Mê đạp xe thể dục có khiến quý ông bị yếu chuyện ấy?
Một số ý kiến cho rằng, việc ngồi lâu khi đạp xe có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Hỏi: Tôi năm nay 31 tuổi, có tham gia câu lạc bộ xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Đều đặn hàng sáng, tôi thường dành 1 tiếng để đạp xe trước khi đi làm. Tuy nhiên, gần đây lại nghe nhiều bạn bè bảo rằng, đạp xe nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Xin hỏi điều này có đúng không?
(Quốc Thắng, Hà Nội)
BS Trịnh Kiên Cường – Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trả lời:
Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, công việc,… đối với mỗi người là rất ý nghĩa, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng.
BS Trịnh Kiên Cường – Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Đạp xe nhiều có gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hay không là câu hỏi mà nhiều nam giới thắc mắc. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn sự ảnh hưởng của đạp xe đến chất lượng tinh trùng.
Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ngoài ra việc ngồi lâu, tì ép nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tưới máu ở vùng bìu và cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California Mỹ tiến hành trên 4000 người, trong đó 2.774 người đi xe đạp, 539 người bơi lội, 789 người chạy bộ thường xuyên cho thấy, những người đi xe đạp không bị ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản nếu luyện tập điều độ.
Video đang HOT
Một số giả thuyết cho rằng khi đạp xe nhiều, ngồi một chỗ lâu có thể gây tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc đạp xe đạp nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tình dục hay không, nam giới cũng cần lưu ý một số điểm sau khi đạp xe để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Không ngồi trên xe quá lâu, chọn loại yên xe có thiết kế yên ngồi mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu hông.
- Kiểu dáng, kích thước xe phù hợp với cơ thể, tránh để tình trạng xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận sinh dục bị cọ xát, tì ép nhiều.
- Trang phục phù hợp khi đạp xe, không chọn trang phục quá nóng, chật chội, bó sát người.
Tập luyện thể thao đúng cách, an toàn, cường độ thích hợp hầu như không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Một số môn thể thao có tính đối kháng cao như đá bóng, bóng rổ… cần chú ý tránh chấn thương vùng khung chậu.
Tinh dịch có màu và mùi lạ, quý ông có thể mắc bệnh gì?
Khi thấy tinh dịch có màu và mùi bất thường, nam giới rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
BS. Trịnh Kiên Cường - Chuyên Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (Ảnh: BVCC)
Không chủ quan khi tinh dịch có màu, mùi bất thường
Theo BS. Trịnh Kiên Cường - Chuyên Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn. Quá trình hình thành tinh trùng bắt đầu từ những tinh nguyên bào đến tinh bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và cuối cùng là đến tinh trùng.
Để có thể thấy được tinh dịch xuất tinh bình thường, tinh trùng đã trải qua "quãng đường" tương đối dài từ ống sinh tinh đến lưới tinh, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh đến niệu đạo để xuất ra ngoài. Chính vì thế tinh dịch không chỉ bao gồm tinh trùng mà còn có chứa cả dịch của túi tinh, tiền liệt tuyến, dịch vùng niệu đạo.
Bình thường tinh dịch có màu trắng sữa hoặc trắng xám, vàng. Khi xuất tinh, tinh trùng có độ keo, độ quánh, có thể loãng ra sau 20-30 phút. Thể tích ở nam giới khi xuất tinh trung bình 2-5ml/lần và có mùi tanh. Chính vì thế những thay đổi về màu sắc, mùi, thể tích tinh dịch có thể là những triệu chứng gợi ý đến một vài bệnh lý.
Những thay đổi về màu sắc, mùi vị, thể tích tinh dịch có thể là những triệu chứng gợi ý đến một vài bệnh lý (Ảnh: Bridge Clinic)
BS. Cường cho hay: Tinh dịch có màu đỏ hoặc màu xanh, có thể gặp ở một số bệnh lý như: viêm tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, ung thư túi tinh, xuất tinh máu do bất thường các mạch máu vùng niệu đạo,... Còn tinh dịch có mùi hôi có thể gặp trong bệnh viêm tiết niệu, viêm niệu đạo mủ do lậu,... Ngoài ra, thể tích xuất tinh ít (
Nếu thời gian lâu không xuất tinh, tinh dịch có thể có màu vàng. Tuy nhiên nếu tinh dịch có màu vàng và kèm theo các triệu chứng của đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu mủ thì có thể gặp ở các bệnh lý như lậu, chlamydia, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh.
Chính vì vậy, nếu nam giới thấy tinh dịch có màu và mùi lạ nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời. Nhất là trong trường hợp tự nhiên thấy tinh dịch thay đổi về màu sắc, mùi và số lượng.
Làm thế nào để đảm bảo chất lượng "con giống"?
BS. Cường khuyến cáo, trước khi kết hôn hoặc trước khi muốn có con, các cặp vợ chồng nên đi kiểm tra khả năng sinh sản, không chỉ đối với phụ nữ mà cả đàn ông. Thậm chí chúng ta có thể khám, phát hiện sớm những bất thường về hệ thống sinh dục của các bé trai ở độ tuổi mẫu giáo, mầm non qua các hoạt động tương tự như chương trình khám y tế học đường mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã và đang triển khai thường niên.
Khả năng sinh sản của đàn ông được biểu hiện phần lớn qua kết quả tinh dịch đồ. Vì vậy để có chất lượng tinh trùng tốt, nam giới phải có một chế độ tập luyện và ăn uống khoa học.
Về ăn uống, nam giới nên bổ sung các chất sau:
Kẽm: Rất tốt cho tinh trùng. Các thức ăn giàu kẽm bao gồm hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, tôm, cua, đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Folat: có nhiều ở cải bruxen, măng tây, cam, sản phẩm nhiều tinh bột như bánh mì và mì ống.
Vitamin B12: cá và hải sản.
Vitamin C: trái cây, nước ép, kiwi, dâu tây, dưa vàng, cà chua...
Vitamin P: dầu cá hồi, cá thu, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng...
Vitamin E: nghệ tây, hướng dương, đậu nành, bông cải xanh...
Coenzyme Q10: Thịt gia cầm, cá, dầu thực vật...
Omega -3: cá và hải sản.
L-arginine: thịt lợn thăn, thịt gà, các loại đậu và hạt...
Cùng với đó, các quý ông nên kiêng rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, không thức khuya. Các chất kích thích, stress đều ảnh hưởng xấu tới tinh trùng; tập thể dục thể thao phù hợp, tránh gây tổn thương tới tinh hoàn.
Chớ xem thường thiếu máu não cục bộ tạm thời Thiếu máu não cục bộ tạm thời (TMNCBTT) là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Tình trạng này xảy ra tuy chưa gây tổn thương não vĩnh viễn ngay lập tức, nhưng lại là yếu tố dự báo những cơn đột...