Mẹ Mỹ kể về môi trường sống chẳng khác gì “chốn địa đàng” mà người Đức nuôi dạy lên những đứa trẻ tự tin, tự lập
Không nghiêm cấm, để trẻ chấp nhận rủi ro, mạo hiểm… chỉ là một trong số những điều ấn tượng trong cách người Đức dạy con để khích lệ sự tự tin và tự lập ở trẻ từ nhỏ.
Thời sinh viên, tôi đã có một mùa hè du học bên Đức. Tại đây, tôi sống cùng một gia đình Đức ở khu ngoại ô nhỏ của thành phố Munich. Là một cô gái 19 tuổi, tôi thích tụ tập, hẹn hò ở các quán bia địa phương (biergarten) hơn là xung quanh mấy cô cậu nhóc. Tuy vậy, tôi vẫn không thể không ấn tượng vì sự tự lập mà trẻ con ở thị trấn này có được.
Từ điểm nhìn của mình, tôi thấy môi trường nơi đó chẳng khác gì chốn địa đàng: Trẻ em đi bộ hoặc đạp xe (có cả xe đạp 1 bánh nữa – tôi không đùa đâu) tới trường thành từng tốp vui vẻ. Rồi bọn trẻ dành cả buổi chiều chơi đùa trong công viên mà không hề thấy bóng dáng cha mẹ giám sát xung quanh.
Là một đứa trẻ Mỹ sinh ra trong những năm 1990, tôi chỉ có thể hình dung chuyện này giống như những gì mà các thế hệ trước đã làm từ thuở… xa xưa. Đó là cái thời mà trẻ em được thỏa thuê trong không gian được người lớn trao cho để tự chịu trách nhiệm về mình và cha mẹ có thể cảm thấy an tâm khi biết con cái họ được an toàn.
Cha mẹ ở nơi nào trên thế giới cũng thế, bản năng là bảo vệ con mình. Nhưng ở Đức, phụ huynh luôn cố gắng nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn (Ảnh minh họa).
Giờ đây, trong cuốn sách “Achtung Baby: An American Mom on the German Art of Raising Self-Reliant Children” (tạm dịch: Nghệ thuật nuôi con tự tin, tự lập của người Đức), tác giả Sara Zaske cho biết, đây cũng chính là trải nghiệm của cô. Và theo cô, hẳn nhiều phụ huynh rất mong chờ được học cách người Đức dạy con.
“ Nếu chúng ta đề cao hơn giá trị của việc giúp đỡ (con cái chúng ta) đạt được sự tự lập, đó sẽ là cách trưởng thành lành mạnh hơn với trẻ. Và thực sự, đó cũng có thể là cách lành mạnh hơn để có được một mối quan hệ gia đình bền vững“, Zaske chia sẻ với tờ Chicago Tribune.
Điều này không có nghĩa là phương pháp nuôi dạy con tự lập lúc nào cũng dễ dàng. Cha mẹ ở nơi nào trên thế giới cũng thế, bản năng là bảo vệ con mình. Nhưng ở Đức, phụ huynh luôn cố gắng nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn.
“ Khi tôi có vẻ như muốn nói: ‘Ôi trời ơi, làm thế nào anh/chị lại có thể để con mình làm vậy chứ?’, họ đáp lại rằng: ‘Tôi cũng không thích như vậy. Tôi thực sự không muốn làm việc này. Nhưng tôi buộc phải làm thế vì bọn trẻ cần phải học được cách đi tàu điện ngầm hay cách định hướng khu vực mình sống. Bọn trẻ phải học làm tất cả những thứ này‘”, Zaske chia sẻ.
Tất nhiên, việc đảm bảo sao cho việc trẻ làm phù hợp với độ tuổi luôn được cha mẹ Đức đặc biệt lưu tâm. Chỉ có điều định nghĩa và “phù hợp với độ tuổi” của người Đức hẳn sẽ làm nhiều cha mẹ Mỹ choáng váng.
Ví dụ, ở Đức, không có gì lạ khi trẻ con 5 tuổi dùng diêm. Lính cứu hỏa và các công ty bảo hiểm thậm chí còn tuyên bố ủng hộ các trại hè, nơi trẻ mầm non học nghệ thuật nhóm lên “những ngọn lửa vui vẻ” vốn không gây hại và tương đối an toàn.
Zaske nhớ lại lần con gái nhỏ của cô giải thích về bài tập về nhà: học cách sử dụng diêm: “ Cảm giác hơi bị sốc một chút. Nhưng bạn biết đấy, khi tôi nhìn con làm, tôi nhận ra: ‘Chà, không hề khó khi trẻ nhỏ học dùng diêm’“.
Và sau đây là một số điều ấn tượng khi người Đức dạy con để khích lệ sự tự lập và tự tin ở trẻ:
1. Cha mẹ Đức khuyến khích trẻ đạp xe đi học
Ngay cả những thành phố lớn như Berlin, không hiếm gặp hình ảnh trẻ tiểu học đạp xe đến trường. Việc này không chỉ giúp cải thiện tình trạng giao thông buổi sáng mà theo Zaske, đó còn là bài học vô giá đối với bọn trẻ.
Ngay cả những thành phố lớn như Berlin, không hiếm gặp hình ảnh trẻ tiểu học đạp xe đến trường (Ảnh minh họa).
“ Nếu bạn không để con tự đạp xe đi học hay bất cứ việc gì tương tự, bạn đã đánh mất điều gì đó. Bạn lấy đi của trẻ điều gì đó: chính là cơ hội để tích lũy thật nhiều hãnh diện. Tôi nhìn thấy niềm hãnh diện ấy nơi những đứa con tôi, bất cứ khi nào bọn trẻ làm được việc gì mới mẻ hay chinh phục nhiệm vụ mới, cảm giác đều thật là tuyệt vời. Ý tôi là, hãy nói về thái độ tự tin dành cho bản thân: Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con là dạy chúng làm gì đó rồi để trẻ tự làm“.
Video đang HOT
2. Cha mẹ để trẻ chấp nhận rủi ro, mạo hiểm
Trẻ sẽ không làm gì đó nếu cảm thấy sợ (Ảnh minh họa).
Zaske đã vô cùng sợ hãi khi con gái 3 tuổi của cô bắt đầu leo lên khung chơi leo trèo cao hơn 6m. Nhưng cô đã noi gương các cha mẹ khác và nhanh chóng nhận ra, con gái mình hoàn toàn có thể làm được. “ Tôi nghĩ, phần lớn trẻ con đều có cái “phanh” hãm sợ hãi của mình. Tức là trẻ sẽ không làm gì đó nếu cảm thấy sợ“.
3. Cha mẹ Đức để trẻ sơ sinh ngủ bên ngoài nhà hàng
Cũng giống như nhiều nước Bắc Âu, cha mẹ Đức thường để trẻ sơ sinh ngủ trên xe đẩy ngoài trời (Ảnh minh họa).
Trong khi cha mẹ Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới có thể cảm thấy lo lắng và muốn đòi hỏi các dịch vụ liên quan tới trẻ em khi ăn ở nhà hàng thì cha mẹ Đức thoải mái để trẻ sơ sinh ngủ trong xe đẩy bên ngoài cửa. Còn họ thì ngồi ở vị trí ngay cạnh cửa nhìn thẳng ra xe đẩy của bé, nhưng tất nhiên ở bên trong nhà hàng. Trên thực tế, nhiều nước Bắc Âu cũng có lệ này và rõ ràng, nó chứa đựng những lợi ích sức khỏe đối với bé sơ sinh.
4. Cha mẹ Đức bắt đầu cuộc trò chuyện “Em bé đến từ đâu?” từ rất sớm
Cha mẹ Đức bắt đầu cuộc trò chuyện “Em bé đến từ đâu?” từ rất sớm (Ảnh minh họa).
Theo kinh nghiệm của tôi, người Đức không phải những người thích vòng vo. Đối với câu hỏi “Con từ đâu sinh ra?”, cha mẹ Đức luôn thẳng thắn và chia sẻ trực tiếp kiến thức khi trả lời trẻ nhỏ. Tất nhiên, họ vẫn không quên đảm bảo thông tin đưa ra phải phù hợp với độ tuổi.
Zaske bộc bạch: “ Thực sự tôi thấy việc này hay lắm. Con gái 7 tuổi của cô cũng được học về sinh sản ở người. Đó không phải những thông tin gây choáng ngợp. Nó chỉ như kiểu: ‘Thế này là quan hệ tình dục nhé’. Chỉ vừa đủ thôi và nó mở ra cho các con tôi một đề tài để khám phá, tìm hiểu“.
5. Cha mẹ Đức không ngăn chặn, nghiêm cấm trẻ với mọi thứ
Cũng như với các que diêm, việc trẻ mầm non Đức dùng dao để bổ trái cây, thái rau là chuyện “thường ngày ở huyện”. Zaske lý giải: “ Rủ con nấu ăn cùng bạn và sử dụng các công cụ thật là cách tuyệt vời để giới thiệu con việc bếp núc“.
Trẻ mầm non Đức dùng dao để bổ trái cây, thái rau là chuyện “thường ngày ở huyện” (Ảnh minh họa)
Giống Zaske, tôi rất thường nhìn lại những trải nghiệm của mình ở Đức để chỉ dẫn cho quan điểm nuôi dạy trẻ em Mỹ của mình. Trong khi có một số khác biệt văn hóa khiến việc áp dụng các bí quyết của cha mẹ Đức tại Mỹ trở nên khó khăn thì những thông điệp ẩn chứa đằng sau vẫn rất đáng để tham khảo…
Và tôi nghĩ, mình sẽ không bao giờ cho cậu con trai bé nhỏ của mình dùng dao sắc.
Vài nét về tác giả:
Emily Glover là biên tập viên tin tức cấp cao của trang điện tử Motherly. Cô hiện sống tại Colorado, Hoa Kỳ cùng chồng và các con.
Theo Helino
Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, phụ huynh cũng rất coi trọng việc chuẩn bị cho con vào lớp 1. Cùng tìm hiểu xem họ chuẩn bị và chọn trường cho con như thế nào?
Nhật Bản:
Ở Nhật sau khi hoàn tất các lớp mầm non, phụ huynh sẽ đăng ký cho con vào bậc tiểu học và được phân tuyến về trường gần nhà để đảm bảo trẻ đi học không quá xa. Và một trong những yêu cầu bắt buộc đối với trẻ là phải tự đi học, bố mẹ không cần phải đưa đón mỗi ngày.
Ở Nhật, nền giáo dục luôn khuyến khích trẻ sống tự lập ngay từ những cấp học đầu tiên (Ảnh: businessinsider)
Trước khi nhập học, bố mẹ sẽ dắt con đi bộ đến trường vài lần để nhắc nhở bé một số tình huống có thể xảy ra và cách xử lý cho phù hợp cũng như cho trẻ làm quen với con đường đến trường.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể không được la cà trên đường đi học và về nhà; chỉ đi những tuyến đường cố định, không đi sang những tuyến đường khác; muốn đi chơi phải về nhà cất sách vở và xin phép bố mẹ; giáo viên sau giờ học sẽ kiểm tra các khu vực trong sân trường, lớp học để đảm bảo không có trẻ nào còn sót lại,...
Để chuẩn bị cho con vào lớp 1, bố mẹ ở Nhật còn phải dạy con cách tự lập, ý thức được trách nhiệm của mình. Cụ thể, sáng sớm khi thức dậy bé phải biết tự gấp chăn màn, làm vệ sinh cá nhân, sau đó ăn sáng và soạn đồ dùng học tập để đến lớp. Bé có thể đi cùng bạn bè, vừa đi vừa nói chuyện và ngắm cảnh vật xung quanh một cách vui vẻ, hào hứng.
Mỹ:
Ở Mỹ, học sinh ở lớp mẫu giáo lớn sẽ được "học trước" chương trình. Các em được dạy và học cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (học chữ, viết câu, làm toán) trước khi vào lớp 1. Chương trình lớp 1 là sự nối tiếp chứ không phải là sự lặp lại của lớp mẫu giáo lớn này. Để đạt được những yêu cầu trên, giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo lớn ở Mỹ hoàn toàn tuân thủ theo những quy định của Ủy ban Giáo dục mà bang đó đưa ra.
Tại Mỹ, quá trình chuẩn bị cho bé vào lớp 1 cũng diễn ra không mấy nhẹ nhàng như ở Việt Nam (Ảnh: ecoleflorida)
Khi các bé bước vào giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1, các bậc phụ huynh ở Mỹ phải trải qua quá trình chọn trường để làm hồ sơ nhập học cho con. Tuy nhiên, các bé sẽ được kiểm tra đầu vào để đánh giá năng lực của trẻ. Sau khi có kết quả, giáo viên chủ nhiệm sẽ có buổi gặp riêng với bé và phụ huynh vào ngày đầu năm để đặt ra mục tiêu cho cả năm học dựa trên mong muốn, thực lực của bé và sự theo dõi của bố mẹ.
Trong khoảng thời gian chuẩn bị cho con vào lớp 1, phụ huynh cũng cho các bé học thêm các lớp năng khiếu như ballet, guitar, đàn piano hay các lớp thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, cờ vua,... để bé rèn luyện ngay từ nhỏ. Theo chính sách giáo dục của Mỹ, nếu sau khi kết thúc trung học, bé có năng khiếu về thể thao sẽ được các trường đại học "trải thảm đỏ" cấp học bổng tuyển thẳng vào trường.
Trung Quốc:
Bất chấp những quy định mới, nhiều phụ huynh Trung Quốc vẫn thúc ép con mình - những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non phải đi học thêm để chuẩn bị vào trường tiểu học.
Nhiều trẻ em Trung Quốc có lịch học thêm dày đặc trước khi vào lớp 1 (Ảnh: bigthink)
Những trung tâm học thêm dành cho trẻ em mẫu giáo hiện rất phổ biến ở Trung Quốc, phần lớn thường xuyên chật kín học sinh. Các bậc phụ huynh cho biết, họ đăng ký cho con theo học các lớp này vì họ muốn chuẩn bị cho con cái tốt hơn khi vào lớp 1.
Một số phụ huynh còn cho biết có trường tiểu học yêu cầu học sinh hoàn thành 60 câu hỏi toán học trong vòng có 5 phút. Họ cho rằng nếu không được học thêm ngoài chương trình học ở mẫu giáo, học sinh khó lòng theo kịp chương trình khi vào tiểu học.
CHLB Đức:
Theo quy định của Chính phủ, giáo dục mầm non là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Nếu trẻ có đi học mầm non thì các trường mẫu giáo hay những "kitas" ở Đức cũng không quá chú trọng đến việc học hành.
Trong khi trẻ em Việt Nam phải học đủ thứ để chuẩn bị vào lớp 1 thì trẻ em ở Đức được vui chơi thỏa thích (Ảnh: ytn news)
Thực tế, cả giáo viên và phụ huynh đều không khuyến khích con em mình biết đọc quá sớm. Họ cho rằng bọn trẻ có thể cùng nhau học chữ khi bắt đầu vào lớp 1. Vì thế, trẻ em ở trường mẫu giáo Đức chưa được dạy cách đọc và viết cho đến khi 6 tuổi.
Ở Đức, khi học lớp 1, trẻ em cũng không bị ép học hành quá nặng, học như chơi và chơi như học. Thông thường các trường ở đây luôn dành nửa ngày để dạy học với 2 lần nghỉ ra chơi ngoài trời. Ở lớp, trẻ được bắt đầu học chữ, học con số, được tô màu... và đặc biệt không bị ép phải cầm bút tay phải, viết chữ đứng hay xiên. Ngoài ra, trẻ còn được học và thực hành cách ứng xử với bố mẹ, thầy cô, với người lớn, bạn bè, được rèn luyện lòng tự tin và tác phong dạn dĩ, tập dượt phát biểu, thảo luận, phản biện trước đám đông.
Singarore:
Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.
Trẻ mẫu giáo ở Singapore được dạy cách ghép câu tiếng Anh trong các lớp chuyển tiếp (Ảnh: thanhnien)
Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.
Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.
Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.
Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.
Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.
HOA HẠ (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Huế: Dành trọn đam mê cho ngành Sư phạm Đam mê ngành Sư phạm, em Huỳnh Thị Diễm Hằng đã lựa chọn xét tuyển vào khoa Địa lý Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế và trở thành tân thủ khoa của trường. Để đạt được thành quả đó, cô học trò mồ côi cha đã nỗ lực vượt lên bao khó khăn và luôn tự nhủ phải học thật giỏi để...