Mảnh ghép 6 nhánh gỡ rối bệnh khó nói của phái nữ
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh cho 2 bệnh nhân bị sa tạng chậu.
Tiến sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết hai người bệnh phát hiện khối sa âm đạo trong nhiều năm gây đau tức vùng chậu, tiểu lắt nhắt, ảnh hưởng chất lượng sống.
Hai bệnh nhân được phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh do các bác sĩ đơn vị niệu nữ, Bệnh viện Bình Dân thực hiện dưới sự tư vấn của giáo sư, bác sĩ Emmanuel Delorme từ Pháp ngày 15/2.
Bệnh viện Bình Dân đã đặt mảnh ghép 4 nhánh để điều trị sa tạng chậu nhiều năm trước. Ứng dụng mảnh ghép 6 nhánh giúp tăng hiệu quả nâng đỡ. Các nhánh của mảnh ghép được khéo léo gắn vào các vị trí giải phẫu phù hợp, không gây đau sau mổ. Điều này phù hợp quan điểm điều trị bảo tồn hiện nay trên thế giới, không ủng hộ việc cắt bỏ các tạng sa, ảnh hưởng đến giải phẫu vùng chậu và chức năng các cơ quan.
Bác sĩ phẫu thuật đặt mảnh ghép 6 nhánh cho bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua ngả âm đạo như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu.
Bệnh lý sa tạng chậu gây các rối loạn tiểu, rối loạn tiêu hóa, các rối loạn tình dục, làm ảnh hưởng chất lượng sống phụ nữ. Nhiều phụ nữ mắc bệnh chịu đựng tình trạng bệnh tật kéo dài do ngại ngần, mặc cảm, tự ti dẫn đến đánh mất cơ hội điều trị hiệu quả.
Video đang HOT
Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai và sinh con nhiều lần, béo phì, làm việc nặng, táo bón mạn tính, bệnh lý hô hấp mạn tính và từng phẫu thuật vùng chậu. Thống kê của Hội Sàn chậu TP HCM, bệnh lý ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Trong số này, cứ 5 người thì có một người bị sa từ 2 cơ quan trở lên.
Phẫu thuật đặt mảnh ghép ngày càng được cải tiến nhằm tối ưu hóa điều trị, hướng tới mục tiêu giảm hoặc khỏi triệu chứng, tái lập cấu trúc nâng đỡ và cấu trúc vùng chậu, phòng ngừa xuất hiện các thành phần suy yếu mới, sửa chữa các thương tổn phối hợp. Thời gian phẫu thuật được rút ngắn, hạn chế mất máu, giảm đau, giảm biến chứng tại chỗ, bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu tự nhiên của vùng chậu.
Bệnh viện Bình Dân triển khai nhiều phương pháp điều trị bệnh lý sa tạng chậu tương ứng với các giai đoạn bệnh khác nhau như điều trị nội khoa, tập cơ vùng chậu với hệ thống máy chuyên biệt giúp củng cố các cơ và dây chằng, đặt vòng nâng đỡ và phẫu thuật đặt mảnh ghép kèm cố định cổ tử cung vào dây chằng cùng gai để điều trị sa tạng chậu…
Lê Phương
Theo VNE
Nhậu xỉn nuốt tăm xỉa răng, người đàn ông bị thủng lá lách
Do nhậu say nên khi đi ngủ anh H. vẫn còn ngậm cây tăm xỉa răng trong miệng rồi nuốt chửng vào bụng lúc nào không hay. Chiếc tăm xỉa răng đã đâm thủng lá lách, khiến nạn nhân có nguy cơ xuất huyết ổ bụng, nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng.
Sau khi phẫu thuật lấy cây tăm xỉa răng ra khỏi lá lách, hiện sức khỏe của bệnh nhân H.( 46 tuổi, ngụ ở TP.HCM) đã ổn định - Ảnh: T.N
Ngày 23.1, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa phẫu thuật lấy ra một cây tăm xỉa răng dài 6 cm nằm trong ổ bụng, đâm thủng lá lách bệnh nhân.
Theo lời anh H.(46 tuổi, ngụ TP.HCM), vào khoảng cuối tháng 12.2018, anh cùng một số người bạn của mình đi nhậu. Do nhậu xỉn quá nên trong lúc ngủ anh vẫn ngậm cây tăm xỉa răng trong miệng, rồi nuốt lúc nào không hay.
Tuy nhiên, đến hôm sau đi làm anh H. vẫn thấy trong người bình thường. Nhưng sau đó 2 ngày lại thấy bụng khó chịu, anh chỉ nghĩ là do hôm trước nhậu quá nhiều.
Liên tục trong 2 tuần sau đó, anh H. thấy đau vùng hạ sườn trái mà không rõ nguyên nhân, nên anh đã đến một cơ sở chẩn đoán y khoa ở TP.HCM để khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện dị vật có hình dạng một cây tăm nằm trong nhu mô lách, một đầu cắm vào rốn lách, nguy cơ sẽ xuyên thủng động mạch lách. Ngay lập tức, anh H. được chuyển Bệnh viện Bình Dân cấp cứu. "Tôi cũng không hiểu cây tăm đã chui vào bụng bằng cách nào", anh H. thắc mắc.
Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân(TP.HCM) tiến hành phẫu thuật nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân H.- Ảnh: T.N
Trước tình hình trên, các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân đã quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi để rút dị vật cho người bệnh.
Bác sĩ Lê Hữu Phước- Bệnh viện Bình Dân cho biết gần 2 giờ đồng hồ nỗ lực tìm kiếm cẩn thận trong lá lách, cuối cùng các bác sĩ đã rút được dị vật là cây tăm xỉa răng dài 6cm, có 2 đầu vót nhọn.
"Ngay tại thời điểm rút được cây tăm, dịch mủ đục vốn do cơ thể phản ứng với dị vật đã trào ra, đây cũng là một trong các lý do khiến ông H. đau âm ỉ liên tục 2 tuần. Tất cả phòng phẫu thuật đều phấn khởi khi lấy được dị vật an toàn, đồng thời vẫn giữ được lá lách toàn vẹn cho người bệnh", bác sĩ Phước chia sẻ. Vị bác sĩ này cho biết ca phẫu thuật thành công đã giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ cây tăm xuyên thủng động mạch lách, gây xuất huyết trong ổ bụng và các nguy cơ khác như ổ áp-xe, nhiễm trùng máu... đe dọa tính mạng người bệnh.
Theo bác sĩ Phước, khi tiếp nhận bệnh nhân cùng kết quả trên, các bác sĩ ở đây nhận định đây là một trường hợp dị vật đường tiêu hóa đâm xuyên lách vô cùng hiếm gặp. Thông thường, các dị vật đường tiêu hóa sẽ cắm vào hoặc xuyên thủng đường tiêu hóa tại các vị trí như dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng... Dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng, hoặc tạo những ổ nhiễm trùng trong lồng ngực, ổ bụng và có thể khiến người bệnh tử vong.
Dị vật được lấy ra từ lá lách của bệnh nhân là một cây tăm xỉa răng 2 đầu nhọn dài 6cm - Ảnh: T.N
Qua trường hợp trên, bác sĩ Phước khuyến cáo người dân cần lưu ý khi ăn uống, đặc biệt là cần bỏ các thói quen như nhai xương, ngậm tăm. Khi vừa nuốt phải xương tuyệt đối không cố nuốt thêm thức ăn, uống nước với mục đích làm "trôi" vì dị vật có khả năng gây tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa, dẫn tới nhiễm trùng và gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và thực hiện một số khảo sát hình ảnh để chẩn đoán. Những người bệnh đau khu trú, âm ỉ bụng, cần gặp gỡ một bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát để tìm rõ nguyên nhân và điều trị triệt để như ca hiếm gặp nêu trên.
Bệnh viện Bình Dân cho biết trong năm 2018 vừa qua bệnh viện này đã tiếp nhận điều trị cho hơn 20 trường hợp nuốt các dị vật như tăm, xương cá, xương gà, xương heo. Đáng lưu ý, hầu hết các trường hợp nuốt phải tăm xỉa răng mà không biết mình đã nuốt phải dị vật vốn quen thuộc nhưng vô cùng nguy hiểm này.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Vì sao người đồng tính chấp nhận chịu đau, ngại đến bệnh viện? "Tôi lại ngại không dám đến bệnh viện vì sợ bị soi mói, đến phòng khám tư thì chắc chắn bị chặt chém nên quyết định tự mua thuốc về uống", V. - một người đồng tính nam - chia sẻ. Bùi Hoàng V. (23 tuổi, quê Đồng Nai) là người đồng tính nam. Biết được giới tính thật của mình ngay từ...