Mẹ gào, con khóc… vì “nhồi” chữ trước lớp 1
“ Sao mày vẫn chưa viết hết một nửa. Ngồi vào, viết ngay, viết hết cho tao. Nhanh lên!”, chị ấn đứa con ngồi xuống ghế. Đứa bé nức nở cúi mặt xuống bàn, không dám òa lên thành tiếng.
Cậu bé hàng xóm nghe tiếng anh khóc, ngó vào ở cửa, hồn nhiên: “Anh Bon ơi, ra trượt patin với em”. Người mẹ đi ra, đẩy vai đứa bé: “Anh Bon đang học, con đi về”. Phía bên trong, tiếng khóc của Bon càng rõ…
Bon chuẩn bị vào lớp 1 tại một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Từ lúc 4 tuổi, Bon đã được bố mẹ cho học chữ bằng cách tự học, tự tô nét ở nhà. Bắt đầu từ 3 tháng nay, Bon theo lớp học chữ do một giáo viên tổ chức bám theo chương trình lớp 1.
Bon được cô giáo chỉnh tư tế ngồi, cách cầm viết và được giao bài để về nhà viết. Trước đây học cho vui, giờ học “thật”, cứ Bon ngồi vào bàn y như rằng trong nhà có “chiến”.
Chị Anh, mẹ Bon từ dỗ dành, chẳng mấy chốc quay sang quát mắng. Nhất là mỗi lúc chị quay lại mà thấy con trai viết chưa xong, chưa hài lòng thì lại tái diễn cảnh mẹ gào, con khóc.
Không những vậy, mỗi lần con ngồi tập viết là vợ chồng chị cũng choảng nhau. Chị nói, anh giỏi ở nhà mà dạy con. Có khi hai cha con xách đồ bơi chuẩn bị đi chị kéo lại, bắt Bon ở nhà “viết cho xong rồi tính”.
Viết chưa xong thì bị nhốt vào nhà vệ sinh
Con 6 tuổi đi học chữ trước tại nhà cô giáo với lịch kín mít trong hai tháng qua, chị Tr.T.Nh., ở Hà Nội thấy khá yên tâm về chữ viết, cách tính nhanh của con nhưng vẫn lo lắng con còn ham chơi.
Chưa vào lớp 1 nhưng có thể nói, bé Nhím đã ở viện đọc thông viết thạo do được bố mẹ cho học chữ từ sớm. Mỗi lần thấy con lơ đãng hay ham chơi không chịu đi học là chị như phát hỏa, lôi đủ đứa trẻ khác, nhất là chị em họ hàng ra để “răn” con.
Hôm nào chị đi làm về mà con làm chưa xong là chị la hét, mắng mỏ luôn cả nhà, Nhím lúc nào cũng trong trạng thái… người có tội. Có lần Nhím bẻ gãy chiếc bút chì loại mới chị Nh. vừa mua, viết lại không xong trang, người mẹ gào lên, cầm áo lôi con xềnh xệch… nhốt vào nhà vệ sinh.
Người mẹ uất ức: “Mẹ đổ bao nhiêu tiền cho mày đi học mà mày chỉ giỏi phá”. Cô con gái khóc toáng lên. Sau đó, chị lại xin lỗi con và tiếp tục bắt con ngồi vào viết cho xong hai trang với lời dỗ dành “Con viết xong, mai mẹ cho đi rạp xem phim”.
Và mỗi lần con viết không xong, viết xấu là chị nổi đóa, lặp lại hành vi nhốt con vào nhà vệ sinh.
Video đang HOT
Giờ học trở thành giờ phạt
Những ngày trước khi bước vào năm học mới, rất nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 lo lắng con mình không tập trung, chữ viết không đẹp… Nhất là khi thấy những bé khác cùng tuổi, hay con bạn bè hàng xóm đã viết đẹp, viết cứng là phụ huynh càng căng thẳng như thể con mình thất bại, thua cuộc đến nơi.
Nhiều phụ huynh dùng phần thưởng quà tặng, đi chơi để “dụ dỗ” con hay có người vừa kèm con vừa… cầm cái roi bên cạnh. Con không tập trung hay viết sai là gõ ngay vào tay. Cứ vậy giờ học của nhiều đứa trẻ trở thành những cuộc trao đổi hoặc trừng phạt từ bố mẹ.
Nhiều đứa trẻ bị bố mẹ “đày đọa” để biết chữ trước khi đi học
Cách phụ huynh áp dụng nhiều nhất để dạy chữ cho con là đưa bạn bè, chị em họ cùng lứa tuổi ra để “làm gương”. Nào là, con nhìn thấy chị Na không, chị Na viết đẹp lắm rồi; anh Tin ngồi vào bàn học rất ngoan…
Lo lắng con mình kém con người, con người hơn con mình trong suy nghĩ của phụ huynh dễ dàng buột ra trong quá trình kèm cặp con.
Nhiều phụ huynh mang niềm tin rằng, chỉ cần biết chữ trước thì con sẽ tự tin khi đến lớp, con sẽ không thua kém bạn bè khi đi học, con sẽ không bị cô “đì” vì không biết chữ… Thế rồi họ làm mọi cách để “nhồi” chữ vào con bất chấp việc mình dẫn dắt con bước vào việc học bằng nước mắt và nỗi sợ hãi.
Học chữ trước tuổi là việc không cần thiết kể cả có những thực tế đang tồn tại như lớp học sĩ số đông, các bạn khác đã biết trước… Học với hình thức ép uổng, phải dùng đến thưởng, dùng đòn roi trên sự yếu đuối của con trẻ lại càng phản khoa học.
Một chuyên gia giáo dục ở TPHCM cảnh báo, bố mẹ đổ nhiều công sức, tiền bạc để con học chữ trước mang kỳ vọng rất lớn và sẽ càng dễ thất vọng. Vì học chữ trước, nhất là học bằng cách ép không phải là nền tảng để con yêu thích việc đến trường cũng như việc học lâu dài mà có thể làm trẻ chủ quan, chán nản, ám ảnh về việc học trước khi đến trường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
"Hiệu ứng năm thứ 3" và tác hại của việc cho con học chữ trước khi vào lớp 1
Nhiều bà mẹ quá vội vàng cho con học chữ sớm trước 6 tuổi dẫn đến việc con gặp phải "hiệu ứng năm thứ 3" với những tác hại khôn lường.
Hiệu ứng năm thứ 3 tiểu học là gì?
Hiệu ứng năm thứ ba ở trường tiểu học là tình trạng trẻ học tốt ở lớp 1 và lớp 2 nhưng khi lên lớp 3 lại có biểu hiện giảm sút, thể lực mệt mỏi.
Lý do chính bắt nguồn từ việc trẻ bắt đầu học sớm các chương trình ở trường mầm non. Vì vậy, sau khi học tiểu học, chúng sẽ phải đối mặt với việc lặp đi lặp lại các bài học giống nhau. Điều này khiến các con dễ dàng bị phân tâm, dần dần hình thành thói quen mất tập trung.
Thực tế, bài học ở lớp ba sẽ có nhiều cái mới, khi mất tập trung trẻ sẽ không theo kịp, dẫn đến kết quả giảm sút. Nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ khiến trẻ ngày càng tuột dốc, học hành thụt lùi so với các bạn.
Hiệu ứng năm thứ ba này bắt nguồn từ sự hiểu lầm của cha mẹ về giáo dục cho trẻ mầm non. Họ vì muốn con có sự thích nghi nhanh cũng như kết quả học tập tốt nên đã dạy chữ, dạy toán cho con ngay từ khi còn tập nói, tập ăn.
Bên cạnh đó, nắm bắt được nhu cầu của cha mẹ, nhiều trường mầm non cũng tiến hành các biện pháp giáo dục sớm, bỏ qua những bước phát triển thiết yếu của một đứa trẻ. Cuối cùng dẫn đến nhiều tác hại khi trẻ đi học tiểu học.
Hãy để con được học đúng lứa tuổi của mình
Thực tế, vấn đề học tập ở giáo dục mầm non chủ yếu là quan sát và thực hành thông qua các trò chơi. Ở giai đoạn này, trẻ em sẽ tích lũy được kinh nghiệm phong phú và học cách xử lý tình huống. Trong khi đó, giáo dục sớm là sự học thuộc với suy luận và tư duy hình ảnh cụ thể, điều chưa thể phát triển đầy đủ ở trẻ mẫu giáo, dẫn đến sự đuối sức khi bắt đầu học lớp 3.
Chính vì vậy, dù cha mẹ mong muốn con cái thông minh, học hành tấn tới thì cũng cần cân nhắc thiệt hơn khi giáo dục sớm cho con. Đừng để sự kỳ vọng biến thành thất vọng cũng như muốn tốt cho con mà lại thành hại con.
Lớp 3 là giai đoạn quan trọng trong phát triển tư duy của trẻ. Nó đồng nghĩa với việc áp lực học tập tăng lên. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào để duy trì việc học tốt cho bé và cải thiện tư duy. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động như chơi nhạc, hội họa, bơi lội để thư giãn đầu óc, nâng cao khả năng tập trung. Từ đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đạt kết quả tốt hơn, vượt qua được hiệu ứng năm thứ 3.
Mặt khác, cha mẹ cũng có thể dùng những biện pháp sau để ngăn chặn "hiệu ứng năm thứ ba":
Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh
Giữ con ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, có thói quen sống và vệ sinh tốt; học cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc, rèn luyện sự tự lập.
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi chọn cách cho con tự do, không học thêm trước khi vào lớp 1
Học đọc, nghe và diễn đạt
Hình thành và nuôi dưỡng sở thích đọc sách của trẻ em thông qua việc kể những câu chuyện, khuyến khích chơi, nói chuyện với bạn bè, những điều thú vị từ những cuốn sách và phim hoạt hình mà chúng đã xem.
Học cách hòa đồng với người khác
Cha mẹ cần hướng dẫn con nhỏ tôn trọng, chăm sóc người lớn tuổi và những người xung quanh, trau dồi một số nghi thức giao tiếp cần thiết. Tôn trọng sự hiểu biết về lao động và kết quả của người khác. Sẵn sàng rủ con chơi ở nhà và cảm nhận hạnh phúc khi có bạn bè.
Hình thành ý thức khám phá
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy để con tìm hiểu khám phá mọi thứ, tạo hứng thú với các hoạt động khoa học, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Từ đó trẻ sẽ tự hình thành các khái niệm sơ bộ về khoa học và toán học.
Cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật, như trang trí, sử dụng tranh ảnh, thủ công mỹ nghệ, đưa con đến rạp hát, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng. Điều này sẽ tạo sự phong phú về đời sống tinh thần, giúp cho trẻ có sự phát triển cân bằng.
Tạo thói quen học tập tốt
Thói quen học tập tốt có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng học tập. Lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với trẻ em từ việc học trò chơi đến việc học trên lớp. Do đó, cha mẹ cần phải giúp trẻ dần dần thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học từ thể chất và tinh thần, mặt khác, cũng cần phải bắt đầu rèn luyện con thói quen học tập.
Theo afamily
Cô giáo rút ruột gan "Ai đánh cắp tuổi thơ của trẻ?" "Xã hội càng phát triển, càng phải học nhiều hơn, học nhiều điều mới hơn, kiến thức rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Quan trọng phải là học điều hữu ích chứ không phải là học sao cho dễ hơn, nhẹ nhàng hơn là ổn." Cô giáo Nguyễn Khánh Ly, giáo viên Văn Trường THPT chuyên ĐH Vinh, Nghệ An chia sẻ rút...