ chưa bao giờ hài lòng về kết quả học tậpcủa tôi. Khi đó, một cảm giác tủi thân, hụt hẫng ùa về khiến tôi khép mình lại, ít sẻ chia với mẹ hơn.
Có nhiều lúc tôi thấy bị sốc khi mẹ thường xuyên gọi điện cho thầy cô giáo của tôi để dò hỏi xem: “Cái Thoa nhà tôi xếp thứ mấy trong lớp?”. Có khi mẹ lại gọi điện cho một số bạn trong lớp tôi chỉ để hỏi: “Trên lớp, Thoa nhà bác có thường xuyên phát biểu bài không?”…
Như thành thói quen, tôi vừa về đến nhà, khi chiếc cặp sách còn chưa kịp đặt xuống, mẹ đã hỏi: “Nay con được mấy điểm?”. Khi nhìn thấy mắt tôi cụp xuống, mẹ nói luôn: “Lại điểm thấp phải không? Lại không thuộc bài đúng không? Con với chả cái…”.
Có lẽ, với tôi – khi ấy không gì đáng sợ bằng việc làm mẹ thất vọng, không gì đáng sợ bằng nhìn ánh mắt của mẹ, nghe những lời mẹ chì chiết…
Video đang HOT
Có thời gian tôi đâm ra chán nản. Áp lực bị điểm kém, áp lực mỗi khi mẹ đem tôi ra so sánh với người này người khác, áp lực mỗi khi mẹ không công nhận sự cố gắng của tôi khiến tôi lúc nào cũng xoay vần trong cảm giác chán nản, như người thừa.
Tôi biết kỳ vọng của mẹ vào tôi rất lớn nhưng những áp lực mẹ tạo ra lại khiến tôi thấy quá sức chịu đựng. Gần như lúc nào tôi cũng phải gồng mình lên để học, để phấn đấu cho vừa lòng mẹ. Có lúc tôi thấy hoài nghi vào năng lực thật của mình.
Tôi nói dối nhiều hơn vì không muốn bị mẹ trách phạt. Tôi đi học thêm nhiều hơn để đỡ phải ăn cơm tối cùng mẹ bởi tôi sợ những khi mẹ “lên lớp” tôi, những khi mẹ dằn vặt tôi vì chuyện học. Tôi chạy trốn…
Có lẽ mẹ không bao giờ hiểu nỗi buồn, sự trống trải, cô đơn của tôi khi đối mặt với mẹ. Có lẽ mẹ cũng sẽ không bao giờ biết tôi đã bị tổn thương ra sao khi bạn bè trong lớp gọi mẹ là: “người hùng”.
Người hùng vì mẹ đã yêu thương tôi quá giới hạn, bất chấp ý kiến của tôi, bất chấp thể diện của tôi, sẵn sàng khai thác bạn bè, thầy cô những thông tin về tôi.
Chưa khi nào mẹ hỏi tôi thích gì, thích ngành nào? Thường mẹ sẽ nói: “Con học thêm ở trung tâm này đi, thầy ấy nổi tiếng lắm, mẹ nghiên cứu kỹ lắm rồi”, “con thi ngành này đi con, mốt sẽ dễ xin việc”…
Nhiều lúc tôi tự đặt câu hỏi: Điểm cao với mẹ quan trọng đến thế sao? Lớp chọn, trường chuyên cần thiết đến thế sao? Dẫn đầu lớp với những thành tích còn quan trọng hơn cả sự vui vẻ, hạnh phúc của tôi sao?.
Lúc nào mẹ cũng cho rằng: “Mẹ làm thế là vì con, để con từng ngày phấn đấu. Thế mới nên người được”. Nhưng thực tế, tôi cảm thấy mẹ không tôn trọng ý kiến của tôi. Mỗi khi tôi muốn chia sẻ gì đó, mẹ lại chì chiết: “Học trường của con là top cuối rồi”.
Bao năm tôi sống như một người khác, không được là chính mình. Tại sao các bậc cha mẹ vẫn quen áp đặt con cái dù biết điều đó khiến con không hạnh phúc? Tôi chưa bao giờ được sống thật với bản thân mình và ở ngôi nhà của mình, tôi thấy sợ những áp lực…
Theo tuoitre.vn
Thực hư "trường học như trại lính", ý kiến về phương án thi mới của Hà Nội
Đổi mới tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội, chuyện áp lực học tập tại Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến,... là 2 trong những vấn đề giáo dục tốn nhiều giấy mực của báo chí trong tuần qua... Giữa những thông tin mang tính thời sự, các phương tiện truyền thông vẫn dành ưu ái cho tấm gương học sinh với thành tích đáng ngưỡng mộ.
Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến cơ sở phường 13, quận Tân Bình (nơi em C. thiệt mạng). Ảnh. báo SGGP
Thực hư áp lực học tập tại Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến
Câu chuyện bắt đầu từ thông tin khiến nhiều người bàng hoàng: 1 nam sinh tại Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến tự tử vì áp lực học tập. Nhiều bài báo đã khai thác câu chuyện này, từ đó thông tin về môi trường giáo dục hà khắc, cứng nhắc tại ngôi trường nói trên qua khai thác từ cựu học sinh và phụ huynh. Cách giáo dục này có thể dẫn đến sự phát triển lệch lạc về nhân cách.
Một cựu học sinh chia sẻ với zing.vn: thời gian học ở đây như trong trại lính; các kỳ thi cũng nối đuôi nhau, cứ cách tuần lại có bài kiểm tra đánh giá. "Năm 12, chỉ vì một bài thi thử tốt nghiệp Hóa đạt 9,5 điểm, tôi bị đánh đến sưng cả chân. Những trận đòn ấy để lại vết bầm trên chân và sẹo trong tâm hồn" - chàng trai này kể.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến người trong cuộc thừa nhận, chính nhờ phương pháp giáo dục này, con em họ rèn được tính kỷ luật và thành công khi tiếp tục học cao hơn.
Phóng viên báo SGGP đã trao đổi với ông Lê Trọng Tín, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến và lãnh đạo nhà trường thừa nhận thiếu sót đã không quan tâm, sâu sát biểu hiện tâm lý của từng học sinh. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng thừa nhận phương pháp giáo dục nghiêm khắc của nhà trường, một mặt có thể giúp các em đạt thành tích cao trong học tập, đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của chính các em và gia đình nhưng mặt khác cũng khiến một bộ phận nhỏ học sinh chưa thích nghi được.
Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến hiện đang hoạt động với 4 cơ sở, 6.500 học sinh đang theo học. Riêng cơ sở ở phường 13, quận Tân Bình (nơi em C. thiệt mạng) đang có 2.800 học sinh theo học.
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời về phương án tuyển sinh mới
Đổi mới thi vào 10 Hà Nội: Áp lực hay đổi mới đúng hướng
Công bố từ cuối tuần trước, phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 của Hà Nội (ngoài Văn, Toán, có bài thi tổ hợp gồm ngoại ngữ, 1 môn tự nhiên, 1 môn xã hội) ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận.
Có ý kiến thể hiện lo ngại về phương án thi mới sẽ khiến tăng áp lực học tập của học sinh; sự thay đổi cách dạy học chưa bắt kịp phương án thi mới; nở rộ trong dạy học thêm.
Trước nhiều ý kiến khác nhau, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nhanh chóng tổ chức gặp mặt báo chí, làm rõ nhiều vấn đề xung quanh phương án thi này.
Lý giải của Sở GD&ĐT Hà Nội, phương thức kết hợp cũ đã bộc lộ nhiều hạn chế: học lệch, khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở THCS chưa thật sự khách quan...
Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích tránh học sinh học lệch, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; nâng cao năng lực ngoai ngữ; tiếp cận chương trình, SGK mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới dạy học trong nhà trường, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân... Đây cũng là phương án được thống nhất cao từ hiệu trưởng các trường phổ thông...
Bùi Minh Thắng nhận bằng khen tại tại Lễ biểu dương học sinh - sinh viên xuất sắc của thành phố Hải Phòng năm 2017. (Ảnh: VTCnews)
Những học sinh Việt Nam vươn ra thế giới
Nhiều tấm gương học sinh, sinh viên Việt Nam giành giải thưởng cao cũng như đạt được học bổng nhưng trường đại học nổi tiếng thế giới được chia sẻ tuần qua.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, sau phần tranh tài hấp dẫn tại vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Thực hiện ước mơ lần 6 - năm học 2017-2018 diễn ra ngày 14/4, thí sinh Yamashita Hồng Ân, Trường Phổ thông năng khiếu - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giành vị trí quán quân và nhận suất học bổng chương trình cử nhân tại Đại học Western Sydney (Australia) trị giá tối thiểu 75.000 AUD (tùy theo ngành học mà thí sinh lựa chọn).
Cùng với đó, quán quân còn nhận giải thưởng là học bổng toàn phần 4 chương trình "Thế hệ tiếp nối" tại Trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm và 10 triệu đồng.
Với ước mơ trở thành chuyên gia nghiên cứu giáo dục đặc biệt, Yamashita Hồng Ân mong muốn sẽ có nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỉ vượt qua được những khoảng thời gian khó khăn, có cơ hội hòa nhập và thực hiện ước mơ như bao đứa trẻ khác.
Còn trên VTC News có bài viết về nam sinh Hải Phòng tên Bùi Minh Thắng giành học bổng 12 trường đại học, trong đó, suất học bổng cao nhất trị giá 185.000 USD (tương đương 4,2 tỷ đồng). Sau khi giành học bổng của 12 trường đại học, Bùi Minh Thắng chọn Đại học Providence College để theo học.
Với tài nói tiếng Anh, Thắng từng giành giải Ba môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017, huy chương Bạc môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi vùng Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ năm 2015 và 2016. Điểm IELTS của Thắng đạt 8.5/9.0 và SAT đạt 1450/1600.
Báo Thanh niên viết về chàng sinh viên khuyết tật Trịnh Ngọc Tiến - sinh viên năm cuối của Trường ĐH Phú Yên. Tiến là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em trai. Khi chào đời, Tiến bình thường như mọi đứa trẻ khác. Nhưng sau một lần bị sốt cao, co giật, Tiến liệt cả người. Và cũng từ đó, cuộc sống của Tiến phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình.
Nhờ cả gia đình tiếp sức nên Tiến có nghị lực phi thường để vượt qua tất cả mọi khó khăn; vượt qua 4 năm học đại học với sự đam mê và yêu thích của bản thân. "Phải nói Tiến là một người có nghị lực, lạc quan và luôn nỗ lực để hoàn thành chương trình học tập", Thầy Trần Lăng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên chia sẻ.
Lập Phương (tổng hợp)
Theo giaoducthoidai.vn
Nhiều học sinh cấp 2 thừa nhận từng quan hệ tình dục Trong số 800 học sinh tham gia trả lời phỏng vấn, 39% học sinh THPT và 10% học sinh THCS cho biết đã quan hệ tình dục. Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây công bố kết quả nghiên cứu của ông cùng đồng nghiệp, về tình trạng quan hệ tình dục của học sinh....