Mạo danh Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh quảng cáo thi chứng chỉ bao đậu
Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, ai quảng cáo thi chứng chỉ Anh văn cam kết đậu là mạo danh nhà trường.
Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của người dân chuyển tới cho biết rằng, họ tham gia tổ chức ôn và thi chứng chỉ Anh văn 6 bậc (VSTEP) theo chuẩn mới được giới thiệu là do trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (BUH). Theo phản ánh của bạn đọc thì có rất nhiều sai phạm.
Một khóa ôn và lệ phí thi lên đến 15 triệu đồng
Theo đó, bạn đọc phản ánh, nhà trường phối hợp với rất nhiều công ty, tổ chức ở bên ngoài tổ chức các lớp ôn không đạt chuẩn, dạy online cho học viên. Các khóa học ôn và lệ phí thi lên đến từ 15 đến 20 triệu đồng.
Nếu học viên bận quá thì không cần đi học ôn. Công ty môi giới sẽ gửi hồ sơ qua hội đồng, để nơi này ghi chú lại. Khi đi thi thì chỉ cần chép lại một số mẫu có sẵn, không cần quan tâm đề thi là gì để đánh dấu là học viên của trung tâm thì đều được chấm qua.
Mỗi khóa thi có hàng trăm học viên, nên số tiền thu được là rất lớn. Thí sinh của Trung tâm Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngân hàng luôn được chấm thi ưu ái hơn thí sinh tự do.
Sinh viên của BUH thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn tốt nghiệp thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ do trường cấp, không được thi các chứng chỉ của trường khác.
Trong khi đó, việc thi chứng chỉ Anh văn 6 bậc do Bộ Giáo dục cấp rất nghiêm túc. Tất cả việc thi này đều thực hiện trên máy tính, có phần mềm chấm điểm.
Một mẩu quảng cáo về thi chứng chỉ ngoại ngữ cam kết đầu ra (ảnh chụp màn hình)
Vào vai người cần chứng chỉ Anh văn B1, phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ qua số 09818xxxxx, gặp thầy Phương, người tự xưng là đối tác liên kết với Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy Phương nói mình đến từ một Trung tâm Ngoại ngữ có 2 cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1 cơ sở tại thành phố Cần Thơ.
Theo thầy Phương, hiện chứng chỉ Anh văn B1 đang ôn của 4 trường đại học tại thành phố, trong đó có trường Đại học Ngân hàng.
Video đang HOT
Lịch ôn là 1 tuần 2 buổi học trực tiếp, 2 buổi học online (thường là vào buổi tối). Muốn thi thì cần đi ôn từ 4 đến 6 buổi.
Học phí ôn là 9,8 triệu đồng (bao gồm cả lệ phí thi) của 3 trường đại học, còn học phí ôn của BUH là 15 triệu đồng (bao gồm cả lệ phí thi).
Nói về lý do học phí ôn của trường này cao hơn những trường còn lại, thầy Phương lý giải: Thường tỷ lệ đậu của trường này cao hơn những trường kia, từ 90% trở lên.
Học viên sẽ được học ôn cho tới khi nào đậu thì thôi, cứ có đi ôn là sẽ đậu, đi ôn vài buổi thôi. Riêng của Trường Đại học Ngân hàng là sẽ học ôn tại trường, còn những trường kia thì sẽ học ở trung tâm.
BUH sẽ có lịch ôn riêng (giáo viên trường dạy), còn trung tâm nhận học viên và liên kết với các trường để tổ chức thi.
Nhà trưởng khẳng định đây là hành vi mạo danh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Nguyễn Đức Trung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà trường hoàn toàn không có liên kết với bất kỳ trung tâm nào trong việc ôn thi, cấp các loại chứng chỉ Anh văn.
Phó Giáo sư Nguyễn Đức Trung chia sẻ: Những điều thầy Phương nói như ở trên hoàn toàn là sai sư thật. Chỉ đi ôn 4, 5 ngày không thể nào đậu được.
Trung tâm của trường tổ chức ôn thi trong 4 tuần, mỗi tuần học 4 đến 6 buổi, trong đó có cả học onine khoảng 2 buổi.
Học phí ôn của trường là 4,5 triệu đồng/lớp, còn học 2 lớp là 9 triệu. Lệ phí thi là 1,8 triệu đồng (thí sinh tự do) còn sinh viên trường được giảm thêm 300 ngàn đồng/em.
Lãnh đạo trường nhấn mạnh: Chắc chắn là không thể nào cam kết đầu ra như lời quảng cáo được.
Thông báo mới nhất nói BUH không liên kết với bất kỳ đơn vị nào ngoài trường (ảnh: P.L)
Tuy nhiên, thầy Trung chia sẻ rằng: Trường có một chính sách cho học viên là chỉ cần đóng học phí ôn 1 lần. Nếu thi rớt thì sẽ không cần phải đóng tiền ôn nữa, mà được chọn thầy để tiếp tục ôn lại, còn lệ phí thi thì phải đóng tiếp.
Thầy Nguyễn Đức Trung nói: Tỷ lệ đậu của trường thường vào khoảng từ 60 đến 72%, cao nhất trong tất cả các trường đại học có tổ chức. Nguyên nhân là do phần lớn đối tượng thi là sinh viên của trường, đã có nền tảng kiến thức Anh văn sẵn có.
Đại diện cho BUH nói tiếp: Việc thi này đề là do Bộ Giáo dục ra, phần mềm cũng của Bộ, thi cũng có cán bộ của Bộ vào giám sát. Thi thì trên máy tính, một số kỹ năng có kết quả ngay, một số giáo viên chấm kết quả sau, nên chắc chắn không ai dám bao đậu.
Nói về việc sinh viên của trường phải có chứng chỉ Anh văn do BUH cấp, thầy Nguyễn Đức Trung lý giải: Sinh viên của trường phải có một trong số những chứng chỉ sau thì mới được tốt nghiệp như IELTS, TOEFL iBT hay VSTEP (chứng chỉ ngoại ngữ do trường cấp) hoặc có thể là TOEIC.
Về việc không được sử dụng chứng chỉ do trường khác cấp, Phó Giáo sư Nguyễn Đức Trung nói rằng, mỗi trường có một chuẩn đầu ra, có một quy định về học thuật hay quan điểm cũng khác nhau.
Ngày 18/2, Phó Giáo sư Nguyễn Đức Trung – Phó Hiệu trưởng của BUH cũng đã ký thông báo 140/ĐHNH, trong đó có phần nội dung đã khẳng định: Nhà trường không có liên kết với bất cứ đơn vị nào ngoài trường trong việc tổ chức các lớp ôn tập kiến thức, ghi danh và đăng ký thi tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (VSTEP) dùng cho Việt Nam.
Kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Tăng chất lượng, thi minh bạch
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có nhiều điểm mới quan trọng.
Đánh giá khung năng lực ngoại ngữ sẽ giúp tăng cường chất lượng trong dạy và học tại các cơ sở GD. Ảnh minh họa
Dự thảo được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Nhiều thay đổi bước ngoặt
Dự thảo được Bộ GD&ĐT công bố công khai để lấy ý kiến góp ý, có 11 điều, khoản, điểm của Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung đã cơ bản khắc phục được những bất cập và bảo đảm hành lang pháp lí phục vụ công tác quản lí, tổ chức thi đánh giá năng lực được công khai, minh bạch, công bằng và thực chất. Trong số 11 thay đổi, ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long nhận định, có 3 thay đổi quan trọng, mang tính bước ngoặt:
Bảo đảm công khai, minh bạch, trung thực, khách quan trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và các yêu cầu để nâng cao chất lượng chuyên môn của kỳ thi. Cụ thể: Thay vì chỉ yêu cầu đơn vị tổ chức thi cần "có trang thông tin điện tử để phục vụ tổ chức thi", dự thảo quy định đơn vị tổ chức thi phải "có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin: Định dạng đề thi; đề thi minh họa; hình thức thi; danh sách thí sinh đăng ký dự thi; thông báo lịch thi, địa điểm thi; kết quả thi; hệ thống tra cứu xác minh kết quả thi".
Yêu cầu này không những tăng tính minh bạch của kỳ thi; tăng trách nhiệm công khai, giải trình của đơn vị tổ chức thi, còn góp phần nâng cao chất lượng ôn tập, chất lượng của kỳ thi và cung cấp kênh thông tin để kiểm tra, xác minh kết quả thi, góp phần phòng chống nạn làm chứng chỉ giả hiện nay. Hay các yêu cầu: Xây dựng "ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa", "từ năm 2022, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính" cũng góp phần nâng cao chất lượng, tính khách quan, trung thực, tăng độ tin cậy của kỳ thi.
Dự thảo có nội dung thay đổi nhằm phá thế độc quyền và mở ra cơ hội liên kết tổ chức thi, đáp ứng nhu cầu đăng kí dự thi của của thí sinh cả nước. Cụ thể, dự thảo cho phép "các đơn vị có thể phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với các tổ chức có chức năng khảo thí đã có ngân hàng câu hỏi thi, đề thi được xây dựng, quản lý đáp ứng các quy định của Quy chế này; bảo đảm phân công rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các bên phối hợp và báo cáo Bộ GD&ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước khi triển khai tổ chức thi".
Hướng tới giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị tổ chức thi, đi kèm với việc xây dựng quy trình kiểm tra, cho phép tổ chức thi hoặc xử lí vi phạm trong quá trình tổ chức thi. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và tạo điều kiện để xã hội giám sát công tác thi, cấp chứng chỉ.
Nâng cao vị thế chứng chỉ ngoại ngữ Việt Nam
Đánh giá cao các sửa đổi, bổ sung quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng: Quy chế hiện hành, một số nội dung yêu cầu chưa cao, nên chứng chỉ Ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam so với các chứng chỉ quốc tế còn có một khoảng cách. Do đó, nhiều khi xã hội thích dùng các chứng chỉ quốc tế hơn. Nhưng những thay đổi trong dự thảo sẽ tăng chất lượng, độ tin cậy của chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam, thậm chí có thể tương đương với các chứng chỉ quốc tế.
"Tổng thể dự thảo, có thể thấy nổi bật là những sửa đổi nhằm bảo đảm công khai, minh bạch trong tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; yêu cầu cao hơn và minh bạch, rõ ràng về năng lực tổ chức, chất lượng đề; thực hiện giám sát cũng rõ ràng, minh bạch... Tất cả hướng tới bảo đảm chất lượng kỳ thi, tạo uy tín, thương hiệu chứng chỉ Ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; người nhận chứng chỉ thực chất có năng lực ngoại ngữ; tạo niềm tin cho người học và cho cơ quan sử dụng lao động" - ông Thái Văn Thành nhận định.
Nhấn mạnh các điều kiện bảo đảm chất lượng, GS Thái Văn Thành cho biết: Để được giao tổ chức kỳ thi này, dự thảo yêu cầu trường ĐH phải đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học với chương trình đào tạo ngành ngoại ngữ đúng với ngoại ngữ tổ chức thi. Đây là yêu cầu mới và cao hơn so với quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, những quy định về điều kiện bảo đảm tổ chức thi của trường ĐH (đội ngũ, cơ sở vật chất, đề án tổ chức thi...), các khâu tổ chức thi, năng lực tổ chức của nhà trường... cũng được quy định rõ ràng, thuận lợi cho xã hội và cơ quan quản lý giám sát chất lượng. Đề thi được yêu cầu cao về chất lượng; số lượng câu hỏi được tính đến để các đối tượng thi khác nhau, ở thời điểm khác nhau có đề thi độ khó tương đương, bảo đảm công bằng, khách quan và kết quả đủ độ tin cậy...
"Nếu thực hiện đúng theo quy định này, tôi tin rằng, chất lượng chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam sẽ tăng lên. Quy định mới góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho không chỉ học sinh, sinh viên mà với đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước" - ông Thái Văn Thành cho hay.
Góp ý cho dự thảo ở điểm mới mở cơ hội liên kết tổ chức thi, GS Thái Văn Thành nói: Đơn vị có nhu cầu phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cần báo cáo kế hoạch cho đơn vị có trách nhiệm quản lí nội dung này tại địa phương; ngược lại, đơn vị quản lí cần cử người để tham gia giám sát, bảo đảm tính nghiêm túc, độ tin cậy, chất lượng của kỳ thi. Ngoài ra, cần tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm quy chế, cũng như không bảo đảm các điều kiện tổ chức thi.
Trong khi đó, ông Trịnh Văn Ngoãn đề nghị Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu để xác định "đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ" ở Điều 4 của Quy chế cho phù hợp với quy định: Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc ĐH, học viện, trường ĐH, trường CĐ sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học - được thể hiện trong Nghị định số 135/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT là cơ sở pháp lí quan trọng để quản lí, tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, so với thời điểm 2017, yêu cầu, điều kiện hiện tại và tương lai đã có nhiều thay đổi. Do đó, sửa đổi, bổ sung Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT là cần thiết. Tôi đồng tình, đánh giá cao quan điểm sửa đổi này của Bộ GD&ĐT. - Ông Trịnh Văn Ngoãn
Những thay đổi lớn của giáo dục trong năm 2021 Năm 2021, nhiều chính sách về giáo dục, đào tạo sẽ có nhiều thay đổi như học sinh được học SGK tích hợp, bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên, tăng tuổi nghỉ hưu của giáo viên... Học sinh học SGK lớp 2, lớp 6 mới Năm học 2021-2022, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga thẳng thừng bác bỏ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump
Thế giới
Mới
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
4 phút trước
Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Tin nổi bật
5 phút trước
Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn
Sức khỏe
7 phút trước
Clip: 11 giây kinh hoàng khi em bé rơi khỏi chiếc cầu trượt rất cao, cảnh tượng sau đó khiến người mẹ day dứt
Netizen
8 phút trước
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?
Sao châu á
13 phút trước
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã
Lạ vui
16 phút trước
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc
Sáng tạo
22 phút trước
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh
Pháp luật
30 phút trước
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè
Thời trang
42 phút trước