Mẹ là giáo viên, cũng vã mồ hôi kèm con học tiếng Việt lớp 1
Đi học chưa được 4 tuần, bé phải phân biệt rất nhiều từ khó mà theo nhiều người, nếu không có phụ huynh kèm, bé sẽ rất khó học được bài.
Cả tháng qua, từ ngày con vào lớp 1, chị Phạm Tuyết, ở Thuận An, Bình Dương có thêm nhiệm vụ học bài cùng con. Chị cho biết, con mới vào lớp 1 được ít tuần nhưng yêu cầu bài học đã rất cao.
Như bé chưa rành mặt chữ, bài đã yêu cầu phân biệt đúng sai, phân biệt ng với ngh, ua với ưu… Chị phải đọc bài, giảng để giúp con hiểu rồi mới chọn, làm được chứ theo chị, con không thể tự làm. Nhiều nội dung chị xác định, chỉ học theo kiểu đọc nhớ, chứ càng giải thích sẽ càng rối.
Từng là giáo viên dạy Văn, chị Tuyết đánh giá môn tiếng Việt khó, yêu cầu cao và nhanh đối với trẻ. Con chị học ở trường một buổi, một buổi ở nhà có mẹ kèm thêm nên cũng nói là tạm ổn.
Nhưng chị băn khoăn, không phải bố mẹ nào cũng kiến thức, chuyên môn để kèm con học. Bố mẹ dễ nổi nóng, la mắng làm con khóc thì học không có cách nào vô, sẽ kéo theo việc bé sợ học.
Bé chưa phân biệt được mặt chữ, nhưng bài đã yêu cầu rất cao
Còn với bé học cả ngày ở trường, nếu giáo viên vẫn giao bài về viết, làm bài tập Tiếng Việt, rồi cả Toán thì đúng là học đến đêm mới xong.
“Các bé không dành thời gian vui chơi, vận động, không đi ngủ sớm thì không tốt cho sức khỏe, sự phát triển của con thế nào”, chị bộc bạch.
Người mẹ cũng bày tỏ quan điểm, chị tưởng đổi mới chương trình là trẻ sẽ được tăng tiết thể dục, âm nhạc, hội họa…. nhưng hóa ra là sách học nhiều hơn, dày hơn, công phu hơn, đắt đỏ hơn. Chị cũng e ngại có thể có tình trạng, các cô tăng tiết để học tiếng Việt, sẽ phải “cắt” đi các hoạt động khác.
Mẹ gào, con khóc
Con vào lớp 1, nhiều phụ huynh cũng kể về tình cảnh, tối tối cha mẹ cùng con vật lộn học chữ, làm bài. Một kịch bản diễn ra tại rất nhiều gia đình là bố mẹ la, con khóc… tất cả mệt mỏi, căng thẳng.
Chị H.Q, có con học tiểu học ở Huế kể, như cuối tuần này, con chị bài tập ngập mặt. Ba môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, 3 loại bài tập.
Video đang HOT
Theo chị Quyên, Toán và Tiếng Anh không quá khó, kiểu vừa học vừa chơi được nhưng tiếng Việt lại rất phức tạp, nhất là phân biệt chữ, nghĩa của các từ. Chưa kể, cô yêu cầu rất máy móc như viết phải đúng mấy dòng ô ly, bé viết bị lệch ô ly là bị cô mắng vốn ngay.
Nhiều gia đình vật vã kèm con học Tiếng Việt lớp 1 (Ảnh minh họa)
Chị Trần Thị Dung, có con học tiểu học ở Q.7, TPHCM chia sẻ, bé trước nhà chị vào lớp 1 cách đây 3 năm, bố mẹ không vất vả, kèm con học như thế này.
Con chị thiếu tập trung, mẹ cũng không có chuyên môn dạy chữ, chỉ một vài con chữ mà hai mẹ con đánh vật hàng giờ đồng hồ. Chị đuối quá, giao con cho chồng thì… chỉ vài tiếng là nghe tiếng bố la con ầm ĩ, chị lại phải vào “giải cứu”.
“Rất mệt mỏi”, chị thở dài và cũng băn khoăn tự hỏi, phải chăng chương trình học “thiết kế” đòi hỏi bố mẹ phải kèm con học? Thực tế nhiều nội dung, yêu cầu trong môn tiếng Việt gần như phải có bố mẹ kèm, hỗ trợ nếu không trẻ không làm được.
Xét về chương trình, hiệu trưởng một trường tiểu học chia sẻ, chương trình mới thoáng hơn chương trình cũ rất nhiều.
Mỗi tuần, có 10 tiết tiếng Việt chính thức, thêm 2 tiết dự phòng, chưa kể buổi 2. Chương trình linh hoạt, không nặng, cũng không đóng khung 1 bài phải dạy mấy tiết.
Theo cô, ở trường mình, học hai buổi nên mọi nội dung học của trẻ được giải quyết ở trường, nhà trường yêu cầu thực hiện đúng quy định không giao bài tập về nhà cho trẻ. Với trẻ lớp 1, cùng lắm chỉ đề nghị phụ huynh đọc lại bài cho con nhớ, con hiểu.
Với tình trạng phụ huynh than về Tiếng Việt lớp 1 khó, theo bà có thể có nhiều lý do như quản lý, chỉ đạo ở từng trường chưa sâu sát; hay do mỗi giáo viên, chương trình mới nhưng các cô không bắt nhịp kịp và cũng có thể do áp lực của từng phụ huynh đối với con
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM thông tin, qua nắm tình hình thực tế đầu năm về thực hiện chương trình lớp 1 mới, họ ghi nhận việc triển khai thực hiện chương trình lớp 1 ở môn Tiếng Việt có những khó khăn nhất định.
Sắp tới, Sở sẽ có hướng dẫn điều chỉnh cụ thể, định hướng rõ ràng hơn để giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện chương trình.
Chương trình lớp 1 nặng: Tại phụ huynh áp lực cho con?
Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Nhà nước cần tập hợp những người có tâm và có tầm về giáo dục để bàn cách, từ đó chỉ nên có một bộ sách chuẩn.
Trước việc nhiều phụ huynh than phiền chương trình lớp 1 đổi mới, đặc biệt là Tiếng Việt nặng khiến học sinh khổ sở, trao đổi trên báo chí, không ít chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý trong ngành cho rằng đó là do người lớn đặt ra áp lực khiến chuyện học hành trở nên nặng nề, học sinh căng thẳng.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thẳng thẳn phản đối ý kiến này, đồng thời khẳng định họ không hề áp lực với con cái.
Chị Mai Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, gia đình chị chỉ cần hết lớp 1 con mình biết đọc, biết viết là đủ, thế nên chị không hề ép buộc con. Mỗi tối con ngồi học, chị hoặc chồng vẫn ngồi cùng con, con có dấu hiệu mỏi tay, mất tập trung là cho nghỉ giải lao, thậm chí thấy cháu kêu mệt thì dẫu chưa hoàn thành bài tập luyện viết chị cũng cho con đi ngủ.
Vậy nhưng chỉ sau hai tuần đến trường, chính cậu con trai của chị lại khóc mếu nhất định không chịu đi học, dù lúc khai giảng cháu rất hào hứng và tự tin, vì ở mẫu giáo cũng đã được dạy nhận mặt chữ và số, thậm chí biết đọc trơn thành thạo.
"Cháu khóc bảo rằng chỉ thích học vần thôi chứ không thích viết, vì mãi hai tuần rồi mà chưa viết đẹp, viết nhanh được. Vợ chồng tôi rất ngạc nhiên khi con phản ứng như vậy. Hỏi ra mới biết, ở trên lớp con cầm bút chưa quen nên viết chậm và xấu, cô giáo lại chỉ cầm tay hướng dẫn con viết duy nhất ngày đầu tiên. Bị tụt lại so với các bạn khiến con thấy tự ti, chán nản.
Chúng tôi kiên nhẫn giải thích với con rằng không cần con viết đẹp, viết nhanh, thậm chí kể chuyện lớp 1 mình bị chê chữ "to như con gà mái" ra sao, bố cháu còn đem cả cuốn sổ mẹ viết ra để chứng minh với con rằng mẹ lớn như vậy mà chữ xấu... hơn con thì cháu mới nguôi ngoai và chịu đến trường", chị Mai Phương kể.
Cũng theo chị Phương, yêu cầu chỉ cần con hết lớp 1 biết đọc, biết viết, cộng trừ các số đơn giản là tâm lý chung của nhiều cha mẹ trong group dành cho phụ huynh của lớp con trai chị, thậm chí có mẹ chia sẻ cùng lắm là cho con... học lại lớp 1 chứ không muốn tạo áp lực cho con phải nhanh chóng biết đọc thông, viết thạo.
Chương trình học lớp 1 đang khiến nhiều học sinh và phụ huynh căng thẳng. Ảnh minh họa: Zing
Chị Thùy Linh (36 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) cũng bị stress khi dạy con học. Chị cho biết, không bắt con phải đọc nhanh, viết đẹp như "con nhà người ta" nhưng rõ ràng chương trình học đang khiến cả học sinh và phụ huynh căng thẳng.
"Đọc sách giáo khoa và sách bài tập của con mà tôi thấy quá phức tạp. Người lớn đọc còn thấy khó rồi không hiểu các con học sẽ thế nào. Mới học 1 tháng mà ngón tay con trai tôi đã xuất hiện vết chai vì viết nhiều mà cầm bút lại không tư thế", chị Linh than thở.
Với kinh nghiệm đứng lớp 60 năm, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, trẻ em đang phải chịu áp lực từ rất sớm, ngay từ khi bước chân vào tiểu học và bởi ở trong một guồng sống tranh đua của xã hội nên trẻ buộc phải chấp nhận.
Khẳng định trẻ không biết chữ trước không phải là cái tội, ông Ninh chỉ ra thực tế khi trẻ biết chữ trước thì thầy cô giáo nhẹ gánh hơn, đỡ phải sửa chữa cho học sinh.
"Ngày xưa, thời ông bà, cha mẹ của các cháu đến trường đều chưa biết gì, cô giáo dạy từng chữ a, b, c... mà cuối cùng vẫn trưởng thành, vẫn có đủ suy nghĩ, quan tâm tới sự tồn tại và quyền lợi của cộng đồng.
Trẻ chịu áp lực sớm như vậy, cha mẹ là người đau trước tiên. Ở đây có chuyện người lớn, cụ thể là những người làm trong ngành giáo dục thiếu tâm lý, chỉ muốn được việc trước mắt", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh bày tỏ quan điểm.
Đã có lời đề nghị Bộ GD-ĐT cần tổ chức ngay các cuộc khảo sát mang tính định tính, định lượng ở lớp học để đánh giá chương trình học để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng không cần thiết.
"Nếu những người quản lý ngành giáo dục có tâm thì tự họ sẽ tập hợp các chuyên gia có tấm lòng, có hiểu biết về giáo dục để thảo luận, đóng góp ý kiến xem đối với trẻ mới chập chững vào lớp 1 thì chương trình giáo dục nên như thế nào? Nên dạy cái gì và dạy ra sao?
Cách làm ấy đầy tình người và phù hợp hơn là chạy theo xử lý tình huống. Từ việc bàn thảo ấy, chỉ nên có một bộ sách giáo dục chuẩn, còn sách tham khảo là chuyện khác.
Sách tham khảo chỉ cần dùng ở bậc cao đẳng và đại học, còn đối với bậc phổ thông, chương trình phải thống nhất toàn quốc để đào tạo ra một công dân chuẩn mực.
Đương nhiên không phải ai cũng như ai vì phẩm chất, khả năng tiếp thu của mỗi cá nhân là khác nhau nhưng chương trình thì phải chuẩn hóa. Cái chuẩn ấy là cái chung, là tính người, chứ không phải cái gì đặc biệt", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nêu vấn đề.
TP.HCM sẽ điều chỉnh việc dạy chương trình lớp 1 mới
Trao đổi trên báo chí, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, qua báo chí phản ánh cũng như đi thực tế, Sở thừa nhận học sinh đang gặp khó trong việc tiếp cận chương trình, nổi cộm là môn Tiếng Việt.
Bởi vậy, trong các cuộc họp gần đây, Sở GD-ĐT TP.HCM luôn yêu cầu các phòng giáo dục, các trường cho giáo viên chủ động thực hiện chương trình theo điều kiện thực tế.
"Giáo viên phải triển khai kế hoạch bài dạy gắn liền với điều kiện cụ thể của lớp, với năng lực, khả năng tiếp thu kiến thức học sinh. Từ đó, giáo viên bố trí thời lượng phù hợp, không vượt quá khả năng của các em, không cần cứng nhắc theo khung chương trình", ông Hiếu thông tin.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị hiệu trưởng các trường phải quan tâm hỗ trợ giáo viên lớp 1, đặc biệt những lớp có số lượng học sinh vượt quá quy định.
Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đối với các lớp có nhiều học sinh, giáo viên phải chia nhóm dạy, chia sẻ và hướng dẫn ba mẹ cách học cùng con.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng mong phụ huynh bình tĩnh, không nên quá sốt ruột. Nhà trường sẽ có giải pháp điều chỉnh thời lượng dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng, không gây quá tải, không nhận xét phê bình áp lực cho học sinh.
"Trong thời gian đầu, trẻ thường gặp khó khăn trong chữ viết và phát âm. Tuy nhiên hết học kỳ I, các em sẽ theo được chương trình", ông Hiếu cho biết.
Ép tiến độ học Tiếng Việt 1, trẻ dễ quên kiến thức TS Vũ Thu Hương cho rằng dạy Tiếng Việt cho trẻ lớp 1 không dễ và cần có biện pháp, tránh gây quá tải cho học sinh. Từ khi chúng ta có giáo dục phổ thông, việc học đánh vần thường gói gọn trong lớp 1. Nghĩa là hết lớp 1, các con phải biết đọc thông viết thạo. Dù chúng ta dạy...