Máy bay gãy đôi ở Indonesia: Phi công bất lực
Phi công của chiếc máy bay lao xuống biển và gãy đôi ở Indonesia kể lại rằng anh không thể nào quên được cảm giác lúc gió “lôi” chiếc máy bay xuống khi anh đang vật lộn để chế ngự nó.
Tất cả 108 hành khách và phi hành đoàn đã sống sót kỳ diệu khi chiếc máy bay chở khách Boeing 737 do hãng hàng không giá rẻ Lion Air của Indonesia điều hành, hạ cánh khi chưa tới đường băng và đập bụng lên mặt nước, gãy đôi hôm 13/4.
Xác chiếc máy bay gãy đôi dưới biển. Ảnh: Reuters
Hiện còn quá sớm để khẳng định nguyên nhân vụ tai nạn bởi giới chức Indonesia vẫn đang tiếp tục điều tra với sự trợ giúp của giới điều tra Mỹ và Boeing.
Tuy nhiên, những mô tả ban đầu và ghi nhận từ nhân chứng cũng như thông tin về thời tiết đang hướng các nhà chức trách về khả năng xảy ra hiện tượng trượt gió đột ngột.
Video đang HOT
Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn sống sót kỳ diệu. Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia, mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng những cơn gió mạnh đột ngột có thể khiến cả những chiếc máy bay hiện đại nhất cũng phải bất lực nếu sức mạnh của chúng lớn hơn khả năng chống chọi của máy bay.
“Nếu máy bay gặp phải hiện tượng trượt gió mạnh quá mức thì dù có phát huy tối đa hiệu suất, máy bay cũng sẽ bị lôi xuống và không thể leo lên được nữa”, Hugh Dibley – cựu cơ trưởng Hãng British Airways đồng thời cũng là chuyên gia các vụ việc máy bay mất kiểm soát cho biết.
Vụ tai nạn đáng tiếc hẳn sẽ tiếp tục để lại tiếng xấu với hãng hàng không nằm trong tốp phát triển nhanh nhất thế giới này, vốn cũng đang phải vật lộn vất vả để thoát ra khỏi danh sách đen của Liên minh Châu Âu.
Theo 24h
Indonesia: Cận cảnh máy bay gãy đôi trên biển
Tất cả 108 hành khách và phi hành đoàn đều sống sót dù chiếc máy bay mới toanh của hãng hàng không giá rẻ Lion Air lao xuống biển và gãy làm đôi khi cố hạ cánh xuống đảo Bali của Indonesia ngày 13/4.
45 người bị thương được đưa vào bệnh viện nhưng không ai có thương tích nghiêm trọng. Trên máy bay có 3 người nước ngoài, gồm 2 người Singapore và 1 người Pháp, đều bị thương nhẹ.
Các cảnh quay trên truyền hình cho thấy cảnh sát và lực lượng cứu hộ đã dùng thuyền cao su để cứu các nạn nhân vào bờ trong khi chiếc Boeing 737 "hạ cánh" trên vùng nước nông với vết đứt gãy lớn trên thân.
Ban đầu, cơ quan chức năng cho rằng máy bay bị trượt quá đường băng trước khi lao xuống biển. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Lion Air - Edward Sirait - khẳng định máy bay chưa kịp tới đường băng đã đập thẳng bụng xuống mặt biển. Thời điểm xảy ra tai nạn trời nhiều mây và có mưa.
Chiếc máy bay đập thẳng bụng xuống biển. Ảnh: Herald Sun
Áo phao của hành khách trôi lềnh bềnh gần máy bay. Ảnh: Twitter
Chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn này. Ảnh: AP
Theo ông Sirait, chiếc Boeing 737-800 Next Generation gặp nạn mới được mua về tháng trước. Nó xuất phát từ Bandung, thủ phủ của tỉnh Tây Java và đã hạ cánh xuống 2 thành phố khác trong cùng ngày 13/4 trước khi "tiếp nước" bên ngoài đảo Bali.
Ủy ban An toàn giao thông Indonesia đang điều tra sự việc trong khi Lion Air thừa nhận chưa biết được nguyên nhân tai nạn.
Những hành khách trên khoang vẫn rất hốt hoảng khi kể lại vụ việc. "Máy bay chuẩn bị hạ cánh thì tôi chợt nhận ra nó đang tiến gần đến biển và cuối cùng lao thẳng xuống. Mọi người la hét hoảng loạn, sợ rằng sẽ bị chết đuối. Tôi vội vã vứt hết hành lý và chạy ra cửa thoát hiểm. Tôi nhảy khỏi máy bay và cố bơi vào bờ cho đến khi đội cứu hộ nhảy xuống cứu tôi" - bà Dewi kể với hãng tin AP. Trên đầu bà có 2 vết thương.
108 người trên máy bay đều sống sót. Ảnh: Herald Sun
Lion Air là hãng hàng không giá rẻ hàng đầu của Indonesia, bắt đầu bay từ năm 2000 và nay chiếm đến khoảng 50% thị trường trong nước. Từ năm 2002 đến nay, hãng xảy ra 6 vụ tai nạn, trong đó có 4 chiếc Boeing 737.
Lion Air đang nằm trong danh sách cấm bay đến châu Âu vì chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Tháng trước, Lion Air ký thỏa thuận trị giá 24 tỉ USD để mua 234 máy bay Airbus - đơn hàng lớn nhất đối với hãng chế tạo máy bay của Pháp này. Năm ngoái, Lion Air cũng gút lại đơn hàng 230 máy bay với Boeing, thời hạn giao máy bay từ năm 2014 đến 2026.
Được đánh giá là thị trường hàng không bùng nổ vào loại hàng đầu châu Á nhưng Indonesia gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo đầy đủ phi công, kỹ sư, nhân viên kiểm soát không lưu kinh nghiệm cũng như cập nhật các công nghệ sân bay hiện đại.
Theo Dantri
Indonesia: Máy bay chở 172 khách lao xuống biển Sáng 13/4, một máy bay dân dụng loại lớn của Indonesia đã lao xuống vùng biển Bali sau khi gặp trục trặc trong lúc hạ cánh xuống đường băng. Theo thông tin ban đầu, chiếc máy bay phản lực của hãng the Lion Air này đã bay quá đường băng của sân bay Ngurah Rai, gần Denparsar, Indonesia khi đang hạ cánh và...