Máy… viết báo có thay thế nhà báo?
Trên đường đi làm, tôi nghe mục ‘Thành phố bình minh’ trên chương trình phát thanh giao thông.
Sinh viên báo chí thực hành tác nghiệp áp dụng các công nghệ mới tại Hội báo toàn quốc – ẢNH: PHAN KIỀN
Điều đáng nói, tác giả kịch bản chương trình này không phải là nhà báo bằng xương bằng thịt, mà là trí tuệ nhân tạo (AI).
Đến Viện Đào tạo báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội – nhân văn Hà Nội, bước chân vào lớp báo chí chất lượng cao, tôi nói với sinh viên: “Nghề báo giờ cần những nhà báo giỏi, biết cách sử dụng AI và làm những thứ AI không thể làm”.
Nhiều người nói rằng tương lai của AI có thể không chắc chắn nhưng chắc chắn nó đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tạo ra nội dung báo chí và cách công chúng tiêu thụ thông tin.
Một báo cáo được thực hiện bởi LSE và Google News Initiative về AI trong tin tức cho thấy AI có thể giải phóng cho các nhà báo, giúp họ tạo ra nền tảng báo chí tốt hơn vào thời điểm mà ngành công nghiệp tin tức đang phải vật vã với bài toán kinh tế báo chí cũng như lòng tin và sự quan tâm của công chúng. Đồng thời, AI cũng tỏ ra hữu ích đối với công chúng trong một thế giới quá tải tin tức và thông tin sai lệch.
AI có thể thay thế một phần công việc của nhà báo, mang lại cho nhà báo nhiều quyền lực hơn, nhưng đi kèm với đó là trách nhiệm biên tập và đạo đức đối với thông tin đó.
Theo Francesco Marconi, giáo sư báo chí tại ĐH Columbia – người vừa xuất bản cuốn sách Newsmakers, Artificial Intelligence and the Future of Journalism (tạm dịch: Nhà báo, Trí tuệ nhân tạo và Tương lai của báo chí), trí tuệ nhân tạo không phải thay thế các nhà báo hoặc loại bỏ nghề báo. Marconi tin rằng chỉ có 8 – 12% nhiệm vụ hiện tại của các phóng viên sẽ do máy móc đảm nhận.
Video đang HOT
AI cũng có thể giúp các phóng viên tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc “rã băng” các cuộc phỏng vấn bằng âm thanh và video, nhanh chóng phân tích dữ liệu phức tạp. Sau đó, nhà báo thực hiện công việc thiết yếu của mình là kiểm tra thực tế, phân tích, bối cảnh hóa và thu thập thông tin, những việc mà AI khó có thể thực hiện được.
“Trong một tương lai không xa, những cỗ máy thông minh sẽ tạo ra những bài báo, có lẽ giống hệt như thể loại chúng ta đang đọc bây giờ. Vậy nên các bạn, những nhà báo tương lai, cần phải rất giỏi để tận dụng AI và là trung tâm trong toàn bộ quá trình tạo nên tác phẩm báo chí chất lượng của mình”, tôi chốt lại với các sinh viên.
Sinh viên lo ra trường chậm hơn dự kiến vì Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều sinh viên đi thực tập, thực tế không thể hoàn thành các đề tài được giao. Nếu không hoàn thiện việc thực tập, sinh viên có thể ra trường muộn hơn dự định.
"Thấp thỏm" chờ... bằng tốt nghiệp
Nhiều sinh viên lo lễ tốt nghiệp sẽ không diễn ra đúng theo dự kiến. (ảnh minh họa)
Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hiếu đã hoàn thành xong chương trình Sư phạm Mầm non tại trường Đại học Sài Gòn. Dự kiến, cuối tháng 8, Hiếu sẽ tốt nghiệp nhưng diễn biến dịch Covid-19 đang phức tạp, Hiếu lo lắng trường sẽ hoãn lại việc trao bằng cho sinh viên.
Mỗi buổi sáng, Hiếu đọc thông tin trên báo chí và cầu mong không còn ca nhiễm Covid-19 trên cả nước. Hiếu lo sợ, dịch sẽ khiến việc trao bằng bị ảnh hưởng như đợt nghỉ học hồi đầu năm.
"Trong 4 năm học chưa khi nào em nghỉ Tết nhiều như năm nay. Bình thường chỉ được nghỉ khoảng 10 ngày thì năm nay được nghỉ gần 3 tháng. Lúc đó, em lo lắm, sợ tiếp tục nghỉ học sẽ không kịp hoàn thành những môn học còn thiếu. Như vậy, có thể sẽ phải học thêm vào kỳ 2, thậm chí qua năm và chậm tiến độ ra trường", Hiếu tâm sự.
Hiếu cho biết, khi dịch đợt 1 được khống chế, Hiếu và các bạn rất vui mừng. Trường cũng đã sắp xếp các lớp học thuận tiện để việc học của sinh viên được đẩy nhanh. Nhờ vậy, Hiếu có thể học xong tiến độ như dự kiến ban đầu. Tuy vậy, dịch lại tiếp tục bùng phát trở lại khiến em càng lo lắng hơn.
"Đợi từng ngày để mong nhận bằng tốt nghiệp. Giờ mà không ra trường đúng thời hạn thì tụi em vất vả lắm. Tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt rất cao mà chưa thể đi làm thì gia đình lại cực khổ hơn", Hiếu chia sẻ.
Vừa qua, Hiếu đi nộp hồ sơ thi viên chức nhưng các trường chưa nhận vì thiếu bằng tốt nghiệp. Hiện, nhiều trường đã tổ chức thi và một số trường sẽ tổ chức thi vào cuối tháng 8. Nếu ra trường đúng thời hạn, Hiếu vẫn có cơ hội, nếu ra trường muộn hơn, việc thi viên chức chắc chắn bị ảnh hưởng.
"Nếu năm nay không thi được thì phải đợi đến năm sau. Như vậy rất thiệt thòi cho sinh viên chúng em. Em mong sao dịch sớm được khống chế để em có thể ra trường sớm và không bị ảnh hưởng trong đợt thi viên chức lần này. Nếu phải đợi năm sau thi thì chắc em phải về quê chứ không có kinh phí để ở Sài Gòn", Hiếu chia sẻ thêm.
Đề tài thực tập liên tiếp bị... hoãn
Nhiều đề tài của sinh viên thực tập bị hoãn vì dịch Covid-19.
Cuối tháng 7, Vũ Thị Thùy Dương (sinh viên năm cuối ngành Báo chí, trường Cao đẳng Phát thanh-Truyền hình II) và các bạn được giới thiệu đến thực tập ở nhiều cơ quan truyền thông trên địa bàn TPHCM. Tuy vậy, thời điểm này lại trùng với thời gian dịch trở lại, điều này khiến các đề tài sinh viên thực tập đăng ký làm không thể triển khai.
"Khi đi tác nghiệp lấy thông tin em toàn bị "vỡ đề tài" do không xin được phỏng vấn. Mọi người nói rằng sợ bị lây dịch Covid-19 và thực hiện khoảng cách an toàn nên không cho em đến gần để phỏng vấn. Thời gian thực tập đã qua gần một nửa mà yêu cầu của trường em còn chưa đáp ứng đủ, không biết năm nay em có ra trường được đúng tiến độ không", Dương buồn bã nói.
Không chỉ Dương, nhiều bạn sinh viên thực tập cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Không chỉ sinh viên ngành Báo chí, sinh viên ngành Du lịch còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
"Thời gian dịch Covid-19 trước trường tổ chức học online đã gây khó khăn đến các bạn sinh viên năm cuối như em rồi. Đa số năm cuối chương trình học của em toàn các học phần thực tế, tiến độ học và thực tập đã bị ảnh hưởng rất nhiều.
Sau thời gian dịch Covid-19 lắng xuống, em và các bạn đã hoàn thành chương trình học, thực tập thì em đang tạm ngưng vì dịch Covid-19 bùng phát trở lại", Võ Phạm Minh Châu (sinh viên ngành Du lịch, trường Đại học Nguyễn Tất Thành) cho hay.
"Không chỉ lo lắng về tiến độ học tập và ra trường mà em còn lo lắng đến việc ra trường không có việc làm. Bây giờ em rất khó xin việc, các công ty du lịch đều cắt giảm nhân sự và nhiều công ty trong tình trạng đóng cửa tạm thời", Châu chia sẻ thêm.
Sẽ hỗ trợ sinh viên gặp khó vì thực tập
Cô Nguyễn Thị Mai Thu - Phó trưởng khoa Báo chí và Truyền thông trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II chia sẻ, hiện tại các bạn sinh viên khóa 18 chuyên ngành báo chí đang trong thời gian thực tập cơ sở.
Đây cũng là thời gian dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Các bạn sinh viên sẽ khó khăn trong việc tác nghiệp lấy thông tin cũng như nhiều đề tài sẽ không triển khai được như dự tính ban đầu.
"Hiểu được điều này, chúng tôi cũng cố gắng tạo điều kiện bằng cách mỗi giảng viên hướng dẫn phụ trách từng khu vực sẽ theo sát các bạn sinh viên, bạn nào gặp khó khăn gì sẽ thông báo để được hỗ trợ.
Tùy vào mức độ khó khăn của từng bạn sẽ có cách giải quyết riêng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng các em tới những đề tài gần gũi, dễ khai thác và viết bài để có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tại cơ sở. Đây cũng là điều kiện cuối cùng để các em đủ điều kiện tốt nghiệp", cô Thu khẳng định.
Cô gái khiếm thị với ước mơ trở thành Nhà báo Gia đình khó khăn, một mình lên Hà Nội để đi học, cô gái khiếm thị Hải Anh đã sớm phải tự lập và làm mọi việc trong bóng tối. Em phải cảm nhận mọi vật bằng các giác quan khác của mình nhưng không vì thế mà cô bé ấy từ bỏ ước mơ trở thành một Nhà báo. Bà Nguyễn Thị...