Mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương với những trẻ mồ côi
Thành phố Hà Nội hiện có 5.931 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, nhiều trẻ em mất cha hoặc mẹ, gia cảnh gặp nhiều khó khăn.
Để giúp các em có thêm yêu thương và chia sẻ, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương nhằm gắn kết và lan tỏa lòng nhân ái, cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
3 năm nay, một mình người mẹ trẻ Nguyễn Thị Lan ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gồng gánh nuôi con sau khi chồng qua đời. Con trai lớn 11 tuổi, con gái nhỏ 4 tuổi ngày ngày tự bảo nhau làm việc nhà, giúp mẹ nấu cơm, rửa bát. Công việc của chị Nguyễn Thị Lan không ổn định nên cuộc sống ngày một khó khăn:
“Bây giờ một mình tôi nuôi 2 cháu, tôi đi làm công việc cũng không ổn định. Hội phụ nữ quận Hoàn Kiếm có đề xuất thành phố cho gia đình nhận mẹ đỡ đầu. Được tiếp sức như thế, cuộc sống 3 mẹ con em đỡ vất vả hơn”- chị Lan chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội cùng 3 con đỡ đầu.
Không may mắn được như vậy, bé Nguyễn Phạm Minh Thư, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Mai Động, quận Hoàng Mai mất cả cha lẫn mẹ vì căn bệnh ung thư quái ác. Ông nội già yếu, bà nội đã 2 lần tai biến không thể nuôi cả 2 chị em, nên em trai của Thư phải gửi về quê nhờ bà ngoại. Vậy là, bố mẹ mất rồi, hai chị em cũng phải cách xa.
“Con rất buồn, rất nhớ bố mẹ. Con có mong muốn là được nuôi em, yêu em, ở cạnh em cùng em khôn lớn, con không muốn bỏ rơi em, không muốn em ở xa như bố mẹ”- bé Thư nói.
Đây là 3 trong tổng số 70 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vừa được Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội kết nối với các mẹ đỡ đầu. Không chỉ góp tiền, góp của để nuôi dạy, cho các em được đến trường, các mẹ đỡ đầu còn trở thành điểm tựa tinh thần to lớn, giúp các em có thêm mái nhà mới, những anh chị em mới dù không cùng huyết thống nhưng lại luôn yêu thương, đùm bọc. Đây cũng là lý do khiến bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch HĐQT công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội nhận đỡ đầu cho 3 trẻ mồ côi dịp này.
Video đang HOT
“Cá nhân bạn bè chúng tôi nếu biết chương trình này sớm hơn, nhiều hơn nữa cũng sẵn sàng tham gia. Đây là chương trình rất nhân văn, ý nghĩa, thể hiện được tấm lòng chị em phụ nữ Thủ đô, giữa con người với con người. Đối với những doanh nhân chúng tôi, ngoài làm công tác kinh doanh chúng tôi còn dành một phần thời gian cũng như tài chính thực hiện trở lại với trách nhiệm xã hội”- bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.
70 trẻ em mồ côi được trao quà hỗ trợ.
Khi xây dựng chương trình mẹ đỡ đầu – kết nối yêu thương, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội mong muốn những người mẹ đỡ đầu sẽ luôn quan tâm gần gũi, dõi theo, động viên, chia sẻ với các con, không chỉ 1 năm, 2 năm mà xa hơn hơn nữa, có thể đến khi các con 18 tuổi, trưởng thành, là những con ngoan, trò giỏi, những công dân tốt, sau này lại trở lại giúp dỡ các em có hoàn cảnh khó khăn như mình.
“Với trách nhiệm tổ chức hội chúng tôi đã tiếp tục phát động chương trình đồng hành cùng con của giai đoạn 2022 – 2026 để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, trong gia đình và tràn ngập tình yêu thương, đặc biệt là hỗ trợ các em những vấn đề tâm lý để trẻ em học tập tốt hơn. Nội dung thứ 2 chúng tôi chỉ đạo các cấp hội tiếp tục khai thác các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ thêm các trang thiết bị, các điều kiện để các em có thể có thêm điều kiện học tập tốt hơn. Nội dung thứ 3 tiếp tục đẩy mạnh chương trình mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương, vận động các cán bộ hội viên phụ nữ nhận đỡ đầu các cháu mồ côi để nâng đỡ, động viên khích lệ các cháu nỗ lực vươn lên trong học tập, trở thành con ngoan trò giỏi”- Bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội cho biết.
Những cái ôm rất chặt, những lời hỏi thăm tận tình, bát cháo hay viên thuốc khi các em ốm… hơn tất cả, sự sẻ chia, góp sức của các mẹ đỡ đầu thủ đô giúp trẻ mồ côi có thêm điểm tựa, thêm yêu thương để các em thực hiện ước mơ của mình.
Giáo dục học sinh yêu thương, sẻ chia qua tiểu phẩm, câu chuyện
Bằng những tiểu phẩm, câu chuyện ngoài thực tế các trường mong muốn giáo dục học sinh biết yêu thương, sẻ chia với mọi người.
Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định về giao thông, pháp luật và nội quy trường học.
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn tổ chức hoạt động ngoại khoá, giao lưu giữa các trường khi dịch Covid-19 chưa bùng phát.
Sẻ chia để yêu thương
Thầy Phạm Văn Thuấn, Tổng phụ trách đội - Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết, toàn trường có 440 học sinh, trong đó khoảng 50% các em là người dân tộc thiểu số. Cũng vì điều kiện thiếu thốn nên một số em khó khăn trên hành trình học tập và tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Bên cạnh đó, các em cũng nhút nhát, tự ti hơn. Chính vì vậy, giáo viên trong trường luôn quan tâm, chia sẻ để các em cố gắng vươn lên trong học tập.
Theo thầy Thuấn, để các em tự tin, cởi mở hơn, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá. Bên cạnh việc giúp học sinh hoà đồng, hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn còn giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Cụ thể, nhà trường thường xuyên tổ chức rung chuông vàng, tiếng hát chim sơn cá, bóng đá.... Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động ngoại khoá, câu chuyện thực tế để giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước và mái trường, thầy cô, bạn bè. Đồng thời, có cái nhìn khách quan, đúng đắn về gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán 2022 dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhà trường không tổ chức những hoạt động tập trung đông người. Mặc dù không thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhưng giáo viên vẫn cố gắng lồng ghép, đan xen vào bài học trên lớp.
Thầy Thuấn cho hay, để tránh dịch bệnh lây lan, nhà trường tổ chức cho học sinh chào cờ trong lớp. Bên cạnh đó, chia đôi lớp học và giảng dạy các em theo 2 buổi sáng và chiều.
"Thông qua các bài học trên lớp, theo từng chủ đề, chủ điểm giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi, ứng xử để giáo dục các em về đạo đức, lối sống", thầy Thuấn nói.
Học sinh viếng bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
Em Kiều Thị Hải Yến (lớp 5A, trường Tiểu học Bế Văn Đàn) cho biết, trước khi dịch Covid-19 chưa bùng phát trên diện rộng, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá để học sinh tham gia.
"Trước đây, nhà trường mời các chú công an về tuyên truyền cho chúng em về luật an toàn giao thông. Để chúng em hiểu hơn các chú tổ chức cho chúng em tham gia trả lời câu hỏi, đóng tiểu phẩm. Bên cạnh đó, giáo dục chúng em không được bạo lực học đường, vi phạm pháp luật... Ngoài ra, thầy cô dạy em phải biết yêu thương, sẻ chia với bạn bè và không được kì thị các bạn khuyết tật. Những năm trước em còn cùng các bạn quyên góp quần áo, sách vở... để ủng hộ, giúp đỡ các bạn khó khăn và ảnh hưởng bởi bão lũ", em Hải Yến chia sẻ.
Hỗ trợ, sẻ chia qua lời nói và hành động
Học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn.
Tương tự, cô Nguyễn Trần Thu Trà, giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) chia sẻ, mặc dù là giáo viên bộ môn nhưng thông qua các bài học trên lớp cô thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học sinh về kĩ năng sống, đạo đức lối sống.
Theo cô Thu Trà, lồng ghép vào bài học cô giáo dục học sinh phải biết yêu quý bố mẹ, thầy cô, bạn bè... Bên cạnh đó, phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Đồng thời, cô cũng kể cho học sinh nghe những câu chuyện xúc động, nghị lực vươn lên trong cuộc sống để các em cảm nhận và sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh. Ngoài ra, giáo dục học sinh phải biết cố gắng học tập, vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
"Thông qua các bài dạy trên lớp, mình giáo dục học sinh cách ứng xử với những người lớn tuổi, như: ông bà, cha mẹ, anh chị... và bạn bè, các em nhỏ. Đồng thời, giáo dục các em biết giúp đỡ bạn bè, tuy nhiên không phải hỗ trợ nhau bằng cách cho bạn xem bài, hoặc chép, nhắc bài lẫn nhau. Như vậy không phải là giúp đỡ mà là hại bạn. Ngoài ra, mình giáo dục các em phải biết sẻ chia khó khăn với những hoàn cảnh bất hạnh. Không nhất thiết phải hỗ trợ về vật chất mà có thể động viên tinh thần thông qua lời nói hoặc hành động", cô Thu Trà chia sẻ.
Cũng theo cô Thu Trà, hiện nay dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội tại Đắk Lắk. Mỗi ngày địa phương ghi nhận vài nghìn ca mắc Covid-19. Do đó, cô cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh phải tuân thủ 5K, hạn chế tụ tập và sử dụng đồ dùng, ăn uống chung để tránh dịch bệnh lây lan.
Thông điệp về sống biết yêu thương qua từng bài giảng của cô giáo dạy Văn Cô Phượng chia sẻ quan điểm, yêu thương là vị muối của cuộc đời, là cội rễ của mọi sự hi sinh. Thông qua từng bài giảng, cô luôn muốn truyền thông điệp hãy sống biết yêu thương tới học trò. Cô Phùng Thị Phượng luôn gần gũi, quan tâm tới học sinh để nắm bắt tình hình, từ đó áp dụng phương...