Nâng tầm công tác đào tạo ngành báo chí – truyền thông trong tình hình mới
“Vị thế, thương hiệu của một cơ sở đào tạo báo chí-truyền thông (BC-TT) có uy tín, lịch sử lâu đời nhất nước ta là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực đòi hỏi chúng tôi phải nỗ lực đổi mới toàn diện chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực BC-TT cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế”.
Đó là khẳng định của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Phóng viên (PV): Góp phần vào quá trình xây dựng, phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam 95 năm qua, Viện Báo chí đã có những đóng góp gì, thưa bà?
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng: Viện Báo chí tiền thân là Khoa Báo chí (thành lập tháng 1-1962), tự hào là đơn vị đào tạo báo chí có tuổi đời, tuổi nghề lâu nhất ở nước ta. Đến nay, Viện Báo chí đã đào tạo 39 khóa bậc đại học hệ chính quy, hơn 50 lớp đại học báo chí vừa làm, vừa học với khoảng 15.000 học viên, sinh viên đã tốt nghiệp.
Là cơ sở đào tạo thạc sĩ báo chí và tiến sĩ báo chí đầu tiên trên cả nước, Viện Báo chí đã đào tạo 25 khóa thạc sĩ ngành báo chí (gồm hai chuyên ngành báo chí và quản lý BC-TT), với gần 1.000 học viên tốt nghiệp và đã tuyển sinh, đào tạo khoảng 50 tiến sĩ báo chí. Hiện nay, Viện Báo chí có hệ thống 16 chương trình bồi dưỡng chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý báo chí và nghiệp vụ BC-TT, đã triển khai giảng dạy trên toàn quốc và với một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu BC-TT của viện là hướng đi thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng.
PV: Trong xu thế phát triển BC-TT hiện nay, Viện Báo chí đã tập trung đào tạo những chuyên ngành gì để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực BC-TT cho đất nước?
Video đang HOT
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng: Những năm gần đây, Viện Báo chí đã đổi mới chương trình theo hướng đào tạo báo chí tích hợp đa loại hình, dành 20% thời lượng cho các môn chuyên ngành. Với phương phâm “Lý thuyết cốt lõi, hiện đại; thực hành là điều kiện tiên quyết”, hiện nay, Viện Báo chí tập trung đào tạo 3 ngành: Báo chí (gồm hai chuyên ngành: Báo in; ảnh báo chí), ngành truyền thông đại chúng (gồm hai chuyên ngành: Sản phẩm truyền thông đại chúng; truyền thông đại chúng ứng dụng), ngành truyền thông đa phương tiện (gồm hai chuyên ngành: Sản phẩm truyền thông đa phương tiện; phát triển, ứng dụng truyền thông đa phương tiện).
Chúng tôi chú trọng đổi mới đào tạo chuyên ngành báo in và ảnh báo chí theo hướng đào tạo nền tảng báo chí đa loại hình (báo in, ảnh báo chí, báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử), sau đó dành 20% thời lượng chương trình cho đào tạo chuyên ngành báo in và báo ảnh, tăng cường trong chương trình đào tạo các môn học về sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm BC-TT đa phương tiện, đa màn hình và đa nền tảng đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực báo chí phục vụ nhiệm vụ quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Bên cạnh đó, hai ngành mới của viện mở từ năm 2017 là ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực BC-TT cho chuyển đổi số quốc gia, bao gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Ngày hội tuyển sinh ngành báo chí-truyền thông tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2019. Ảnh: NAM THƯ.
PV: Vậy “sản phẩm đầu ra” của hai ngành đào tạo mới này là gì, thưa PGS?
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng: Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng bao gồm: Chuyên viên sáng tạo nội dung, copywriter, biên kịch, thiết kế; nhà sản xuất sản phẩm truyền thông quảng bá, quảng cáo, gói nhận diện thương hiệu, video âm nhạc, phim, sản phẩm truyền thông số; phụ trách kinh doanh và phát triển các dự án hợp tác, liên kết truyền thông, chuyên viên quản lý hình ảnh, quản trị thương hiệu-danh tiếng, quản trị khủng hoảng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; chuyên viên nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn phát triển các kênh truyền thông đại chúng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Đào tạo truyền thông đa phương tiện của Viện Báo chí hướng tới các vị trí việc làm cụ thể như: Giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, kinh doanh, marketing, đạo diễn, biên kịch, chuyên viên sáng tạo nội dung số, biên tập viên sản phẩm truyền thông đa phương tiện và đa nền tảng; chuyên viên quản trị cổng thông tin điện tử, quản trị website, quản trị trung tâm kỹ thuật, công nghệ ở các cơ quan báo chí đa phương tiện, quản trị các dự án báo chí truyền thông dữ liệu, trung tâm đổi mới sáng tạo.
Với nội dung chương trình gồm 4 thành phần chính: Báo chí căn bản, cốt lõi; sáng tạo nội dung số; mỹ thuật số; công nghệ số, các ngành đào tạo của Viện Báo chí đã góp phần đào tạo các nhà báo, nhà truyền thông đảm nhiệm những vị trí công việc mới của hệ thống báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số, góp phần tạo nguồn nhân lực ban đầu cho ngành công nghiệp truyền thông nói riêng và phát triển kinh tế số ở Việt Nam nói chung.
PV: Trong mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học, rất nhiều bạn trẻ có ước mơ thi tuyển và theo học chuyên ngành BC-TT tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Điều đó nói lên sức hút của chuyên ngành đào tạo này tại học viện, song cũng là áp lực đối với những người làm công tác giảng dạy. Vậy, Viện Báo chí sẽ quan tâm những vấn đề gì để góp phần giữ vững, phát huy thương hiệu là “cái nôi” đào tạo uy tín nhất về lĩnh vực BC-TT?
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng: Chúng tôi luôn ý thức sứ mệnh của Viện Báo chí và niềm tự hào được làm việc ở một đơn vị có thương hiệu mạnh, nhiều cơ hội khẳng định và phát triển, nhưng cũng nhận thức rõ thách thức, thậm chí là áp lực cao trong công việc. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng chiến lược và triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại chỗ cùng với việc mở rộng, kết nối để có thể huy động được nguồn lực của ngành BC-TT nói riêng và nguồn lực xã hội nói chung nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cũng như nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Viện có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trẻ, chú trọng xây dựng và bồi dưỡng chuyên gia đầu ngành, với những tiêu chí và sản phẩm khoa học, trong đó yêu cầu cao về chất lượng, sự nghiêm cẩn và thái độ nghiêm túc của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.
Việc thành lập và duy trì hoạt động của hội đồng tư vấn ngành và hội đồng viện cùng với mạng lưới chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng đã góp phần tăng sức mạnh trí tuệ, tầm chiến lược của viện. Để duy trì được thương hiệu thì điều quan trọng nhất là sản phẩm phải bảo đảm chất lượng. Thầy giỏi, nội dung đào tạo tốt, chương trình được cập nhật từ các kết quả nghiên cứu, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp, hiệu quả… là những điều kiện tối cần thiết để có kết quả đào tạo tốt.
Viện Báo chí sẽ tiếp tục tăng cường phát triển các nền tảng thực hành và liên kết thực tế, thực tập cho sinh viên và học viên. Trong năm 2020, viện triển khai phát triển trang thông tin điện tử Truyền thông trẻ để sử dụng như một nền tảng thực hành báo chí sáng tạo và truyền thông đa phương tiện; liên kết với các cơ quan báo chí, chủ động xây dựng và thực hiện các đề án BC-TT cho các thành viên Câu lạc bộ BC-TT CJC cũng như tạo cơ hội rèn nghề cho sinh viên tất cả các lớp, các khóa, các ngành đào tạo.
PV: Trân trọng cảm ơn PGS, TS, Viện trưởng!
Viện Báo chí tư vấn tuyển sinh trực tuyến
Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tư vấn tuyển sinh ngành Báo chí - Truyền thông, thông qua livestream trực tuyến.
Từ 17h đến 20h ngày 11/6, Viện Báo chí (thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ tổ chức chương trình "Openday Viện Báo chí" với mục đích tư vấn tuyển sinh ngành Báo chí - Truyền thông.
Chương trình được livestream trực tuyến qua các fanpage Facebook của Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, fanpage các báo VietnamPlus, Gia Đình Mới và fanpage của IGV group.
Buổi livestream trực tuyến được thực hiện ngay tại phòng trường quay cho sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tại chương trình PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, sẽ giải đáp những thắc mắc cho các học sinh, sinh viên đam mê ngành Báo chí - Truyền thông. Việc tuyển sinh vào các khoa Báo chí và Truyền thông của Viện cũng sẽ được giải đáp.
Bên cạnh Viện trưởng Viện Báo chí, giảng viên của Viện, các khách mời có chuyên môn, kinh nghiệm cũng sẽ đồng hành suốt chương trình để chia sẻ, đưa ra những lời khuyên cho các học sinh, sinh viên có đam mê theo học ngành Báo chí - Truyền thông.
Nhà báo Trần Trọng An (Phó tổng biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới), nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật (Phó tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus), nhà báo Nguyễn Đăng Bền (CEO, người sáng lập IGV group) tham dự chương trình với tư cách là khách mời.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16/1/1962 trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Đại học Nhân dân.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, Học viện đào tạo chuyên ngành báo chí, tuyên truyền và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Tháng 1/2019, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chính thức trở thành Viện Báo chí.
MC trường Báo chí xinh xắn, tài năng từng stress đến mức đổ bệnh để theo đuổi đam mê Không chỉ là gương mặt MC trẻ đầy tiềm năng trên các kênh truyền hình VTV, Thùy Linh còn gây ấn tượng khi thử sức ở một số lĩnh vực như lồng tiếng, diễn xuất,... Nguyễn Thùy Linh (SN 1997, tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền) là một trong những gương mặt MC trẻ được nhiều người chú ý. Thùy...