Mập mờ chuyến bay liên danh hàng không
Dù mang lại lợi ích cho các hãng hàng không song các chuyến bay liên danh lại nhận những phàn nàn ở nhiều mức độ từ khách hàng.
Gần đây, một số hành khách phàn nàn việc Vietnam Airlines và Pacific Airlines mập mờ trong các chuyến bay liên danh. Cụ thể, khách hàng mua vé trên website Vietnam Airlines với số hiệu “VN” nhưng lại làm thủ tục ở quầy Pacific và bay trên chuyến bay của hãng này.
Vietnam Airlines hiện khai thác các chuyến bay liên danh cùng với Pacific Airlines. Ảnh: T.L.
Dòng chữ “được khai thác bởi Pacific” thường được ghi chú khá nhỏ khiến nhiều người bỏ qua và chưa thực sự hài lòng với các chuyến bay liên danh.
Các hãng bay lớn đều có liên danh
Trong ngành vận tải hàng không có rất nhiều hình thức hợp tác và một trong những loại hình hợp tác phổ biến nhất là thực hiện các chuyến bay liên danh.
Liên danh được hình thành từ thực tế nơi các chuyến bay khai thác bởi hãng hàng không thâm nhập vào thị trường đã có một hoặc vài hãng hàng không khác hoạt động.
Theo Forbes, về cơ bản, liên danh là một thỏa thuận giữa các hãng hàng không để bán chỗ ngồi trên các chuyến bay của nhau. Các hãng hàng không chia sẻ doanh thu trên vé đó theo thỏa thuận.
Video đang HOT
Các hãng hàng không lớn ngày nay đều có các liên danh với đối tác là các hãng hàng không khác. Liên danh mang tính chất như một chiếc chìa khóa để hình thành các liên minh hàng không.
Korean Air cũng có các chuyến bay liên danh với nhiều hãng hàng không khác nhau. Ảnh: Korean Air.
Thỏa thuận về chuyến bay liên danh đầu tiên được thực hiện vào năm 1990 khi Australian Airlines, Qantas Airways và hãng hàng không American Airlines kết hợp dịch vụ xếp ghế giữa các thành phố nội địa của Mỹ và các thành phố nội địa của Australia.
Có 3 thoả thuận liên danh phổ biến, gồm khai thác chung một đường bay; nối chuyến và tăng trưởng các thị trường chưa được khai thác.
Với hoạt động khai thác chung một đường bay, điều này làm tăng tần suất phục vụ hơn so với khi chỉ có một hãng hàng không phục vụ. Trong khi hoạt động nối chuyến cho phép khách hàng có thể đặt chỗ di chuyển từ điểm A đến điểm B qua điểm C dưới mã số của một nhà vận chuyển, thay vì khách hàng phải đặt chỗ cho hai chặng với hai mã khác nhau.
Với việc tăng trưởng các thị trường chưa được khai thác, đây là một phương thức giúp cho nhà vận chuyển chưa được khai thác đường bay nhưng có cơ hội quảng bá trên thị trường nhờ số hiệu chuyến bay liên danh.
Khách hàng không hài lòng
Dù mang lại lợi ích cho các hãng hàng không song các chuyến bay liên danh đã nhận những phàn nàn ở nhiều mức độ từ các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan chức năng phụ trách thương mại về hợp đồng liên danh khi xảy ra bồi thường, chậm hủy chuyến.
Tờ USA Today từng viết: “Trong toàn ngành hàng không, ngày càng nhiều sự đồng thuận rằng các chuyến bay liên danh phải được hạn chế, nếu không muốn nói là bị loại bỏ”.
Người tiêu dùng không hài lòng với các chuyến bay liên danh. Ảnh: Unsplash.
Theo đó, vấn đề lớn nhất của những chuyến bay này là hành khách không biết về nó. Khi họ nhận được hành trình của mình, họ không chú ý đến dòng chữ nhỏ “điều hành bởi…”.
Vấn đề thường trực nhất là họ đến sân bay với mong đợi một trải nghiệm từ hãng này nhưng lại nhận được một trải nghiệm từ hãng khác.
Daylian Cain, giáo sư tại đại học Yale, người đã xuất bản một số bài báo nghiên cứu về tác động của những chuyến bay liên danh cho biết ngay cả khi việc liên danh được công khai, câu hỏi đặt ra vẫn là liệu người tiêu dùng hợp lý có đang bị lừa dối hay không và tại sao các hãng chỉ để một dòng thông tin nhỏ như vậy.
Các nhà quan sát nói rằng các hãng hàng không liên danh muốn bạn tin rằng họ lớn đến mức đang điều hành nhiều chuyến bay. Nhưng quan trọng hơn, họ muốn thu được lợi nhuận tài chính từ việc bán cho bạn một chỗ ngồi trên chiếc máy bay mà họ không liên quan gì.
Laura Einsetler, một phi công thương mại cho biết: “Hết lần này đến lần khác, tôi thấy hành khách bỏ lỡ chuyến bay vì họ không hiểu rằng một trong những chuyến bay của họ không thuộc hãng hàng không mà họ đã đặt chỗ. Thời gian sau đó để băng qua toàn bộ sân bay, đứng xếp hàng một lần nữa ở an ninh và chạy ra cổng là không đủ. Họ bực tức và sợ hãi nhưng chúng tôi không thể làm gì để giúp họ“.
Khách bay tăng kỷ lục, chậm chuyến cũng tăng theo
Tháng 6/2022, số chuyến bay bị chậm chuyến là 5.602 chuyến, chiếm 18,2 %, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam đề nghị chấn chỉnh tình trạng chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không. Theo số liệu từ Cục Hàng không, từ 19/5 - 18/6, các hãng hàng không đã khai thác 30.808 chuyến bay, tăng 528,7% so với cùng kỳ và tăng 18 % so với tháng trước.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết trong những ngày vừa qua lượng hành khách đi máy bay qua sân bay này đang tăng trưởng "nóng", chủ yếu là khách nội địa.
Tuy vậy, số chuyến bay bị chậm chuyến cũng tăng vọt. Cụ thể, trong tháng 6/2022 đã có 5.602 chuyến, chiếm 18,2%. Tỷ lệ này tăng hơn 15,9% so với cùng kỳ và tăng 9,4% so với tháng trước đó. Nguyên nhân chậm chuyến chủ yếu là do: Máy bay về muộn (chiếm tới 13,4% trong số 18,2%), hãng hàng không (chiếm 2,5%), trang thiết bị và dịch vụ tại cảng (chiếm 1%); thời tiết, quản lý, điều hành bay và lý do khác.
Trước thực trạng này, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Cục Hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các hãng hàng không để kịp thời chấn chỉnh, xử lý; xác định nguyên nhân chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không để đưa ra giải pháp xử lý.
Đồng thời chỉ đạo các hãng hàng không tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng không, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, điều lệ vận chuyển liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển trong điều kiện chậm, hủy chuyến.
Từ đầu 2022 đến nay, tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát, nhu cầu đi lại của người dân nói chung tăng nhanh và hoạt động vận tải hàng không cũng đang dần được hồi phục. Với các chuyến bay khai thác nội địa, lượng hành khách và sản lượng hàng hóa trong 6 tháng đầu 2022 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021.
Lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021 (khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6%. Khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%); các hãng hàng không nội địa đã vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021 (số lượng khách quốc tế đạt 667.000 khách, tăng 1.033%, khách nội địa đạt 19,5 triệu khách, tăng 51,8%).
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành hàng không. Bên cạnh việc dần hồi phục hoạt động vận tải hàng không nội địa thì tình trạng nhiều chuyến bay bị hủy hoặc chậm chuyến lại có xu hướng tăng gây ra bức xúc cho hành khách, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không.
Du khách rời Phú Quốc mùng 6 tết: Bến tàu kẹt cứng, sân bay thong thả Ngày 6.2, du khách rời Phú Quốc (Kiên Giang) sau kỳ nghỉ tết khiến các bến tàu ở khu vực cảng Bãi Vòng kẹt cứng. Trong khi đó, hành khách rời đảo bằng đường hàng không lại khá thong thả ở sân bay. Tàu liên tục cập bến, rời bến Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ngày 6.2 (mùng 6 tết), tại...