“Mất lửa” khi dạy trực tuyến: Đừng đổ tại online!
Giáo viên không hạnh phúc, mất lửa, gặp khó khăn khi dạy học trực tuyến không phải lỗi tại dạy online mà là do yếu tố con người.
Đặt sự dịu dàng, chỉn chu trong từng tiết dạy trực tuyến
Chưa năm học nào dù học kỳ 1 đã đi được chặng đường, cô Phạm Thị Cẩm Tứ (GVCN lớp 2/3, Trường TH Cửu Long, quận Bình Thạnh) vẫn chưa thể gặp được 32 học sinh trong lớp mình. Mỗi tiết học cô trò chỉ gặp gỡ nhau qua màn hình.
“Điều phụ huynh lo lắng nhất là con học chương trình mới, SGK mới nhưng lại bằng hình thức online. Để phụ huynh có thể đồng hành hiệu quả trước hết giáo viên phải giúp phụ huynh hiểu cách thức giảng dạy, sự phối hợp, quan tâm đến học sinh trong mỗi tiết daỵ”.
Quan điểm là thế song giáo viên này thừa nhận, để tiết học “cuốn” được học sinh vào lại không phải dễ dàng. Phương thức là một chuyện, bước vào tiết học lại là một chuyện khác. Có thể đang dạy nhưng học sinh than mệt thì phải “đổi gió” qua hoạt động sôi động hơn. Hay thậm chí là sẵn sàng kết thúc sớm tiết học khi nhận thấy học sinh thiếu sự chú tâm.
“Bài giảng online chú trọng tăng tính tương tác, khuyến khích trẻ nêu ý kiến. Không chỉ dừng ở việc cô gọi trò trả lời mà tăng sự tham gia của trẻ vào bài học. Vận dụng tối đa công nghệ thiết kế trò chơi, hoạt động, tạo điều kiện để sản phẩm của trẻ được cả lớp ghi nhận… Nếu thiếu sự chỉn chu, dịu dàng, giáo viên rất khó có thể hạnh phúc”, cô Tứ bày tỏ.
Cô Nguyễn Thị Bích Chi (GVCN lớp 9/4, Trường THCS Vân Đồn, quận 4) cho rằng, để hạnh phúc khi dạy online, giáo viên cần “cởi bỏ” được áp lực về việc chạy theo tiến độ, phân phối chương trình. Thay vào đó hãy lắng nghe, ghi nhận những mong muốn của học sinh về một tiết học trực tuyến lý tưởng để phần nào “chuyển dịch” tương thích.
“Một ví dụ thú vị là khi tôi thực hiện khảo sát học sinh về giờ học trực tuyến, rất nhiều em bày tỏ mong muốn được nghe cô đọc sách, được tham gia vào các trò chơi, giao lưu nhiều hơn với bạn bè… Những ý kiến này của các em giúp tôi thiết kế bài giảng một cách sinh động như thành lập group, câu lạc bộ đọc sách, hoạt động trải nghiệm môn học, sưu tầm và thiết kế các video học tập phù hợp với lứa tuổi các em để đưa vào tiết dạy. Mỗi giờ học trở nên nhẹ nhàng khi cả cô và trò cùng có sự thấu hiểu nhau”, cô Chi nói.
Để giáo viên hạnh phúc, không mất lửa khi dạy online phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà nhà trường tạo ra cho giáo viên
Video đang HOT
Giáo viên “mất lửa” không phải do dạy online
TS Xã hội học, ThS tâm lý trị liệu Phạm Thị Thuý (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viên tại TPHCM) đánh giá, giáo viên dạy trực tuyến “mệt bằng 3 lần dạy trực tiếp” khi phải chuẩn bị nhiều thứ, từ thiết kế đa dạng hoạt động cho đến chuyển đổi giáo án trực tiếp sang trực tuyến. Giáo viên hạnh phúc khi dạy trực tuyến cũng có nhưng số giáo viên cảm thấy “cạn kiệt năng lượng”, “mất lửa” lại nhiều hơn. “Giáo viên không hạnh phúc, gặp khó khăn khi dạy học trực tuyến không phải lỗi tại dạy online mà là do yếu tố con người”, TS. Thuý thẳng thắn.
Chuyên gia này phân tích, dạy trực tuyến là phương thức dạy học mới, đa phần giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo, tập huấn trước. Cái khó về sự thiếu cập nhật công cụ làm giáo viên lúng túng với các phần mềm, nhất là giáo viên lớn tuổi.
Cạnh đó là rào cản tâm lý e ngại khi dạy trực tuyến, tâm lý sợ đối diện với màn hình, sợ bị chê bai, phán xét… Nhiều giáo viên không chuẩn bị được tâm lý sẽ dễ cảm thấy mất lửa khi dạy trực tuyến. Các yếu tố tác động như gọi học sinh không trả lời, sự nhiễu loạn xung quanh lớp học cũng làm giáo viên cảm thấy áp lực.
“Để giáo viên hạnh phúc khi dạy học trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào môi trường mà nhà trường tạo ra cho giáo viên. Trong đó, là sự trợ giúp giáo viên như bồi dưỡng, tập huấn dạy học online, thậm chí là hỗ trợ giáo viên về trang thiết bị. Nếu được tập huấn bài bản, hướng dẫn tận tình thì giáo viên sẽ không khó khăn gì…”.
Từ kinh nghiệm tổ chức dạy học online trong nhà trường, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) thừa nhận, để giáo viên dạy học trực tuyến được “trơn tru” đòi hỏi rất nhiều sự bền bỉ và kiên trì từ nhà quản lý cho đến từng thành viên trong nhà trường.
Ở nhà quản lý là sự lắng nghe, cầu thị, tạo môi trường để giáo viên được sáng tạo, chuyển đổi từ phương thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Với giáo viên là tâm thế linh hoạt, sẵn sàng tiếp cận cái mới, không ngại khó, ngại khổ.
“Việc tập huấn cho giáo viên về các phần mềm dạy trực tuyến trong mùa dịch được nhà trường tổ chức bằng hình thức online. Trong các buổi chia sẻ, ngoài sự góp mặt của chuyên gia, những giáo viên có sự sáng tạo, thiết kế các tiết học thu hút học sinh cũng được nhà trường tạo điều kiện để thầy cô có cơ hội bày tỏ, lan toả làn sóng đổi mới trong nhà trường…”.
Cô Trang nhìn nhận, muốn hạnh phúc khi dạy online, mỗi giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò của dạy trực tuyến trong bối cảnh hiện nay. Chỉ khi nhận thức đúng mới có hành động thiết thực. Cái gì mới cũng sẽ dễ gây khó, gây nản. Thế nhưng, nếu tư tưởng giáo viên hiểu rằng đây là trách nhiệm, là công việc của mình để truyền thụ kiến thức đến học sinh trong mùa dịch, mỗi thầy cô sẽ có cách riêng để hạnh phúc, để không “mất lửa”.
Chương trình Tiếng Việt lớp 2: Phụ huynh kêu khó quá
Theo lộ trình, năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp tục triển khai đối với lớp 2 và lớp 6.
Sau những tuần đầu dạy và học, nếu chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 6 được đánh giá tương đối dễ dàng thì với lớp 2, nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng kiến thức môn Tiếng Việt quá tải, gây nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận kiến thức mới của học sinh.
Nhiều phụ huynh cho rằng, chương trình Tiếng Việt lớp 2 quá tải so với độ tuổi của con. Ảnh minh họa: Tường Vân.
Những tín hiệu tích cực ban đầu
Có con năm nay vào lớp 6, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng bởi năm nay là năm đầu cấp, con lại học chương trình, SGK mới và bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến.
"Vào năm học mới, con cũng chia sẻ với mẹ là môn Toán sách mới dễ hơn so với sách cũ của chị nhưng môn Ngữ văn và Tiếng Anh hơi khó một chút. Năm nay xuất hiện môn mới là Khoa học tự nhiên nhưng tôi để ý thấy con không gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, kiến thức.
Thi thoảng có bài nào khó, phần nào chưa hiểu con đều hỏi bố mẹ, hoặc nhờ chị hướng dẫn. Chỉ có điều khi con học online, đường truyền mạng kém nên đôi lúc bị gián đoạn bài giảng", chị Hà chia sẻ.
Chia sẻ về việc học chương trình, SGK mới, em Nguyễn Trí Dũng - học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: "Con thấy sách mới đẹp, nhiều hình ảnh và học không khó, môn Khoa học tự nhiên có 3 phân môn, 3 cô giảng dạy và các cô giảng bài rất dễ hiểu. Nhưng có môn Văn con thấy các bài đọc hơi dài và có lúc mạng kém, nhiều đoạn cô nói con nghe và ghi bài không kịp".
Nhiều giáo viên cũng nhận xét rằng, trong những tuần học đầu tiên, lượng kiến thức chưa nhiều nên học sinh tiếp cận với chương trình mới tương đối dễ dàng.
"Đổi mới bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm hiện tại, việc dạy, học của cô trò chúng tôi tương đối thuận lợi vì các con mới chỉ bắt đầu những bài học đầu tiên, lượng kiến thức chưa nhiều. Sau này khi học các bài tiếp theo, vướng mắc ở đâu, cô trò sẽ tìm cách tháo gỡ đến đó" - một giáo viên tại Hà Nội chia sẻ.
Chương trình lớp 2 nặng ở môn Tiếng Việt
Năm nay cũng là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2. Đa số phụ huynh đều nhận định, SGK mới được thiết kế với nhiều hình ảnh trực quan, thu hút sự chú ý của các con. Tuy nhiên, lượng kiến thức môn Tiếng Việt có phần quá tải so với độ tuổi của con.
Chị Lưu Thị Luyến (Hoài Đức, Hà Nội) sau những tuần đầu cùng con học online tại nhà nhận xét: "Ở độ tuổi của con kỹ năng viết câu, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, trong khi môn Tiếng Việt có yêu cầu viết đoạn văn ngắn. Bài đã khó, còn thiếu sự tương tác trực tiếp với cô giáo nên mẹ phải hướng dẫn con rất nhiều chứ nếu chỉ nghe cô hướng dẫn con không thể làm được phần đó".
Chị Luyến chia sẻ thêm, dù ngồi học cùng con nhưng có những phần kiến thức mới chị cũng phải tham khảo thêm các phụ huynh khác, tìm các bài tập liên quan cũng như cách truyền đạt để con dễ hiểu nhất.
Cùng chung cảm nhận như trên, chị Phạm Thùy Dung (Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng, môn Toán lớp 2 được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tư duy của con và con tiếp thu tốt. Nhưng riêng môn Tiếng Việt lại có phần khó khăn hơn rất nhiều.
"Các con lớp 2 đã phải viết vài câu thành đoạn văn, làm bài tìm từ, đặt câu với từ cho sẵn, sắp xếp thành câu đúng nghĩa... Trong khi đó, vốn từ của các con chưa phong phú, câu từ còn ngô nghê, chưa phân biệt được các quy tắc chính tả nhưng lại phải lựa chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống,...
Có những lúc con hỏi nghĩa của từ "liu riu" là gì? Khi nghe con hỏi, dù bối rối nhưng tôi vẫn phải cố gắng suy nghĩ cách giải thích nào phù hợp nhất với độ tuổi của con. Thực sự học môn Tiếng Việt cùng con tôi cảm thấy rất áp lực và vất vả", chị Dung bày tỏ.
Cô Nguyễn Thị Thu Thủy - giáo viên tại Thanh Hóa nhận xét, về mặt hình thức, SGK mới có nhiều hình ảnh trực quan, các con cảm thấy rất hứng thú khi học. Nhưng xét về mặt kiến thức, chương trình Tiếng Việt mới nặng hơn trước rất nhiều.
"Quả thực, chương trình môn Tiếng Việt có phần hơi nặng so với các con. Mỗi tuần các con sẽ phải học cách viết 1 đoạn văn. Nhiều con cách diễn đạt, câu từ chưa rõ ràng, logic nên phải luyện tập rất nhiều, rất áp lực. Có những con khi được cô cho luyện nói, các con nói rất trôi chảy nhưng khi đặt bút viết, con không viết ra được như những gì vừa luyện tập", cô Thủy chia sẻ.
Bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình GDPT mới: Trực tiếp bổ trợ cho trực tuyến Quảng Ngãi đã hoàn thành tập huấn giáo viên triển khai Chương trình SGK mới lớp 1 - 2 - 6 theo hình thức trực tuyến. Các Phòng GD&ĐT đã cử cán bộ cốt cán cùng tham gia ở điểm cầu để thảo luận, hỗ trợ GV. Bồi dưỡng các modun cho GV thực hiện Chương trình GDPT mới tại Quảng Ngãi. "Chân...