‘Mạng xã hội của ông Trump sẽ thất bại’
Cựu tổng thống Mỹ có kế hoạch ra mắt mạng xã hội của riêng mình trong 2-3 tháng tới, nhưng mọi thứ sẽ không đơn giản.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy cựu Tổng thống Trump tái xuất trên Internet trong 2-3 tháng tới thông qua nền tảng của riêng ông. Đó sẽ là thông tin nóng nhất trên mạng xã hội, làm thay đổi hoàn toàn cục diện. Mọi người sẽ chờ đợi và theo dõi xem ông Trump làm những gì”, Jason Miller, cố vấn thân cận của ông Donald Trump chia sẻ trên truyền hình ngày 21/3.
Tôi không nghĩ ông Trump đủ ngớ ngẩn để thành lập mạng xã hội riêng (Miller mở đầu bằng “Tôi nghĩ”). Tôi cho rằng ông ấy sẽ trở lại bằng cách hợp tác với Gab hay Parler, những nền tảng từng được cựu tổng thống sử dụng.
Nhưng tôi cũng muốn ông Trump thành lập mạng xã hội. Dù vậy, với những ai có hiểu biết cơ bản về thị trường công nghệ, tôi không chắc bao nhiêu người sẽ nói đây là ý tưởng khả thi.
Ông Donald Trump có kế hoạch tái xuất trên Internet thông qua mạng xã hội của riêng mình
Doanh thu sẽ là vấn đề lớn
Nếu cho rằng ý tưởng thành lập mạng xã hội không có ông Trump là khả thi, bạn sẽ trở thành kẻ ngốc nếu làm theo hướng ngược lại. Một nền tảng gắn liền với cựu tổng thống sẽ khiến lượng người dùng tiềm năng tại Mỹ giảm một nửa (những người không ủng hộ ông Trump). Tại nước ngoài, tỷ lệ trên có thể còn cao hơn.
Đối với mạng xã hội, một trong những cách tạo doanh thu đơn giản là dựa vào quảng cáo. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều nhà quảng cáo mang xu hướng bảo thủ để mạng xã hội của ông Trump kiếm tiền theo cách này.
“Thương hiệu” mạng xã hội Donald Trump được xây dựng dựa trên việc thuyết phục mọi người rằng ông là tổng thống Mỹ được bầu hợp pháp, nhưng không có bằng chứng. Lượng nhà quảng cáo sẵn sàng bỏ tiền cho ý tưởng trên có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Video đang HOT
Tất nhiên, có nhiều cách để ông Trump thu hút vốn cho mạng xã hội, từ kêu gọi đầu tư đến mô hình trả tiền để sử dụng. Tuy nhiên, sẽ không có cách nào duy trì được sau vài tháng.
Các mạng xã hội cần thu hút lượng lớn người dùng để thu lợi nhuận. Nếu đã giới hạn đối tượng là những người không cảm thấy khó chịu với ông Trump, sẽ thật ngớ ngẩn nếu thu hẹp họ một lần nữa với những người sẵn sàng trả tiền để sử dụng.
Tính đến khả năng còn lại, mạng xã hội Trump có thể được rót vốn bởi các nhà đầu tư bảo thủ, nhưng mục đích chính của họ là hậu thuẫn cho mục tiêu chính trị. Bạn không thể duy trì mạng xã hội bằng cách chỉ dựa vào đầu tư. Nếu không có doanh thu từ quảng cáo hoặc lượng người đăng ký khổng lồ, nền tảng này coi như thất bại.
Cựu tổng thống Mỹ ít xuất hiện trên mạng xã hội sau khi tài khoản Facebook, Twitter bị khóa vào đầu tháng 1.
Ông Trump có thể tiếp tục dính kiện tụng
Đặt giả thuyết mạng xã hội của Trump có thể tạo ra lợi nhuận, vấn đề tiếp theo nằm ở việc kiểm duyệt nội dung. Thực tế hiện nay, một mạng xã hội chỉ có 2 lựa chọn: cấm mọi người đăng nội dung liên quan đến chủ đề không phù hợp, hoặc cho phép tất cả họ đăng bài mà không cần kiểm duyệt.
Trừ khi công khai cấm những người theo chủ nghĩa tự do hoặc kiểm duyệt nội dung chống bảo thủ, nền tảng của ông Trump sẽ tràn ngập nội dung phản đối, đi ngược quan điểm của ông.
Một số quy tắc phải được áp dụng như ngăn chặn hành vi gạ gẫm trẻ vị thành niên, kích động bạo lực, buôn bán vũ khí và ma túy bất hợp pháp. Tuy nhiên không chỉ đưa ra quy định, nền tảng ấy phải chứng tỏ khả năng xử lý nhanh chóng nếu người dùng vi phạm.
Đội ngũ của ông Trump sẽ cần tuyển người, hoặc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm duyệt nội dung như Google hay Facebook. Nếu lựa chọn không kiểm duyệt, đội ngũ kỹ thuật sẽ phải tìm một máy chủ sẵn sàng lưu trữ mạng xã hội không bị kiểm duyệt. Điều đó sẽ rất khó xảy ra, đặc biệt là tại Mỹ.
Ông Trump được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thành lập mạng xã hội riêng.
Nếu không có khả năng sàng lọc nội dung, một doanh nghiệp Internet sẽ khó trụ vững trong thời gian dài vì lượng máy chủ hạn chế, không đủ khả năng xử lý lượng bài viết và người dùng ngày càng tăng.
Trên Twitter, lập trình viên Brianna Wu còn đưa ra vấn đề khác, nhận định mạng xã hội của ông Trump là mục tiêu lớn của tin tặc. Nếu bị tấn công, rất có thể các thông tin mật sẽ bị lộ.
Điểm mạnh duy nhất của nền tảng này là sự nổi tiếng sẵn có của ông Trump. Mọi người đều muốn biết cựu tổng thống sẽ làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, ông cũng có thể bị buộc tội kích động bạo lực bất cứ lúc nào, dù đó là hành động gián tiếp. Trừ khi ông Trump thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền mới, mọi người vẫn sẽ nghĩ rằng các cuộc xung đột liên quan đến kết quả bầu cử là do ông đứng sau “giật dây”.
Vấn đề tiếp theo nằm ở tòa án. Khi cựu tổng thống không được các bang ủng hộ, nền tảng này rất dễ rơi vào tầm ngắm, trở thành mục tiêu cho các vụ kiện hoặc điều tra. Ngay cả Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ khó lòng bỏ qua website đăng những nội dung thuyết âm mưu chống đối chính phủ.
Mạng xã hội Gab - nơi 'trú ẩn' mới của cựu Tổng thống Trump
Im hơi lặng tiếng một thời gian sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump bỗng tái xuất trên mạng xã hội Gab bằng tài khoản @realDonaldTrump đã lâu không sử dụng.
Mạng xã hội Gab dính với nhiều tai tiếng trong quá khứ
Tài khoản chính thức của ông Trump trên Gab đã có hơn 1 triệu lượt theo dõi dù rất ít khi đăng bài, lần gần đây nhất là từ ngày 8.1 năm nay. Tối 4.2, cựu Tổng thống Mỹ bất ngờ đăng một bức thư do nhóm luật sư của ông gửi đến nghị sĩ đảng Dân chủ Jamie Raskin, như một cách đáp trả lời yêu cầu ông đến làm chứng trong phiên điều trần luận tội vào đầu tuần tới.
Trong thư có đoạn viết: "Bức thư của ngài chỉ ra điều ai cũng biết: ngài không thể chứng minh những cáo buộc chống lại Tổng thống thứ 45 của Mỹ, giờ ông ấy là một công dân cá nhân (private citizen)".
Ông Trump chọn mạng xã hội Gab để thông báo tình hình của mình
Đến thời điểm hiện tại, ông Trump vẫn bị cấm cửa vô thời hạn trên Twitter, Facebook. Người ủng hộ ông Trump cũng chuyển sang những mạng xã hội ít bị kiểm soát hơn như Gab, MeWe và Rumble.
Một số nguồn tin cho biết Parler đề nghị trao cho ông Trump 40% cổ phần của công ty nếu ông đồng ý đăng tin độc quyền trên nền tảng này. BuzzFeed News đưa tin, Trump Organization và Parler đã đàm phán vào năm 2020 nhưng văn phòng cố vấn ở Nhà Trắng đã chấm dứt thỏa thuận vì cho rằng điều này vi phạm quy tắc đạo đức.
Mạng xã hội Gab có bố cục giống Twitter, lần đầu tiên ra mắt năm 2016. Ngày 9.1 năm nay, Gab cho biết đã thu hút hơn 10.000 người/giờ và thêm 12 triệu lượt truy cập trong 12 giờ sau khi tài khoản Twitter của ông Trump bị đình chỉ. Bất ngờ trước thành tích khủng, công ty phát biểu: "Gab có thêm nhiều thành viên trong hai ngày qua hơn cả hai năm đầu hoạt động. Chỉ trong một thời gian ngắn Gab sẽ lớn hơn toàn bộ phương tiện truyền thông kế thừa cộng lại". Sau đó dòng tweet này đã bị chính công ty xóa.
Đứng sau Gab là doanh nhân Andrew Torba. Trên website công ty, ông cho biết mình thành lập mạng xã hội Gab vì lo ngại sự kiểm duyệt của Big Tech trong đợt bầu cử tổng thống năm 2016.
Trong buổi phỏng vấn với The Washington Post năm 2016, ông Andrew Torba chia sẻ: "Mọi phương tiện truyền thông lớn, mọi mạng xã hội lớn đều được các nhà lãnh đạo và nhân viên phái cấp tiến ở Thung lũng Silicon điều hành, sở hữu và kiểm soát".
Gab nổi lên từ vụ xả súng giáo đường Do Thái tại Pittsburgh (Mỹ) khi người ta phát hiện hung thủ đã đăng những bình luận bài Do Thái trên nền tảng này. Công ty đã đình chỉ tài khoản của hung thủ ngay sau đó.
Do không kiểm soát được những bài đăng cực đoan, Gab đã bị hơn 25 nhà cung cấp dịch vụ "tẩy chay". Năm 2017, Google Play xóa sổ Gab vì nội dung gây hấn, còn App Store chặn ứng dụng với lý do phát tán văn hóa phẩm đồi trụy.
Dòng tweet đầu tiên của ông Biden khi làm Tổng thống Mỹ khác gì ông Trump? Mạng xã hội từng là kênh truyền thông quan trọng bậc nhất của Tổng thống Donald Trump, và ông Biden có lẽ cũng muốn tận dụng triệt để những sức mạnh từ nền tảng này. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol, ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. Ông cũng đồng thời trở thành chủ nhân của...