Mất sữa phải làm thế nào?
Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa của bà mẹ ngừng hoạt động không tiết được sữa như bình thường.
Em đang cho con bú tháng thứ 3 thì mất sữa. Tại sao vậy? Em muốn cho con bú sữa mẹ thì phải làm thế nào để có sữa trở lại?
Phó Thị Nga (Hà Nội)
Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa của bà mẹ ngừng hoạt động không tiết được sữa như bình thường.
Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ, do nhiều nguyên nhân: tại chỗ, toàn thân như: có sữa nhưng không bài tiết được nguyên nhân do tia sữa không thông hoặc bản thân người mẹ không sản sinh được sữa do khí huyết quá hư suy từ trước, hoặc sau sinh đẻ do các tác nhân khác làm ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa…
Nếu bạn đang cho con bú mà mất sữa hãy tìm hiểu nguyên nhân như có mất ngủ không, có bị stress không, có uống đủ nước không, thức ăn có quá khô và ít chất xơ…
Để sữa có thể trở về như cũ, trước hết cần khắc phục nguyên nhân. Bạn cần ngủ đủ giấc (tối thiểu 8h mỗi ngày), tăng cường chất lỏng và nước cho cơ thể như ăn cháo, uống nước canh, uống nước hoa quả, nước lọc…
Uống nước nhiều, đặc biệt là nước ấm là yếu tố then chốt giúp cho cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa mỗi ngày. Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia,… Bởi vì, đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa mẹ được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm. Bạn cũng có thể dùng các bài thuốc Nam có tác dụng thông tia sữa.
Nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi, tránh bị táo bón. Tránh bị căng thẳng, stress. Và quan trọng là bạn vẫn tiếp tục cho bé bú, bất kỳ lúc nào bé đói. Có thể mát-xa ngực để kích thích tiết sữa và chống tắc tia sữa.
Những loại hoa quả và nước không nên ăn uống khi đói
Không ăn hồng, cam, quýt hoặc uống nước có gas, nước hoa quả khi đói để tránh mang bệnh vào người.
Những loại quả không nên ăn khi đói bụng
Trái cây có múi
Video đang HOT
Những trái cây họ cam như quýt, cam, chanh, bưởi có hàm lượng axit khá cao nên không nên ăn khi đói, chúng sẽ làm tăng axit trong dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản gây ra các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, khó chịu và thậm chí là cơn đau dạ dày nếu bạn có sẵn bệnh đau, viêm loét dạ dày.
Dù bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng đừng dại mà "thách thức" chúng bằng các loại quả này khi đói bởi axit trong trái cây có múi có thể bào mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày.
Ảnh: Internet
Quả hồng
Trong hồng có nhiều pectin, axit tanic và nhựa quả nên khi ăn vào lúc đói - lúc mà axit dạ dày đang nhiều nhất, chúng sẽ gây kết tủa, gây cản trở tiêu hóa và tăng nguy cơ hình thành sỏi dạ dày.
Ảnh: Internet
Dưa chuột
Axit amino trong dưa chuột rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn khi đói thì nó lại là nguyên nhân gây ra đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng... Nếu bạn bị đau dạ dày, vậy càng không nên ăn dưa chuột khi đói vì có thể khiến cơn đau tái phát và bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.
Ảnh: Internet
Chuối
Nếu ăn chuối lúc đói có thể khiến kali, magie trong máu tăng lên đột ngột, gây mất cân bằng canxi khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc bớt các chất này. Về lâu về dài sẽ khiến chức năng thận bị suy yếu, gây ra các bệnh về thận. Bên cạnh đó, trong chuối có nhiều đường, nó sẽ làm tăng đường huyết khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo hơn thế nhưng sau vài giờ, bạn sẽ thấy đói và mệt mỏi trở lại. Không chỉ vậy, ăn chuối lúc đói còn dễ khiến bạn dễ bị tiêu chảy và mắc hội chứng ruột kích thích.
Ảnh: Internet
Cà chua
Trong cà chua chứa nhiều pectin, là một dạng keo tự nhiên khi kết hợp với axit dạ dày dễ gây giãn nở dạ dày khiến bạn bị đau bụng, đầy hơi. Nếu thường xuyên ăn cà chua lúc đói, áp lực đè lên dạ dày sẽ tăng mạnh khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày hơn.
Ảnh: Internet
Mía và vải
Mía, vải có hàm lượng đường cao. Nếu ăn lúc đói sẽ giống như chuối, khiến bạn thấy tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn thế nhưng sau một vài giờ, sau khi thận đã "vất vả" đào thải bớt lượng đường này đi để cân bằng đường huyết, cơ thể bạn sẽ lại thấy mệt mỏi hơn. Nếu cứ ăn mía, vải khi đói, bạn không chỉ khiến đường huyết của mình lên xuống đột ngột, có nguy cơ gây ra đột quỵ mà còn khiến thận nhanh hỏng và việc phải chạy thận là tương lai không xa với bạn.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Những loại nước không uống khi đói bụng
Nước hoa quả có đường
Giống với lý do của ăn vải, chuối, mía bên trên, uống nước hoa quả có đường khi đói sẽ tạo áp lực lên thận, gan khi phải tăng nhanh công suất lọc máu để cân bằng đường huyết, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của hai bộ phận này.
Ảnh: Internet
Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas là thức uống yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, đừng uống nước ngọt khi đói bởi nó cực có hại cho dạ dày và thận, gan.
Ảnh: Internet
Nước đá lạnh
Bạn đang tự hủy hoại bản thân nếu uống nước lạnh khi đói đấy. Bởi nước đá lạnh khiến mạch máu ở niêm mạc dạ dày bị co lại, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Khi đó, hệ tiêu hóa bị đảo lộn, bạn sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày.
Ảnh: Internet
Nước muối loãng
Nước muối loãng uống vào lúc đói khiến cơ thể tạo ra một lượng lớn muối natri, tạo gánh nặng cho thận, gây suy kiệt thận nếu sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt với những người có bệnh về thận và huyết áp, nước muối loãng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn, thậm chí gây suy kiệt chức năng của các nội tạng khác, gây thêm nhiều bệnh hơn.
Ảnh: Internet
"Ăn sáng" với 4 loại nước này chẳng khác nào đang tự đầu độc cơ thể! Khi đói bụng bạn không được uống những loại nước này vì rất có hại cho sức khỏe. 1. Sữa bò Sữa bò hay những chế phẩm từ sữa bò có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên uống sữa bò khi đói bụng rất hại dạ dày. Khi bạn đang đói bụng, dạ dày trở nên trống rỗng, ruột non...