Mark Zuckerberg – ‘Người đàn ông kỳ lạ’ đang điều khiển, chi phối một trong những công ty quyền lực bậc nhất thế giới
Facebook đang được điều khiển bởi một người đàn ông kỳ lạ, đó chính là Mark Zuckerberg.
Phóng viên chuyên mảng công nghệ của tờ The Guardian là Alex Hern vừa có bài viết về Facebook. Hern đặt câu hỏi, tại sao Facebook có quá nhiều bê bối, tranh cãi và gây hấn?
Đưa tin cho một công ty như Facebook với tư cách là phóng viên công nghệ, thường rất dễ bị sa đà vào những chi tiết nhỏ mà bỏ qua những vấn đề lớn hơn. Với mỗi một vụ bê bối mới, bê bối trước đó lại bị lùi vào ký ức, hoặc đơn giản chỉ là một gạch đầu dòng tiếp theo trong danh sách các sai phạm.
Sau khi nhìn lại các vụ bê bối suốt hàng thập kỷ qua của Facebook, tôi liên kết thông tin lại và đưa ra kết luận chủ quan rằng: Facebook như vậy là do Mark Zuckerberg.
Trên thực tế quan điểm này của tôi có chút khác biệt so với các đồng nghiệp của mình. Nếu như Sheera Frenkel và Cecilia Kang của tờ NYTimes cho rằng vấn đề cốt lõi của Facebook là chủ nghĩa tư bản: Sứ mệnh tích cực của công ty nhằm “kết nối thế giới” đơn giản là bởi số lợi nhuận mà họ kiếm được từ làm việc đó”. Nhưng tôi không chắc lắm.
Video đang HOT
Mọi công ty đều có động cơ lợi nhuận, nhưng rất ít trong số họ có nguồn năng lượng giống với Facebook. Giai thoại mà tôi nhớ rất rõ là khoảnh khắc Zuckerberg quyết định sử dụng cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên trong sáu năm để nói về quyết định loại bỏ những thông tin sai lệch về Holocaust (cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người) của Facebook. “Tôi nghĩ Facebook không nên gỡ bỏ điều đó, bởi tôi không cho rằng những điều đó là sai”
Phát ngôn của Mark gặp phải chỉ trích nặng nề thời điểm đó. Phải mất tới 2 tuần sau vụ ồn ào về việc Facebook quyết định loại bỏ tất cả thông tin về Holocaust thì Mark Zuckerberg mới có thể đưa ra câu trả lời cho việc này. Thế nhưng, anh ta lại đưa ra câu trả lời dựa trên ý kiến cá nhân của mình, cho rằng việc làm của Facebook là không nên.
Lý giải về hành động ngược đời này của Mark, theo Frenkel và Kang thì:
“Bằng cách cho phép mọi người tạo ra một cộng đồng trên Facebook, Mark đã cho thấy anh ấy có thể gạt cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình sang một bên và tuân thủ một quy tắc nhất quán dựa trên logic. Anh tự tin rằng mọi người sẽ thấy suy nghĩ của anh là khó nghe nhưng cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của chính sách phát ngôn trên Facebook. Một số thành viên trong đội PR của Mark đã cầu xin anh ấy suy nghĩ lại về chiến lược này. Không cần thiết phải viện dẫn một trường hợp cực đoan như vậy về cái mà Facebook coi là tự do ngôn luận”.
Tuy nhiên, tôi không có cùng quan điểm như vậy. Điều khiến Facebook trở thành Facebook như thế này không phải bởi việc họ chăm chăm kiếm lợi nhuận. Trên thực tế, theo quan điểm của tôi, một công ty có quyền lực địa chính trị như Facebook cuối cùng bị chi phối, không phải bởi động cơ lợi nhuận, mà bởi động cơ không thể đoán trước của một người đàn ông kỳ lạ, chính là Mark Zuckerberg.
Facebook chi 23,4 triệu USD để bảo vệ Mark Zuckerberg
Các hãng công nghệ Mỹ thường tốn rất nhiều tiền để bảo vệ nhà lãnh đạo khỏi những mối nguy thường trực như bắt cóc hay tấn công mạng.
Các lãnh đạo công nghệ phải thuê vệ sĩ, tài xế riêng để đảm bảo an toàn cho bản thân
Năm 2020, dưới tác động của Covid-19, số tiền bảo vệ mà các công ty chi trả cho nhà lãnh đạo lại càng tăng vọt. Chi phí gia tăng vì các giám đốc điều hành giờ đây cần chống cả Covid-19. Thay vì cùng khách hàng di chuyển trên máy bay hoặc ô tô, họ đi xe riêng để giữ khoảng cách. Bên cạnh đó, hình thức làm việc từ xa khiến họ phải xây dựng hệ thống an ninh tại nhà, tân trang các phòng trú ẩn, thuê drone để lập bản đồ và bảo vệ khuôn viên quanh nhà.
Theo Protocol , trong năm qua, những "gã khổng lồ" ở Thung lũng Silicon đã trích ra tổng cộng 46 triệu USD nhằm đem lại sự an toàn cho các giám đốc điều hành.
Đứng đầu danh sách là CEO Mark Zuckerberg. Năm 2020, công ty chi 23,4 triệu USD để bảo vệ người đứng đầu, tăng từ mức 20,4 triệu USD năm 2019. Số tiền này bao gồm khoản trợ cấp trước thuế 10 triệu USD, thêm 13,4 triệu USD cho an ninh cá nhân của nhà sáng lập Facebook.
Là một công ty mạng xã hội, Facebook đặc biệt chú trọng bảo vệ những người đứng đầu, COO Sheryl Sandberg xếp thứ hai sau Mark Zuckerberg, với khoản phí 7,6 triệu USD.
Zuckerberg bỏ xa những lãnh đạo khác trong danh sách, vượt qua cả tỉ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos. Amazon chỉ bỏ ra 1,6 triệu USD để đảm bảo an toàn cho Jeff Bezos. Microsoft không có trong danh sách này vì những lãnh đạo của công ty tự bỏ tiền túi.
Kết quả phản ánh vị thế ngày càng lớn của tầng lớp "đại gia" công nghệ. Sở hữu những công ty có giá trị hàng đầu thế giới, họ dễ trở thành mục tiêu của kẻ xấu.
Thời gian gần đây, Facebook vướng vào hàng loạt tranh cãi về tin giả vắc xin, thuyết âm mưu. Tháng 4, công ty cho biết đã xác định được những mối đe dọa nhắm tới Zuckerberg.
Nhiều nhà lãnh đạo khác cũng gánh chịu hậu quả từ những tai tiếng của mình. Năm 2020, có tin đồn rằng điện thoại của Jeff Bezos đã bị hack qua WhatsApp từ 2 năm trước. Thái tử Ả Rập Mohammed bin Salma bị cho là người đứng sau vụ này.
Danh sách mà Protocol thu được gồm 11 người đứng đầu các hãng công nghệ. Sau 2 nhà lãnh đạo Facebook, chiếm vị trí thứ 3 là CEO Google Sundar Pichai (chi 5,4 triệu USD), sau đó là John Zimmer - đồng sáng lập và chủ tịch công ty gọi xe Lyft (2,06 triệu USD) và Larry Ellison của tập đoàn Oracle (1,71 triệu USD). Nửa cuối danh sách có những tên tuổi như nhà sáng lập kiêm CEO Snapchat Evan Spiegel (1,67 triệu USD), ông chủ Amazon Jeff Bezos (1,6 triệu USD), CEO Tim Cook của Apple (470.000 USD)...
Facebook muốn người dùng thành 'chuyên gia' chống tin giả Ý tưởng chỉ định "chuyên gia hiểu biết" để định hướng thông tin, tránh tin giả trong các hội nhóm của Facebook đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Facebook vừa thông báo sẽ cho phép các quản trị viên trong nhóm chỉ định người dùng làm "chuyên gia". Điều đó có nghĩa những người điều hành cộng đồng trực tuyến sẽ...