Mẩu giấy bé xíu phá vỡ kỷ lục thế giới với giá bán hơn 230 tỷ
Sưu tầm tem vẫn là một khoản đầu tư tài chính đáng giá. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ tăng giá của tem từ năm 1900-2008 đã phát hiện ra rằng “lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu nhưng thấp hơn so với cổ phiếu”.
Một con tem vô cùng nhỏ bé, nặng 0,04 gram, đã được Sotheby’s bán đấu giá và mang lại 9,48 triệu đô la, chỉ bằng mức giá mà các chuyên gia của Sotheby’s mong đợi nhưng vẫn đủ để phá vỡ kỷ lục thế giới. Con tem đắt nhất từng được bán trước đó là Treskilling Yellow, đã phá vỡ kỷ lục khi được bán với giá 2,2 triệu đô la vào năm 1996.
Xét về cân nặng, đây là mặt hàng có giá trị nhất thế giới (Nguồn: CNN)
Mặc dù tên người đấu giá thành công đều được ẩn danh, David Redden, phó chủ tịch của Sotheber’s, nói với CNN Money trước buổi đấu giá rằng ông nghi ngờ người trả giá cao nhất sẽ là người thu thập tem có độ tuổi rất trẻ.
Sau buổi đấu giá, Redden đưa ra một số chi tiết của người mua, chỉ nói rằng người mua là “nhà sưu tập” chứ không phải nhà đầu tư. Redden cho biết nhà đấu giá hài lòng với kết quả này. “Đây là mặt hàng có giá trị nhất trên thế giới tính theo trọng lượng”, ông nói. “Đó chỉ là một mảnh giấy nhỏ.”
Lịch sử của con tem này rất nổi tiếng trong giới sưu tập:
Năm 1856, một nhân viên bưu điện ở Guiana thuộc Anh (nay là Guyana, trên bờ biển phía bắc Nam Mỹ), đã hết tem và đơn hàng mới đã bị trễ. Anh ta yêu cầu một tờ báo địa phương in một số con tem khẩn cấp để duy trì hoạt động. Trong số đó có Guiana One-Cent Magenta và chỉ còn một con tem duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Con tem được phát hiện lần đầu tiên bởi một cậu bé 12 tuổi vào năm 1873, 17 năm sau khi nó được in ra. Bản thân cậu bé, một nhà sưu tập tem, không thể tìm thấy tài liệu về con tem trong danh mục của mình và bán nó với giá sáu shilling – khoảng 50 đô la ngày nay.
Sau đó, con tem đã được chuyển qua một số chủ sở hữu trong thời gian tiếp theo, cho đến khi nó được mua bởi triệu phú người Mỹ (và cũng là một kẻ hại người đã bị kết án) John E. du Pont với giá 935.000 đô la vào năm 1980. Ông này đã chết trong tù năm 2010 và tài sản của ông được mang ra đấu giá từ đó đến nay.
Thu thập tem vẫn là một khoản đầu tư tài chính đáng giá. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức tăng giá của tem từ năm 1900-2008 và phát hiện ra rằng “lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu nhưng thấp hơn so với cổ phiếu”.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu, Elroy Dimson và Christopher Spaenjers, nói rằng rủi ro của việc thu thập tem tương đối thấp, và họ nói rằng lợi nhuận hàng năm đối với hoạt động mua bán tem tương tự như lợi nhuận từ đầu tư nghệ thuật, đạt 7% về mặt lý thuyết, tương đương 2,9% trong thực tế.
Bên trong khu chợ "ve chai" ở Việt Nam, đồ bỏ đi ở đây có thể hóa bạc triệu
Không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, đây còn là nơi để nhiều người tìm 1 vé "trở về tuổi thơ".
Trong nhịp sống Sài Gòn hiện đại, rất khó để tìm về những hoài niệm xưa cũ. Để đánh thức hoài niệm ấy, nhiều người đã tìm đến chợ đồ cổ Sài Gòn hay còn gọi là "Sài Gòn Ve Chai".
Chợ đồ cổ Nơ Trang Long được hình thành từ năm 2013, với ý tưởng giao lưu giữa các nhà sưu tập đồ cổ tại TPHCM và khu vực lân cận.
Gọi là phiên chợ đồ cổ nhưng thực chất đây chỉ là một địa chỉ uy tín để cho những người có chung niềm đam mê đồ cổ có nơi để giao lưu, trao đổi, mua bán hoặc để khoe những món đồ mà mình sưu tầm được.
Chợ đồ cổ Sài Gòn được tổ chức đều đặn vào chủ nhật hàng tuần từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Hiện nay các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 quán mở cửa phục vụ các loại nước uống, điểm tâm và cơm trưa văn phòng. Thời gian hoạt động: 7h00-22h00.
Những món đồ mang đầy kỷ niệm về một thời đã qua mà người bán kể cho khách mua nghe tại các quầy sạp hay ngược lại sự am tường của người mua còn được chia sẻ với người bán, đây cũng chính là sức hút khó có thể tìm ở một khu chợ nào khác. Sự khiêm nhường, lịch sự và chữ tín luôn được mọi người chú trọng ở đây.
Giá trị của những món đồ ấy cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu phụ thuộc vào ở niên hạn của món đồ cũng như độ hiếm có của nó. Theo chia sẻ của một chủ tiệm, những món hàng đắt tiền, tầm 50 triệu đồng trở lên sẽ không được bày bán trong chợ. Nếu khách hàng có nhu cầu mua những món đồ giá trị hơn, lên tới cả trăm triệu đồng thì họ sẽ trở thành những khách VIP, giao dịch được thực hiện tận nhà.
Tuy chợ có đông đúc nhưng lại không xô bồ, vội vã. Bạn nên đến vào buổi sáng vì sau 12h trưa là các quầy sẽ bắt đầu thu dọn hàng. Vé vào cửa có giá 40.000 đồng/người. Bạn có thể dùng vé để đổi một món ăn hoặc một món đồ uống.
Đến đây, người ta mải mê ngắm nhìn, tìm hiểu về đồ cũ chứ không phải ồn ào, chen lấn như chợ cá, chợ tôm. Người mua thong thả, người bán cũng chẳng hối hả làm chi. Ở đây có nhiều loại tiền cổ của Việt Nam lẫn nước ngoài, mức giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/tờ.
Những chiếc đồng hồ lâu đời nhất có từ cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nhưng đa số là từ thập niên 40-50 của thế kỷ trước. Giá một chiếc đồng hồ từ 2-3 triệu đồng, cao nhất có thể lên tới mười mấy triệu.
Những mặt hàng bày bán trong phiên chợ chủ yếu được dân trong nghề tìm kiếm mua lại từ những vùng quê rồi đem lên trao đổi mua bán trong phiên chợ. Những cuốn sách cũ có giá từ 300 - 400 nghìn đồng/cuốn, tùy theo độ dày và giá trị.
Những đồ vật như đèn dầu, máy ảnh cổ, đồ gốm sứ thường được chủ các cửa hàng kinh doanh hay người chơi đồ cổ mua về trang trí trong nhà. Một chiếc Mobylette 50cc - "hot trend" một thời tại Việt Nam vào những năm 1960-1970. Tại chợ đồ cổ, những chiếc xe máy cũ "còn zin" có giá từ 20-30 triệu đồng/chiếc. Những loại xe ít được ưa chuộng thì có giá chỉ khoảng 7-10 triệu đồng/chiếc.
Những món đồ ghi dấu quá khứ được phân làm 4 loại: đồ cũ (tuổi đời từ 50 năm đổ lại), đồ xưa (có tuổi đời từ 100 năm đổ lại), đồ cổ (tuổi đời từ 100 năm trở lên) và cổ vật (tuổi đời từ 500 năm trở lên).
Điều cần thiết để hình thành nên chợ ve chai có một không hai tại Sài Gòn này chính là sự tin tưởng nhau. Nếu người bán cố tình nói sai thông tin về món đồ để bán được giá hơn sẽ bị cấm không cho mang đồ vào chợ nữa.
Khách nếu mua nhầm một món đồ có giá trị không xứng với số tiền cũng sẽ được chuyên gia thẩm định và đổi lại ngay. Phiên chợ kết thúc, Những mặt hàng giá trị thường được đem về, chỉ để lại những món đồ có giá trị tầm 10 triệu đổ lại.
Những món đồ cổ trong khu chợ có giá từ vài chục nghìn cho đến vài chục triệu đồng, tùy theo niên đại và giá trị lịch sử văn hóa. Có chiếc cân cũ đã gỉ sét nhưng giá lên tới 1 triệu đồng, và cũng có chiếc thùng đong gạo thời Pháp giá chỉ 500 nghìn mà thôi.
Bỏ gần nửa tỷ đồng sưu tầm nước hoa, có những chai top 50 thế giới Nhiều người chỉ trung thành với một loại nước hoa nhiều năm. Nhưng cũng có người lại đi sưu tầm các dòng nước hoa hiếm có, đã ngừng sản xuất. Có sở thích với những mùi hương, càng những mùi thơm khó quên càng khiến anh Đồng Văn Kiên (Mạo Khê, Quảng Ninh) thích thú. Cũng vì thế, bộ sưu tập nước hoa...