Mang song thai lại bị ngôi ngược, thai phụ nhập viện cấp cứu trong tình trạng 1 chân thai nhi đã thò ra ngoài
Mang song thai được 34 tuần, thai phụ bắt đầu thấy đau bụng từ buổi chiều nhưng cô không để tâm lắm. Cho đến 3 tiếng sau, khi cơn đau trở nên dữ dội hơn thì cô mới vào bệnh viện.
Mang thai và sinh con là một quá trình vất vả, cực nhọc và ẩn chứa nhiều nguy cơ, đòi hỏi mẹ bầu phải thật cẩn thận. Nhiều khi chỉ vì chút thờ ơ nhất thời cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 20 tháng 5, Nhân dân nhật báo online tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đưa tin về trường hợp một sản phụ nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Hồ Nam trong tình trạng hết sức nguy hiểm.
Các bác sĩ khi khám nhanh cho sản phụ thì hoảng hốt khi phát hiện chân em bé đã thò ra khỏi cổ tử cung. “Tôi chạm được vào chân của đứa bé, ngay lập tức sản phụ đã được đẩy vào phòng phẫu thuật cấp cứu”, bác sĩ Trâu Văn cho biết. Ngay lập tức vị bác sĩ này đã nhảy lên xe sản phụ đang nằm, quỳ gối đỡ lấy chân thai nhi, đồng thời kê một chiếc gối cao dưới mông sản phụ.
Các nhân viên y tế mất 6 phút để đưa sản phụ vào phòng mổ an toàn.
Ngày 19 tháng 5, cô Ngô mang song thai được hơn 34 tuần, bắt đầu thấy đau bụng từ buổi chiều nhưng cô không để tâm lắm. Cho đến 3 tiếng sau, khi cơn đau trở nên dữ dội hơn thì cô mới vào bệnh viện.
Video đang HOT
Thời điểm cô Ngô vào bệnh viện thì một chân của một em bé đã thò ra ngoài, tình huống vô cùng nguy hiểm. Chỉ mất 6 phút để các nhân viên y tế đưa cô Ngô vào phòng mổ an toàn. Ca phẫu thuật mổ lấy thai thành công, hai em bé chào đời thuận lợi.
Cô Ngô mang thai ngôi ngược, khi chân của em bé thò ra ngoài mà không được cấp cứu kịp thời thì dây rốn dễ bị kéo căng và chèn ép gây thiếu oxy, có thể dẫn đến tử vong cho thai nhi.
Qua sự việc này các bác sĩ khuyến cáo thai phụ phải đi khám thai định kỳ và lập tức đến bệnh viện nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Với các mẹ bầu mang song thai thì sự cẩn thận lại càng phải đặt lên mức độ cao nhất.
Nguy cơ nào cho cả mẹ và bé khi có ngôi thai ngược?
Ngôi thai ngược không phải trường hợp hiếm gặp nhưng là tình trạng bất thường của thai nhi và có nhiều yếu tố nguy hiểm cho cả mẹ và con. Các trường hợp có thể xảy ra khi mang ngôi thai ngược được coi là nguy hiểm gồm:
Ngôi thai ngược.
- Ngôi ngược thai nhi dễ xảy ra vỡ nước ối trước và sau khi đau đẻ, cuống nhau thai sẽ theo nước ối đi ra ngoài, dẫn đến tình trạng cạn ối, thai nhi thiếu oxy dễ gây ngạt và tử vong cho thai nhi. Vỡ nước ối cũng là nguyên nhân làm mất cơn đau đẻ tự nhiên ở các mẹ bầu.
- Thai ngôi ngược nên việc thai nhi ra khỏi bụng mẹ trở nên khó khăn. Nếu như thông thường ở ngôi thuận thì đầu của bé sẽ ra trước, sau đó đến vai và chân ra sau, các bộ phận gọn gàng hơn khi đi ra khỏi bụng mẹ. Còn với ngôi thai ngược, phần chân hoặc mông của bé sẽ ra ngoài trước, rồi đến vai và đầu. Khi mông hoặc chân của bé ra trước, với trường hợp xử lý không khéo, có thể rất khó để phần đầu của bé đi ra ngoài được, dẫn đến bé bị ngạt thở. Hoặc có trường hợp bé bị gãy tay, chân do không thể ra khỏi cơ thể mẹ một cách thuận tiện.
- Ngôi thai ngược gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé, với các ca khó sinh có thể gây biến chứng cho chính thai phụ.
Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Các trường hợp ngôi thai ngược cần được khám xét thường xuyên và cẩn thận ở những tuần cuối của thai kỳ. Thai phụ cần được tiên lượng kỹ càng để có phương án xử trí chính xác an toàn cho cả mẹ và bé.
Thông thường sẽ có 2 cách sinh khi mang thai ngôi ngược là sinh thường (sinh đường âm đạo) và mổ lấy thai nhi. Sinh mổ được coi là phương án tốt nhất cho các trường hợp ngôi thai ngược.
Chỉ cần có sự chẩn đoán sai lầm và lựa chọn phương pháp sinh không chính xác có thể trả giá bằng cả mạng sống của bé và để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho người mẹ. Do đó thai phụ cần đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, có sự chẩn đoán sớm và quá trình theo dõi thai kỳ an toàn.
Người phụ nữ sinh chín
Người phụ nữ trẻ sinh ra 5 bé gái và 4 bé trai khỏe mạnh theo phương pháp mổ bắt thai và hiện cả 10 mẹ con đều ổn định.
Chính phủ Mali cho biết họ đã đưa Halima Cisse, 25 tuổi, đến từ khu vực phía bắc của quốc gia Tây Phi nghèo khó, đến Morocco vào ngày 30/3 để cô được chăm sóc tốt hơn. Ban đầu người ta tin rằng Cisse mang thai 7 bé.
Halima Cisse (giữa) và các bác sĩ hỗ trợ cô sinh con tại một bệnh viện ở Morocco tuần này. Ảnh: Facebook/Buzz2Stars .
Tuy nhiên, thai phụ trẻ hôm qua sinh ra 9 em bé khỏe mạnh tại một bệnh viện ở Morocco. Các trường hợp mang thai 7 rất hiếm, và mang thai 9 lại càng hiếm hơn.
Người phát ngôn Bộ Y tế Morocco Rachid Koudhari nói rằng ông không biết ca sinh nhiều như vậy diễn ra tại một trong những bệnh viện của nước này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Mali cho biết Cisse đã sinh 5 bé gái và 4 bé trai bằng phương pháp mổ bắt thai.
"Người mẹ và các em bé hiện đều ổn định", Bộ trưởng Y tế Mali Fanta Siby nói, thêm rằng bà nhận báo cáo thông qua một bác sĩ Mali đến Morocco cùng Cisse. Sản phụ cùng các con sẽ về nước sau vài tuần nữa.
Các bác sĩ từng lo lắng cho sức khỏe của Cisse cũng như cơ hội sống sót của các bào thai. Theo Bộ Y tế Mali, những lần siêu âm ở cả Mali và Morocco đều cho thấy Cisse mang thai 7 em bé.
Bốn trong số 9 em bé chào đời hôm 4/5 tại bệnh viện ở Morocco. Ảnh: Facebook/ Buzz2Stars .
Bộ trưởng Siby đã gửi lời chúc mừng tới "đội ngũ y tế Mali và Morocco, bởi sự chuyên nghiệp của họ đã mang lại kết quả hạnh phúc của thai kỳ này".
Ba ông nghị Nhật đeo bụng bầu hơn 7 kg Nhóm ba nam nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do đeo bụng bầu giả để trải nghiệm cảm giác mang thai khi xây dựng chính sách về sinh đẻ. Masanobu Ogura, 39 tuổi, Norikazu Suzuki, 39 tuổi và Takashi Fujiwara, 37 tuổi, hôm 8/4 bắt đầu khoác lên người chiếc áo đặc biệt nặng 7,3 kg tại trụ sở đảng Dân chủ...