Mặt hàng nào từng là phế phẩm nhưng nay lại “hái ra tiền”?
Chắc các bạn sẽ sốc khi biết điều này ở mục 2.Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem điều gì gây “sock” đến thế.
1.Bã mía.
Bã mía vốn là phế phẩm công nghiệp, nhưng nay lại trở thành mặt hàng “hái ra tiền”. Các sản phẩm hộp, cốc làm từ bã mía đang tạo thành một cơn sốt trên thị trường Việt Nam. Hộp bã mía hiện có giá từ 36.000 đồng/10 cái.
2. Tôm hùm.
Tôm hùm từng bị coi là đồ phế thải, thậm chí còn bị đem ra làm… phân bón, làm thức ăn cho chó mèo. Ngày nay, tôm hùm là mặt hàng đắt đỏ có giá tiền triệu.
Pin đã qua sử dụng là phế phẩm khó tái chế và không đem lại giá trị kinh tế gì.
4. Khoai tây.
Trước kia, mặt hàng này từng bị coi là phế phẩm. Người châu Âu xưa kia trồng khoai tây chủ yếu để làm thức ăn cho gia súc. Ngày nay, khoai tây trở thành thực phẩm quen thuộc trên thị trường. Hiện tại, khoai tây có giá từ 17.000 đồng/kg.
5.Lõi ngô.
Video đang HOT
Lõi ngô trước kia là phế phẩm, chỉ dùng để làm thức ăn cho gia súc. Nhưng ngày nay, lõi ngô được thu mua nhiều để trồng nấm, trở thành mặt hàng đem lại thu nhập tiền tỷ.
6. Xơ dừa.
Xơ dừa xưa kia chỉ là phế phẩm nhưng ngày nay, mặt hàng này lại có rất nhiều công dụng như chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, xơ dừa thô ép kiện… Tại Bến Tre, xơ dừa được xuất khẩu với giá từ 170 – 350 USD/tấn (3,9 – 8,1 triệu đồng).
7.Vỏ nho.
Hiện tại, vỏ nho vẫn là phế phẩm không đem lại giá trị kinh tế gì.
Theo Hương Nguyễn (Tổng hợp) (Dân Việt)
Lấy giấy ăn trồng rau mầm, 7 ngày sau rau mọc um tùm, xanh mướt
Cách trồng rau mầm khá đơn giản, tuy nhiên để ra được kết quả tốt đòi hỏi người trồng phải ươm đúng cách và chăm sóc thường xuyên.
Rau mầm là phiên bản mini của những loại rau chúng ta ăn hàng ngày, chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, tốt cho sức khỏe. Trong đó rất nhiều loại hạt có thể trồng rau mầm, và chị em hoàn toàn có thể tự tay trồng cho gia đình những chậu rau mầm xanh tươi, bổ dưỡng.
Kỹ thuật trồng cây rau mầm tại nhà có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng khay, sử dụng xơ dừa, dùng giá thể hoặc bìa các tông, thậm chí cả khăn giấy cũng có thể trồng mà lại cực kỳ sạch. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây rau mầm trên giấy vô cùng hiệu quả cho rau ăn quanh năm mà không lo hóa chất.
Chuẩn bị
- Hạt giống: Nên chọn mua các loại hạt giống to như giá đỗ, đậu đỏ... để giúp cây mọc lên cứng cáp hơn. Sau này đã trồng quen rồi thì có thể chuyển sang hạt nhỏ như cải ngọt, lơ xanh...
- Giấy ăn
- Khay nhựa, hoặc nồi inox
Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn
Bước 1: Ngâm hạt
Thời gian ngâm hạt còn phụ thuộc vào loại rau mầm bởi mỗi loại đều có những đặc điểm riêng.
Ví dụ:
Đối với rau ăn lá: Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ khoảng 8 - 12 tiếng; Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ khoảng 12 - 36 tiếng.
Đối với các loại rau gia vị: Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 - 8 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ khoảng 12 - 24 tiếng.
Đối với rau ăn trái: Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo ngâm khoảng 5 - 8 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Đậu bắp: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 - 14 tiếng, ủ khoảng 24 - 48 tiếng.
- Ngâm trong nước theo tỉ lệ 2 sôi - 3 lạnh.
- Khi ngâm thì vớt những hạt nổi ra, bởi đó là hạt lép, nhỏ, sâu, nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì chết.
- Sau khi ngâm xong thì rửa hạt giống qua nước.
Bước 2: Ủ hạt
- Đầu tiên, lót từ 3-4 lớp giấy ăn lên trên khay nhựa sao cho độ dày khoảng 2-3 cm.
- Sau đó dùng nước sạch tưới đều lên khắp bề mặt, vừa đủ ẩm thôi, đừng tưới úng.
- Tiếp theo rải hạt giống đã ngâm lên đều khắp khay, sử dụng bình phun sương tưới thêm 1 lượt nữa.
- Cuối cùng, chị em lấy bìa cát tông che lên trên, cất vào nơi tối, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, thời gian ủ như đã nói phía trên.
*Lưu ý: kiểm tra 1 lần/1 ngày, sờ thấy khăn giấy khô là phải tưới phun sương thêm nước ngay.
Bước 3: Tưới nước hàng ngày
- Để cách trồng rau mầm bằng giấy ăn đạt hiệu quả cao cần tưới nước hằng ngày nhưng cũng đừng tưới nhiều quá sẽ bị úng.
- Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay.
Bước 4: Thu hoạch
- Thường thì rau được thu hoạch sau 7 ngày trồng.
- Chỉ cần dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn) và rửa sạch rau là sử dụng được rồi.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Muôn kiểu "chế" rau muống, bã mía, bột ngô, tre... thay thế đồ nhựa Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, chỉ tính riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và bao nilông. Rau muống, bã mía, bột ngô, tre... thay thế đồ nhựa Mới đây, tại diễn đàn Khởi nghiệp Nông nghiệp do Sở NNPTNT TP.HCM tổ chức, một gian hàng...