Mang cơm trưa đi làm, đừng bao giờ phạm phải 5 sai lầm dưới đây kẻo vô tình khiến chúng mất dinh dưỡng, thậm chí hủy hoại sức khỏe
Những sai lầm này có thể khiến bữa trưa của bạn giảm dinh dưỡng, thậm chí sinh ra nhiều độc tố gây hại sức khỏe.
Mang cơm trưa đi làm là sự lựa chọn của nhiều người vì đây là giải pháp vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn giữa mùa dịch COVID-19. Tuy nhiên, khi mang cơm đi làm, nhiều chị em thường đựng trong những chiếc hộp nhựa kém chất lượng, mang thực phẩm nấu dư từ tối hôm trước… Những sai lầm tưởng đơn giản này có thể khiến bữa trưa của bạn bị giảm dinh dưỡng, thậm chí sinh ra nhiều độc tố có thể gây hại đến sức khỏe.
Đựng cơm bằng những hộp nhựa kém chất lượng
Hộp nhựa nhỏ gọn là lựa chọn của nhiều người khi mang cơm đi làm, tuy nhiên sự thật là không phải loại hộp nào cũng phù hợp để đựng thực phẩm. Những loại hộp nhựa kém chất lượng thường được làm từ nhựa tái chế, khả năng chịu nhiệt thấp nên khi cho thức ăn nóng vào chúng sẽ chảy và phát sinh các chất hóa học cực độc.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên: Những loại hộp kém chất lượng có thể chứa chất dioctin phthalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính con người. Không chỉ với đồ ăn nóng, khi gặp dầu mỡ, muối, axit… thì cũng có thể sản sinh độc tố, gây tổn hại đến gan, gây nhiều bệnh khác.
Thay vào đó, bạn nên dùng đồ dùng được làm từ sứ, thủy tinh…
Đựng đồ ăn cùng với cơm
Để tiết kiệm diện tích, nhiều người sẽ kết hợp đựng thức ăn chung với cơm trắng. Tuy nhiên, bản thân cơm là một loại thực phẩm rất dễ ôi thiu và nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cơm trắng nếu để ở nhiệt độ thường trong vòng 5 tiếng đã phát sinh tình trạng nhớt, có mùi chua thiu.
Nếu đựng kèm chung đồ ăn với cơm càng dễ khiến cho hộp cơm trưa bị hỏng, ôi thiu, giảm dinh dưỡng và vi khuẩn sản sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Mang theo hải sản từ hôm trước
Cá, hải sản rất giàu protein… vì vậy chúng là nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn như E.coli sinh trưởng nếu không được chú ý bảo quản đúng cách.
Những món ăn này nếu được nấu từ đêm hôm trước để phục vụ bữa trưa ngày hôm sau thì có thể làm mất hương vị thơm ngon của hải sản, thậm chí làm các chất protein bị biến đổi gây hại cho gan thận.
Cho đồ ăn nóng vào hộp
Nấu bữa trưa vào buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất, tuy nhiên nhiều người vội vã đi làm nên đã múc thực phẩm nóng vào hộp nhựa, sau đó đậy kín, nhưng sai lầm này rất nguy hiểm.
Nếu cho đồ ăn nóng vào hộp và đậy kín trong thời gian dài sẽ khiến chúng bị hấp hơi. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, đồ ăn còn dễ bị thiu, bốc mùi, không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, để đồ ăn nóng vào hộp nhựa có thể hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa PS giải phóng ra càng nhiều, gây tổn hại đến gan. Do đó, bạn nên chờ thức ăn nguội bớt rồi mới cất vào hộp. Ngoài ra, sau khi đến chỗ làm, nên bỏ hộp đồ ăn vào tủ lạnh, khi sử dụng thì đem ra hâm nóng.
Hâm nóng thức ăn sai cách
Không ít người để nguyên thức ăn trong hộp nhựa hoặc bọc nilon và cứ thế bỏ vào lò vi sóng để làm nóng. Đây là sai lầm có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhiệt độ cao trong lò vi sóng có thể làm nilon, nhựa phát tán ra những chất độc và ngấm vào thức ăn. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên làm nóng thức ăn được đựng trong các vật dụng làm bằng sứ hoặc thủy tinh chịu nhiệt.
Hóa chất gia dụng có thể đe dọa nhân loại?
Trong quyển sách mới "Count Down" (tạm dịch: "ếm ngược"), nhà dịch tễ học người Mỹ Shanna Swan lên tiếng cảnh báo rằng nếu chúng ta không có bất kỳ hành động gì trước tình trạng phơi nhiễm hóa chất gia dụng hiện tại thì sự tồn vong của nhân loại có thể bị đe dọa.
Một số mẫu vải làm từ nhựa tái chế.
Cảnh báo này được bà Swan đưa ra sau khi dành hơn 20 năm nghiên cứu về ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và môi trường sống tới sức khỏe sinh sản và nồng độ hoóc-môn sinh dục của con người. Trong quá trình tìm hiểu, bà Swan cũng điều nghiên một nghiên cứu từ năm 1992 của nhà khoa học Elisabeth Carlsen, trong đó nói rằng số lượng tinh trùng của nam giới trên toàn cầu đang suy giảm với tốc độ đáng báo động.
Trong nghiên cứu mới, bà và các cộng sự phát hiện việc số lượng tinh binh của "quý ông" các nước phương Tây đã giảm 59% trong giai đoạn 1973-2011, trong khi số lượng "tinh binh" dị dạng tăng thêm và số lượng "tinh binh" có khả năng di chuyển tới trứng tốt hơn lại giảm đi.
Không chỉ vậy, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy nhiều yếu tố nguy cơ về lối sống như hút thuốc, sử dụng thuốc chống trầm cảm và tình trạng căng thẳng tinh thần tăng cao có thể làm suy giảm khả năng sinh sản ở cả hai giới.
Sau khi chắt lọc số thông tin khổng lồ thu thập được, bà kết luận "các hóa chất gây rối loạn nội tiết" (EDC, thường có trong sản phẩm nhựa, chất chống cháy, đồ điện tử, bao bì thực phẩm, thuốc trừ sâu và hóa mỹ phẩm) đang làm giảm khả năng sinh sản của con người trong cả hiện tại và tương lai, thậm chí là có thể "xóa sổ" cả nhân loại.
Trong đó, phthalate là một mối nguy to lớn đối với sức khỏe sinh sản. Hóa chất thường được dùng trong nhiều sản phẩm từ dầu gội cho đến nhựa gia dụng này làm giảm nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng ở nam, trong khi gây mãn kinh sớm, u nang buồng trứng, hoặc làm rối loạn kinh nguyệt ở nữ. Do làm rối loạn hoạt động sản xuất nội tiết tố trong cơ thể, nên phthalate còn góp phần gây béo phì, suy giảm chỉ số thông minh, tăng nguy cơ sinh non...
áng báo động hơn là việc nhiều hóa chất vô hình có trong chai nhựa, bụi bẩn và những chất kết dính mà hầu hết mọi người vô tình tiếp xúc hằng ngày đều có thể làm tổn hại sức khỏe sinh sản ở người lớn, trẻ nhỏ và thậm chí là cả thai nhi.
ơn cử, các nhà khoa học Ý hồi năm ngoái lần đầu tiên phát hiện 12 hạt vi nhựa trong 4 nhau thai được sản phụ hiến tặng sau khi sinh. Còn một nghiên cứu khác của ại học Trinity Dublin (Ireland) phát hiện, việc uống sữa công thức bằng bình nhựa polypropylene đang khiến trẻ sơ sinh trên khắp thế giới tiếp xúc trung bình 1 triệu hạt vi nhựa/ngày.
ược biết, các hạt vi nhựa hiện diện trong nhiều sản phẩm gia dụng như kem đánh răng, sữa rửa mặt, sữa tắm... Sau khi hoàn thành vai trò "chất làm sạch sâu", các hạt nhựa đủ nhỏ để tồn tại trong bồn rửa và "tạm xuất, tái nhập" vào thực phẩm, hay lọt qua hệ thống xử lý nước thải chảy ra sông, ao, hồ và đại dương, từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường, cũng như đến chuỗi thức ăn.
Vải tái chế từ túi nhựa
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa và giúp nền công nghiệp thời trang thêm bền vững hơn, các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) vừa sáng chế ra cách dùng các sợi polythene để tạo ra loại vải mới thân thiện hơn với môi trường. ược biết, polythene là nguyên liệu phổ biến được sử dụng sản xuất các túi nhựa mua sắm, bao bì thực phẩm.
Theo nhóm nghiên cứu, loại vải mỏng nhẹ làm từ sợi polythene này được thiết kế để hơi nóng dễ thoát ra ngoài hơn polythene thông thường. Vải mới còn cho phép nước thấm và bốc hơi nhanh hơn so với các loại vải phổ biến từ sợi len, bông, lanh, lụa, nylon và polyester.
Nhờ đó, vải polythene dễ dàng được giặt bằng nước lạnh và có ảnh hưởng ít hơn tới môi trường, đồng thời có thể tái chế nhiều lần để làm nhiều loại trang phục. Nhóm nghiên cứu hy vọng vải từ polythene có thể là một sáng kiến hữu ích để tái chế túi nhựa và sản phẩm polythene thành trang phục, góp phần giúp ngành thời trang giảm bớt tác hại cho môi trường.
Theo BBC, ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Hoạt động sản xuất dệt may tiêu thụ lượng nước khổng lồ và tạo ra hàng triệu tấn chất thải, cũng như đóng góp 5-10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu hằng năm.
Loại thịt đồng quê này hóa ra còn giàu dinh dưỡng gấp 15 lần thịt gà: Tốt cho khí, máu và tim mạch nhưng khi ăn nên nhớ 5 điều kẻo "tiền mất tật mang" Theo Đông y, loại thịt này tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trong nhiều năm gần đây, chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng nâng cao, vì thế nhu cầu về ăn uống, vui chơi có nhiều...