Mặt “nát” tanh bành chỉ vì ham hố trị nám bằng laser tại spa: Chuyên gia đưa ra cảnh báo ai cũng phải dè chừng
BS CKI Đỗ Thị Phương Nhung khẳng định, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nám nhưng nếu chỉ dùng đơn độc một phương pháp nhất định để điều trị hiệu quả thì chưa có phương pháp nào được ghi nhận.
Mặt “nát” tanh bành chỉ vì ham hố trị nám bằng máy laser tại cơ sở spa
Mới đây, trong nhóm kín chuyên bóc phốt về làm đẹp, một chủ tài khoản đăng tải những bức ảnh chụp mặt sau khi được bắn nám tanh bành bằng máy laser. Theo đó, 2 bên má của người phụ nữ này được cho là đã sử dụng máy laser để bắn nám có giá khá rẻ, chỉ 700.000 đồng là bắn hết nám một lần, không bao giờ tái lại. Tuy nhiên, nhìn thấy hình ảnh này liệu bạn có dám đi trị nám bằng laser giá rẻ bất ngờ nữa không?
Đoạn chia sẻ trên facebook thu hút được nhiều sự quan tâm cũng như những bình luận về tình trạng khuôn mặt tang thương của người phụ nữ này. Ai cũng bày tỏ lo sợ dùng máy laser để trị nám sẽ để lại hậu quả đáng tiếc cho làn da đến vĩnh viễn.
Chia sẻ về việc trị nám bằng máy laser, BS CKI Đỗ Thị Phương Nhung (chuyên khoa Da liễu, từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội) cho biết, dùng máy laser trị nám, cụ thể là laser YAG Q.Switch là một trong những phương pháp điều trị nám, tuy nhiên nếu nói về an toàn thì lại nằm ở chính người sử dụng máy, còn bản thân máy laser thì có hiệu quả với nám.
“Điều trị nám quan trọng nhất là lựa chọn năng lượng và thông số máy cho đúng với tình trạng của bệnh nhân. Nếu điều trị quá tay có thể để lại tình trạng mất sắc tố, nếu điều trị chưa đủ thì có thể nám không hết mà còn đậm lên. Điều trị nám bằng laser đem lại hiệu quả nhưng phải được thực hiện bởi người có chuyên môn”, BS Nhung chia sẻ.
Theo BS Nhung, điều trị nám quan trọng nhất là lựa chọn năng lượng và thông số máy cho đúng với tình trạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, còn có một vấn đề khác nữa nằm ở chính máy laser. “ Cũng là laser YAG Q.Switch nhưng máy tốt thì năng lượng chuẩn, máy không tốt thì năng lượng không đều. Bản thân người sử dụng máy không thể chỉnh được thông số đó từ nhà sản xuất nên việc lựa chọn máy laser hãng nào cũng là 1 vấn đề đáng lưu tâm.
Hiện nay, theo tôi được biết, giá máy laser không tốt và máy tốt chênh nhau tới cả tỷ đồng mà người dân Việt nam mình lại không hề có kiến thức về việc kiểm định máy móc. Điều này có thể dẫn đến việc dùng phải máy không đảm bảo chất lượng, dẫn đến hậu quả đáng tiếc khi trị nám”, chuyên gia nhấn mạnh.
Muốn trị nám an toàn và hiệu quả, chuyên gia nhấn mạnh không được bỏ qua những điều cơ bản sau
Theo BS Đỗ Thị Phương Nhung, nám hay còn gọi là melasma cho tới nay chưa rõ nguyên nhân. Việc điều trị nám chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nên cái gốc gác nguyên nhân không được xử lý thì nám cũng không thể điều trị dứt điểm được. Chuyên gia này cũng bày tỏ hy vọng tới đây các nhà khoa học có thể có những phương pháp mới hay nghiên cứu mới giúp điều trị nám được dứt điểm.
Mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm vĩnh viễn, chị em vẫn có thể tin tưởng trị nám an toàn và hiệu quả nếu ghi nhớ các điều sau đây:
- Chọn bác sĩ có kinh nghiệm để điều trị.
- Chọn cơ sở có máy móc chất lượng tốt.
- Tuân thủ đúng việc chăm sóc da trong và sau khi trị nám như tránh nắng, giữ ẩm, tăng cường sức khỏe…
BS Nhung khẳng định, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nám nhưng nếu chỉ dùng đơn độc một phương pháp nhất định để điều trị hiệu quả thì chưa có phương pháp nào được ghi nhận. Muốn trị nám thành công, bác sĩ phải kết hợp nhiều phương pháp trị nám khác nhau như laser, tiêm, bôi thuốc, uống thuốc…
Đừng để đến khi có nám rồi mới cuống quýt tìm đủ mọi cách chữa trị. Chuyên gia nhấn mạnh, ngay từ khi làn da còn khỏe mạnh, chưa xuất hiện nám, chị em đều cần ý thức phòng ngừa nám da để hạn chế nguy cơ bị nám ở mức tối đa.
Tia UV, stress kéo dài hay ngồi nhiều trước màn hình có ánh sáng xanh như máy tính, điện thoại là một trong những yếu tố làm khởi phát nám da…
“Phòng ngứa nám da cũng rất khó vì nguyên nhân chưa rõ ràng. Tuy nhiên, tia UV, stress kéo dài hay ngồi nhiều trước màn hình có ánh sáng xanh như máy tính, điện thoại là một trong những yếu tố làm khởi phát nám da”, BS Nhung chia sẻ.
Do đó, ngay từ bây giờ, chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước và hạn chế ra ngoài nắng, bôi kem chống nắng hàng ngày, tìm cách giảm stress, ngồi làm việc với máy tính, điện thoại điều độ… để phòng ngừa và hạn chế nám da ở mức độ nhất định. Nếu xuất hiện tình trạng nám da nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ lan rộng cũng như dùng sai thuốc khiến bệnh nặng thêm.
Theo Helino
Bị tố viết sách về bệnh ung thư phản khoa học, tác giả nói gì?
Trước nghi ngờ của nhiều người khi cho rằng viết sách để quảng cáo thực phẩm chức năng, bác sĩ Nguyễn Lê, tác giả cuốn "Ung thư không phải là chết", phủ nhận điều này.
Ung thư không phải là chết là cuốn sách được viết bởi bác sĩ Nguyễn Lê đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Bác sĩ này từng được biết đến trên truyền thông là người mắc bệnh ung thư gan nhưng vẫn sống khỏe 11 năm.
Trước khi chính thức được phát hành, 3 trang thuộc cuốn sách vấp phải nhiều ý kiến tranh luận. Đáng chú ý, các nhà khoa học, bác sĩ thuộc tổ chức Ruy Băng Tím cho rằng thông tin trong cuốn sách có nhiều điểm chưa đúng, có khả năng hướng người đọc nhìn nhận lệch lạc khi lựa chọn thuốc hay phương pháp để điều trị ung thư.
Trước vấn đề này, Zing.vn đã có cuộc trao đổi với đại tá, bác sĩ Nguyễn Lê - tác giả của cuốn sách này. Bác sĩ này từng công tác tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) và mới về hưu sớm hồi tháng 6.
3 trang sách gây tranh cãi trên mạng xã hội. Ảnh: Ruybangtim.
"Tôi rất bức xúc vì sự nhìn nhận phiến diện"
- Cuốn sách "Ung thư không phải là chết" đang gây tranh cãi trên mạng xã hội dù chưa chính thức phát hành. Bản thân là tác giả, ông có bất ngờ về điều này?
- Đây là cuốn sách đầu tiên của tôi và dự kiến sang tuần mới chính thức phát hành. Hiện tại, chỉ có tôi và nhà xuất bản có trong tay cuốn sách này. Nhưng những tranh cãi, ý kiến trái chiều về nó đã có trong 1-2 tuần gần đây. Tôi không bất ngờ. Từ đầu, tôi đã hình dung được việc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và hiểu được sự tranh cãi là có thể xảy ra. Thực tế, quan điểm của các bác sĩ vẫn có sự khác nhau giữa người này, người kia, thậm chí, cùng một khoa, cùng một bệnh viện nhưng quan điểm điều trị cũng khác nhau. Bên cạnh đó, trong điều trị hiện nhiều hướng, trường phái, đâu là đúng vẫn chưa rõ ràng. Ngay bác sĩ điều trị cũng không thể khẳng định biện pháp đưa ra có hiệu quả với bệnh nhân của mình hay không, tùy thuộc đáp ứng và nhiều vấn đề khác.
Cuốn sách này tôi viết về trải nghiệm, kiến thức của bản thân, mục tiêu muốn truyền tải nghị lực, quyết tâm sống cho bệnh nhân, người nhà họ và giúp mọi người có thêm kiến thức về ung thư, bệnh diễn biến như thế nào, xử lý nó ra sao. Tôi muốn truyền tải thông điệp như nhan đề cuốn sách rằng ung thư không đáng sợ, không hẳn sẽ chết. Bởi mắc một trong những bệnh ác tính nhất là ung thư gan mà tôi vẫn sống tốt thì những bệnh nhân khác sẽ còn nhiều cơ hội hơn. Quan trọng là đối diện, xử lý căn bệnh như thế nào.
Câu chuyện cá nhân của tôi cũng không đại diện cho tất cả. Bệnh nhân mỗi người mỗi cá thể, thể bệnh riêng, phải điều trị khác nhau, không phải tôi như thế thì họ phải theo. Tôi đã nói rõ trong sách như thế.
Bác sĩ Nguyễn Lê. Ảnh: FBNV.
- Phương pháp điều trị ông áp dụng cho mình là gì?
- Để sống tốt suốt 11 năm qua, điều cơ bản nhất là tôi đã điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều biện pháp bổ trợ hỗ trợ để đạt hiệu quả cộng hưởng. Đó là cái quan trọng nhất.
Thứ 2, khi bị bệnh tôi đã xác định tinh thần rất vững. Xác định mục tiêu, động lực sống và dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể có thể chống lại bệnh.
Bên cạnh đó, may mắn là cả hai lần phẫu thuật (lần phẫu thuật phát hiện đầu tiên và lần phẫu thuật do tái phát), thể bệnh và việc xử lý của tôi sớm nên đem lại hiệu quả điều trị cao. Nhiều bệnh nhân có tinh thần, điều kiện kinh tế nhưng đến viện muộn quá, ác tính nên không cứu được.
- Nhóm Ruy băng tím đã lên tiếng phản bác, cho rằng một số quan điểm của ông trong cuốn sách là phản khoa học, ông nghĩ sao về điều này?
- Bản thân tôi ý thức được việc vừa là bệnh nhân vừa là bác sĩ nên viết rất cẩn thận và cân nhắc. Hiện, một số người cho rằng tôi truyền bá tư tưởng không khoa học. Tôi rất bức xúc vì sự nhìn nhận phiến diện như vậy. Họ chỉ đọc 3 trang để đánh giá cả cuốn sách dài 172 trang. Như vậy liệu có khoa học và toàn diện hay không? Tôi nghĩ họ phản bác tôi vì nghĩ rằng tôi sử dụng thực phẩm chức năng để thay thế cho những phương pháp chính thống. Nhưng tôi không làm như vậy, tôi chỉ dùng chúng để hỗ trợ thêm. Thực tế tôi dùng như vậy thì kể lại như vậy, chẳng nhẽ tôi nói sai sự thật rằng không dùng gì mà vẫn sống được tới bây giờ.
Một số bác sĩ nói rằng không đồng ý, đấy là quan điểm của họ. Còn thực tế, tôi đang sống, tồn tại đây. Nếu làm đúng như họ nói, chắc gì tôi đã sống được như bây giờ. Nếu họ dám chắc chắn tôi không cần dùng thứ gì mà vẫn sống tốt thì tôi sẵn sàng bỏ tất cả để đi theo họ. Nhưng có bác sĩ nào dám chắc chắn hay không? Chính vì không chắc chắn như vậy nên mình phải đi tìm những sản phẩm bổ trợ để giúp đỡ mình trong việc chống chọi với căn bệnh. Mặc dù những sản phẩm hỗ trợ đó hiệu quả còn thấp, tôi vẫn phải áp dụng, quan trọng là không độc hại và an toàn cho mình.
Chớp cơ hội dù sản phẩm chưa được kiểm định chất lượng
- Một trong những sản phẩm bổ trợ được ông nhắc tới là lá đu đủ phải không? Thực tế, nhiều người bệnh ung thư đã sắc loại lá này uống dẫn tới các tác dụng không mong muốn?
- Tôi may mắn được người bạn Singapore bị ung thư vòm họng giới thiệu về sản phẩm từ lá đu đủ. Tôi đã bay sang tận nhà máy sản xuất ở Mỹ để tìm hiểu. Thực chất chỉ lá đu đủ của Mỹ có hoạt chất Acetogenin có tác dụng ức chế và tiêu diệt các tế bào bất thường trong cơ thể. Nó được nghiên cứu nhiều năm bởi một giáo sư người Mỹ. Đó là niềm hy vọng của tôi, cơ hội tôi phải chớp lấy.
Việc người dân tự lấy lá đu đủ sắc uống trị bệnh là sai. Trong lá còn có nhiều chất độc, gây hại cho gan, thận. Bản thân tôi tin tưởng và lựa chọn thực phẩm chức năng kia và dùng cho tới tận bây giờ. Để đánh giá hiệu quả của nó không phải dễ nhưng chắc chắn tôi sống được tới bây giờ là có một phần đóng góp của nó.
Bác sĩ Nguyễn Lê: 'Tôi buồn vì tranh cãi phiến diện'. Trước nhiều ý kiến trái chiều về cuốn sách sắp ra mắt "Ung thư không phải là chết", tác giả, bác sĩ Nguyễn Lê đã bày tỏ quan điểm đối với vấn đề này.
- Nhóm phản bác đã đưa ra lập luận rằng lá đu đủ chưa được kiểm định rõ ràng về tác dụng, chính vì vậy việc ông nói về sản phẩm này sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh?
- Mặc dù chưa được minh chứng rõ ràng, nó vẫn là tiềm năng và cơ hội cho những bệnh nhân như tôi. Tôi phải tận dụng chứ. Y học hiện có nhiều thứ ở dạng tiềm năng, hỗ trợ. Bệnh nhân chúng tôi đâu có nhiều thời gian để chờ đợi khi được kiểm nghiệm, công bố rõ ràng. Đợi tới lúc đó, có khi bệnh nhân đã chết lâu rồi. Nhưng phải hiểu rằng sản phẩm này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể các phương pháp tôi đã áp dụng cho mình.
- Nói như vậy, bệnh nhân ung thư sử dụng thực phẩm chức năng thì cơ hội sống sẽ cao hơn?
- Không hẳn. Bản thân mỗi người là thực thể khác nhau, người có sức đề kháng tốt không dùng sản phẩm hỗ trợ họ vẫn sống được. Điều này không khẳng định và so sánh rõ ràng được.
- Việc ông nhắc tới các thực phẩm chức năng (TPCN) khiến người ta cho rằng bác sĩ đang thu lợi nhuận từ đây. Ông nghĩ sao về điều này?
- Trước đây, khi truyền hình quay tôi có hình ảnh một số TPCN tôi dùng, tôi yêu cầu làm mờ để tránh hiểu nhầm thì bị khán giả cho rằng tôi mập mờ. Ngược lại, quay rõ nhãn mác lại cho rằng tôi quảng cáo cho sản phẩm. Tôi khẳng định tôi không được một đồng nào từ việc quảng cáo cho những sản phẩm này, chúng ở tận bên Mỹ, bản thân tôi vẫn bỏ tiền ra để mua. Tôi cũng không bán, PR hay quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào. Tôi dùng cái gì, tôi nói cái đó thôi.
- Ông chia sẻ rằng "Ung thư điều trị bằng Đông Tây y kết hợp... thầy cúng". Phải chăng đây chỉ là một cách nói vui?
Đó là một cách nói vui, vốn là một câu nói đùa của các bác sĩ. Khi tôi bị bệnh thật, tôi thấy điều đó không đùa chút nào. Kết hợp đông tây y là cần thiết nhất là với 1 bệnh nan y. Cúng bái là tâm linh, đôi khi giúp người ta ổn định về tinh thần, giúp vững tin vào cuộc sống, chỉ là không nên mê tín mù quáng. Niềm tin có giá trị nhất định. Các nhà khoa học chắc chắn phản bác điều này. Nhưng nếu bị bệnh, biết đâu họ sẽ nghĩ khác. Bản thân tôi đã học được sự buông bỏ, sự bình an từ kinh Phật. Điều đó có. Tôi là một bác sĩ nhưng cũng là một bệnh nhân, có những lựa chọn, có thể đúng, cũng có thể sai, quan trọng là phù hợp và minh chứng là bây giờ là vẫn sống tốt.
Trên nhiều trang bán hàng trực tuyến Ung thư không phải là chết (NXB Dân trí) được giới thiệu là: "Tự truyện của một bác sĩ mắc căn bệnh ung thư gan nguyên phát. Nhờ vào sự hiểu biết, kiến thức y khoa cùng ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, bác sĩ Nguyễn Lê đã trải qua 2 lần phẫu thuật, dùng các biện pháp y học hỗ trợ, rèn luyện cơ thể và một chế độ dinh dưỡng hợp lý đã sống 10 năm sau khi phát hiện bệnh. Cuốn sách không chỉ kể lại quá trình đấu tranh với bệnh tật, mà còn cung cấp trải nghiệm, kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết giúp những người bệnh ung thư khác có thêm tin tưởng, lạc quan để chiến đấu và chiến thắng bệnh".
Theo Zing
Giấc ngủ của người lạc quan và bi quan liệu có gì khác nhau? Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy một sự liên quan mật thiết giữa thế giới quan của một người và chất lượng giấc ngủ của họ. Mất ngủ hiện tại đã và đang là một căn bệnh mang tính toàn cầu. Đi cùng với đó là hàng loạt giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn...