Mạng xã hội Parler sa thải CEO John Matze
Theo Reuters, công ty đứng sau mạng xã hội cánh hữu Parler đã sa thải CEO John Matze hôm 3.2.
Cựu CEO Parler John Matze bị sa thải mà không rõ lý do
Ông John Matze đã xác nhận động thái mới nhất của công ty Parler với Reuters nhưng bản thân ông không được bàn bạc trước về việc sa thải. Trong một tài liệu gửi nhân viên Parler, ông cho biết: “Vào ngày 29.1.2021, hội đồng quản trị Parler do Rebekah Mercer điều hành đã quyết định chấm dứt vị trí CEO Parler của tôi. Tôi không tham gia vào quyết định này”.
Ông cho biết: “Trong những tháng qua, tầm nhìn sản phẩm, niềm tin về tự do ngôn luận và quan điểm về cách quản lý trang Parler của tôi liên tục bị phản đối”. Được biết, Parler hiện tại đã có một ủy ban điều hành gồm có Matthew Richardson và Mark Meckler.
Video đang HOT
Đến giờ Parler vẫn ở trạng thái ngoại tuyến khi Amazon thông báo ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây. Sau cuộc bạo động ngày 6.1 ở Mỹ, ứng dụng Parler bị xóa sổ khỏi kho App Store và Google Play vì bị cho là nguồn cơn kích động bạo lực. Gần đây, website Parler được hồi sinh nhờ công ty DDos-Guard thuộc sở hữu của hai ông chủ người Nga, nhưng vẫn chưa có hoạt động nào đáng kể.
Ra mắt năm 2018, mạng xã hội Parler tự xưng là “không gian tự do ngôn luận”. Nền tảng này nhanh chóng thu hút những người theo phe bảo thủ, những người cảm thấy thất vọng trước sự kiểm soát của các nền tảng chính thống như Twitter, Facebook.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã quảng bá Parler và những nhân vật cánh hữu từng bị cấm trên các nền tảng thông dụng như Laura Loomer đã chuyển sang dùng Parler. Đầu tháng 2, vận hạn của Parler vẫn chưa chấm dứt khi giới chức Mỹ yêu cầu Cục Điều tra Liên bang Mỹ – FBI điều tra vai trò của nền tảng này trong việc tạo điều kiện và lên kế hoạch cho cuộc tấn công Điện Capitol ngày 6.1.
Parler được hãng công nghệ ở Nga hậu thuẫn
Theo Reuters, website Parler hồi sinh nhờ sự trợ giúp từ nhà cung cấp dịch vụ DDos-Guard thuộc sở hữu của hai ông chủ người Nga.
Cư dân mạng đã tìm ra danh tính công ty cung cấp dịch vụ cho Parler
Ngày 18.1, người dùng có thể truy cập trang web của mạng xã hội Parler, dù ứng dụng vẫn chưa khôi phục trên App Store hay Google Play. Trong thông báo gửi đến người dùng, CEO Parler John Matze hứa sẽ cố gắng đưa ứng dụng trở lại vào một ngày không xa.
Chuyên gia cơ sở hạ tầng Ronald Guilmette nói với Reuters rằng địa chỉ giao thức internet (IP) mà Parler sử dụng là của DDos-Guard. Đây là nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng internet, chuyên về dịch vụ bảo vệ và chống tấn công DDos (viết tắt của Distributed Denial of Service) - hình thức tấn công gây cạn kiệt tài nguyên hệ thống máy chủ và ngập lưu lượng băng thông internet, khiến truy cập từ người dùng đến máy chủ bị gián đoạn.
DDos-Guard được đăng ký tại Anh, thuộc sở hữu của công ty Cognitive Cloud LP, nhưng thực chất chủ của công ty là hai người Nga sống tại thành phố Rostov-on-Don.
Nhiều người đưa ra bằng chứng cho thấy Parler được công ty Nga hỗ trợ
DDoS-Guard đã làm việc với các website chuyên chia sẻ nội dung chính trị cực đoan, phân biệt chủng tộc và thuyết âm mưu như 8kun. Sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol, DDos-Guard tuyên bố đã cắt đứt quan hệ với công ty VanwaTech đứng sau 8kun. Theo The Guardian , 8kun hợp tác với DDoS-Guard từ tháng 10 năm ngoái.
Mối liên hệ giữa DDos-Guard với nhóm thuyết âm mưu QAnon và 8kun từng được nhà báo Brian Krebs đưa tin. Brian Krebs cho rằng DDos-Guard cũng làm việc với website chính thức của nhóm khủng bố Hamas. Theo trang Tadviser , DDos-Guard từng cung cấp dịch vụ cho website của Bộ Quốc phòng Nga.
Nước đi không ai ngờ đến của Parler làm dấy lên nhiều tranh cãi. Cộng đồng mạng cho rằng Parler không nên phụ thuộc vào một hãng công nghệ ở Nga vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật. Chưa kể Parler nổi tiếng tập hợp những người Mỹ tự xưng là "ái quốc", thế nhưng không ít báo cáo chỉ ra rằng Nga đã dùng truyền thông xã hội để gián tiếp gây chia rẽ chính trị ở Mỹ, lên án sự tàn bạo của cảnh sát và khuếch đại những thông tin sai lệch về gian lận bầu cử trong suốt thời gian qua.
Apple bị kiện vì không xóa Telegram khỏi App Store Với lý do không xóa Telegram khỏi App Store vì nội dung bạo lực và các nhóm thù địch, Apple đã bị khởi kiện. Telegram bị cáo cuộc ẩn chứa nhiều mầm mống bạo lực và kích động Apple đang bị Coalition for a Safer Web kiện vì không thể xóa Telegram trong khi vẫn chặn Parler, đồng thời cáo buộc ứng dụng...