Máy tính tiết kiệm không gian cho doanh nghiệp
HP ProOne 400 G có thiết kế tinh giản với toàn bộ trung tâm xử lý được tích hợp vào màn hình, đáp ứng tiêu chuẩn VESA có thể gắn hẳn vào tường.
HP ProOne 400 G1 All-in-One thiết kế tinh giản và khoa học với toàn bộ trung tâm xử lý được tích hợp vào màn hình. Thiết kế của máy tuân theo chuẩn VESA giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn gắn hẳn vào tường với một giá quay hoặc đặt trên một giá đứng tương tự giá vẽ.
Máy có một dây cáp nguồn duy nhất, tối giản chi tiết và nổi bật nhờ tính thẩm mỹ cao, đem lại sự thoáng đãng, thanh lịch và hiện đại cho văn phòng làm việc. Dù kích thước màn hình lớn, máy vẫn có thể bố trí gọn và phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Sản phẩm co 2 phiên ban vơi man hinh cam ưng 21,5 inch va man hinh không cam ưng 19,5 inch.
Thiết kế của HP ProOne 400 G1 AiO thích hợp với nhiều lựa chọn bố trí.
Không chỉ là giải pháp tiết kiệm không gian, máy còn đươc các doanh nghiệp lựa chọn bởi câu hinh manh mẽ và tính bảo mật cao, giúp giải quyết các tác vụ, đáp ứng yêu cầu công việc.
Máy được trang bị bộ vi xử lý Haswell thế hệ thứ 4 nhiều cải tiến của Intel giúp máy vận hành ổn định, hiệu suất cao, chip Intel Core i3-4130T 2,9G 3M, chipset H81 Express, RAM 4 GB DDR3 1.600MHz cho phep nâng câp lên tơi 16GB, ô cưng 500 GB 7200 RPM 3.5, ô Slim SuperMulti ODD vơi phiên ban man hinh thương.
Riêng vơi phiên ban man hinh cam ưng, may sư dung chip Intel Core i3-4150T 3,G 3M, ô cưng 1TB 7200 RPM 3.5 cho phep xư ly moi tac vu va nhưng chương trinh đoi hoi câu hinh cao giup hô trơ tôi đa công viêc cho ngươi sư dung. Máy cài sẵn hệ điều hành Windows 8.1 ban quyên mới nhất của Microsoft, hệ thống âm thanh chất lượng cao DTS Sound , webcam và micro dùng để thực hiện các cuộc gọi qua Skype.
Video đang HOT
HP ProOne 400 có hai phiên bản: màn hình cảm ứng (trái) và không cảm ứng (phải).
Bên canh câu hinh hô trơ giai quyêt công viêc, model con la dong may đê ban chu trong vân đê bao mât dư liêu vơi cac phần mềm bảo mật cho doanh nghiệp của HP như BIOSphere và Trust Circles. Phần mềm Trust Circles giúp người dùng đặt các tập tin vào một thư mục mã hóa, khi đó những người không được quyền truy cập sẽ không thể xem hoặc chỉnh sửa dữ liệu.
Sử dụng Trust Circles khá đơn giản, người dùng đặt tập tin của mình vào một thư mục được bảo vệ, lựa chọn các thành viên cho “Trust circle” (nhóm được tin cậy) của mình và chỉ các thành viên trong nhóm này mới được xem tập tin. Mỗi “Trust circle” có thể có tối đa 5 người dùng và được quyền tạo ra 5 nhóm.
Công nghệ BIOSphere cho phép các nhà quản trị có thể tạo ra một bản BIOS được chuẩn hóa cho tất cả các máy cùng kết nối mạng nội bộ thay vì phải tùy chỉnh riêng từng máy.
Thông tin sản phẩm và đặt hàng 1800588868.
Máy được tích hợp sẵn công nghệ HP Wireless Hotspot có thể chia sẻ kết nối Internet cho 5 thiết bị khác xung quanh. Ngoài ra, máy còn trang bị thêm tính năng sạc nhanh thông qua một cổng USB gắn bên hông. Với cổng USB này, các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng sẽ được nạp pin nhanh chóng.
Nhiều cổng USB được bố trí ở mặt sau và bên hông biến ProOne 400 AIO thành một trung tâm kết nối. Gia ban tham khao (chưa VAT) cho HP ProOne 400 G1 Aio là 13,5 triệu đồng với phiên bản màn hình thường và 18,9 đồng với màn hình cảm ứng.
Thu Ngân
Theo VNE
Mỹ lo sợ Nga đã đưa vũ khí diệt vệ tinh vào vũ trụ
Các nhà phân tích suy đoán rằng nó có thể được thiết kế để sửa chữa hoặc tấn công các vệ tinh khác.
Lực lượng phòng thủ không gian của Mỹ (NORAD) gần đây đang đặc biệt theo dõi một đối tượng trong không gian của Nga mà các nhà phân tích suy đoán rằng nó có thể được thiết kế để sửa chữa hoặc tấn công các vệ tinh khác.
Vật thể này đang trôi nổi trong quỹ đạo thấp. Ban đầu, NORAD đã nhầm tưởng rằng nó là một mảnh rác vũ trụ trôi nổi trong không gian. Tuy nhiên đến tháng 5/2014, chính phủ Nga thông báo với Liên Hợp Quốc về việc đã thực hiện một vụ phóng 4 vệ tinh vào quỹ đạo thay vì 3 như kế hoạch trước đó vào Giáng sinh năm ngoái.
Ảnh minh họa. Nguồn Business Insider.
Điều này đã khiến NORAD dường như tìm thấy được câu trả lời cho nguồn gốc của vật thể bí ẩn đang tiến tới các tài sản khác của Nga trong vũ trụ mà họ theo dõi lâu nay trước khi khả năng thực sự của nó được tiết lộ.
"Nó có thể có một số chức năng, cả dân sự và quân sự", chuyên gia an ninh không gian Patricia Lewis nói với tờ Financial Times.
Theo chuyên gia Lewis, một trong những ứng dụng quân sự của vật thể này có thể là khả năng "tấn công các vệ tinh khác". Trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, nó có thể là một lợi thế.
Trong khi đó, năm 2012, Reuters dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng tình báo Mỹ đã thừa nhận về những "lỗ hổng ngày càng tăng của vệ tinh cung cấp thông tin liên lạc quân sự, cảnh báo về các vụ phóng tên lửa của đối phương và cung cấp tọa độ chính xác của mục tiêu của Mỹ".
Tiêu diệt các vệ tinh của đối phương là khả năng mà Mỹ và Liên Xô đã từng tìm kiếm và thử nghiệm từ những năm 1980, nhưng chưa ai làm được điều đó cho đến khi thấy Trung Quốc bắt đầu làm được.
Năm 2007, Trung Quốc thử nghiệm phá hủy một trong những vệ tinh của mình, vệ tinh thời tiết đã lão hóa ngay trong không gian bằng thiết bị chống vệ tinh gắn trên một tên lửa đạn đạo. Kết quả của hành động này đã làm tăng số lượng các mảnh vỡ (được gọi là rác vũ trụ) trong không gian. Mặt trái của điều này là làm tăng mối nguy hiểm cho các vệ tinh khác.
Sau đó, Mỹ cũng đã tiến hành phá hủy một vệ tinh gián điệp của mình trong không gian bằng cách bắn tên lửa vào nó. Vào thời điểm đó, Lầu Năm Góc xác định rằng các mảnh vỡ của vụ nổ sẽ cháy thành tro bụi khi nó tái nhập khí quyển Trái Đất.
Tuy nhiên, Nga không có ý định phá hủy vệ tinh theo cách của Trung Quốc và Mỹ. Theo các chuyên gia, họ đã phát triển một thí nghiệm có tuổi thọ dài hơn chứ không phải là tên lửa dùng một lần.
Tờ Business Insider cho rằng nếu thí nghiệm này là một vũ khí, nó có thể mở ra một cuộc chạy đua mới trong không gian.
Theo Giáo Dục
Hoang đường về vũ khí hủy diệt của Nga Căn bệnh hoang tưởng của truyền thông phương Tây lại đang tái phát khi họ đổ riệt đối tượng 2014-28E không rõ nguồn gốc trong không gian là vũ khí hủy diệt vệ tinh của Nga, mặc dù họ chả có chút bằng chứng đích thực nào cả. Mô phỏng cách tiêu diệt vệ tinh của Đối tượng 2014-28E trên báo Washington Post...