Máy bắt muỗi bằng năng lượng mặt trời
Sản phẩm độc đáo Vừa có thể giúp cho không gian sống của bạn không bị ảnh hưởng bởi côn trùng, lại tiết kiệm cho gia đình bạn vì sử dụng năng lượng mặt trời để hoạt động.
Máy bắt côn trùng bằng năng lượng mặt trời thực chất là một bộ đèn xách tay hoặt động bằng năng lượng mặt trời. Năng lượng được cung cấp cho thiết bị này từ 2 tấm pin mặt trời diện tích 70×70 mm đặt trên đỉnh của máy.
Bạn hãy đặt máy đuổi côn trung này trong sân, vườn, hoặc các vị trí có thể đón nhận ánh sáng mặt trời, vào ban ngày năng lượng sẽ được nạp vào thiết bị để tích lũy đủ điện năng, vào buổi tối khi sử dụng bạn sẽ bật đèn lên.
Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng sẽ bay vào đèn và bị tiêu diệt khi chạm vào một lưới điện thế cao ở bên trong.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này tương tự các đèn bẫy côn trùng thông thường. Ưu điểm của sản phẩm là không tiêu thụ điện năng, thân thiện với môi trường và có thể sử dụng trong những chuyến dã ngoại dài ngày. Giá bán sản phẩm khoảng từ 250.000 đ đến 260.000 đ. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại địa chỉ:
Video đang HOT
-Công ty Cổ phần Công Nghệ Trung QuốcĐC: 33/281 Trương Định, Hoàng Mai, Hà NộiHotline: 090 426 9496
Theo PLXH
3 SV chế tạo ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời
Ý tưởng "Thiết kế xe năng lượng xanh SC4" của 3 sinh viên ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng bắt đầu từ cái nắng gắt của Việt Nam. "Lợi dụng" cái nắng gắt này, 3 SV đã sản xuất ra chiếc du lịch 2 chỗ sử dụng năng lượng sạch chạy trong thành phố.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của 3 sinh viên: Ngọc Thiên Bình (trưởng nhóm), Huỳnh Kim Trang và Phạm Nguyên Sơn, công trình này vừa được Bộ GD-ĐT trao giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học tại Hà Nội và tặng bằng khen.
Sinh viên Ngọc Thiên Bình cho biết: "Ban đầu chúng em định sáng chế xe xích lô ba bánh chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể giảm đến 70% lực của người đạp. Nhưng khi nghiên cứu em nhận thấy điện sử dụng xe xích lô có quy mô nhỏ nên bàn nhau chuyển qua ôtô, nhất là khi giá xe ôtô ở nước ta còn quá cao. Khi nghiên cứu chế tạo xe, mục đích của chúng em là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời vì nguồn năng lượng này ở Việt Nam rất cao".
Tuy nhiên, xe chạy bằng năng lượng mặt trời có một điểm yếu là thời gian sạc pin rất lâu, khả năng vận hành liên tục và phạm vi hoạt động còn hạn chế nên chúng em đã kế thừa công nghệ chuyển đổi động cơ xe máy chạy bằng xăng sang chạy bằng các loại nhiên liệu khí (khí dầu mỏ hoá lỏng LPG, khí thiên nhiên NGV, khí biogas...) của GS.TSKH Bùi Văn Ga để tự thiết kế một bộ truyền lực. Nếu hết điện hoặc không có nắng, xe có thể chạy bằng động cơ nhiệt sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng LPG được lắp đặt song song với động cơ điện. Mục đích trước mắt sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, sau đó sử dụng năng lượng EQJ. (Khi xe sử dụng cạn năng lượng mặt trời rồi thì có thể bật sang chế độ EQJ để chạy).
SV Ngọc Thiên Bình, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học công trình "Thiết kế xe năng lượng xanh SC4".
Bình cho hay, mỗi xe chỉ chở được 2 người, mỗi người 70kg, tốc độ tối đa 40-50km/h, trung bình là 18 - 20km/h, phù hợp với các khu du lịch, các thành phố, điều kiện giao thông đông đúc, các đoạn đường nhỏ... Độ bền của xe khoảng 20 năm. Việc bảo dưỡng xe rất đơn giản, chỉ cần chùi, rửa, hiệu suất tấm pin là được. Hiện kinh phí xe ô tô hết 13 triệu đồng nhưng để hoàn thiện mẫu mã hoàn hảo sẽ có giá thành tổng cộng khoảng 60 triệu đồng.
Quyết tâm thực hiện ước mơ
Chia sẻ về khó khăn khi thực hiện nghiên cứu công trình, Bình cho biết: "Khởi đầu nghiên cứu đề tài, nhóm có 4 người. Đề tài nghiên cứu này cũng chính là đề tài tốt nghiệp, nếu không thành công sẽ bị chậm lại một năm ra trường. Áp lực lớn như vậy, trong khi đó lúc em trình bày, nhiều người không tin tưởng là thành công nên một bạn đã bỏ cuộc".
Khát khao biến ý tưởng thành hiện thực, 3 chàng sinh viên đã thức đêm, tập trung nghiên cứu ở một phòng học mà nhà trường ưu ái cho mượn để làm xưởng, hằng mong nhìn thấy "con cưng" của mình ra đời. Sau 3 tháng cặm cụi làm việc và phải xin trợ cấp của gia đình để mua vật liệu, 3 chàng trai đã thành công thực hiện được ý tưởng của mình.
"Là sinh viên nên chưa có điều kiện tiếp cận nhiều về công nghệ ôtô ở Việt Nam nhưng không muốn dừng lại ở ý tưởng, chúng em sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của mạnh thường quân, từ bạn bè hy vọng sẽ hoàn thiện được công trình. Theo thiết kế thì ô tô đã chạy được nhưng chỉ tập trung một mảng về năng lượng còn các vấn đề khác chưa đầy đủ, hiện chúng em cũng đang thiết kế các mẫu xe khác nhau để mọi người tham khảo, góp ý" - Bình cho hay.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trưởng nhóm của công trình giải nhất nghiên cứu khoa học sẽ được cấp học bổng du học nước ngoài theo đề án 322. Tuy nhiên, trong thời gian học, Bình đã tự tìm cho mình một suất học bổng ngành cơ khí tại Hàn Quốc.
Bình chia sẻ, hiện tại em và các bạn trong nhóm tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình là sản xuất thành công chiếc xe ô tô mang nhãn hiệu "made in Việt Nam" trong tương lai.
Theo Dân Trí
Những phát minh liên quan đến... ngực 1. Áo ngực trồng lúa Hãng đồ lót nổi tiếng Triumph đã nảy ra ý tưởng làm "áo ngực trồng lúa" để góp phần nâng cao ý thức của mọi người về sự tự cung tự cấp thực phẩm, cho phép người mặc có thể trồng lúa bất kỳ lúc nào và ở đâu. Chiếc áo lót trồng lúa Chiếc áo ngực, được...