Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn
Chớm đông, trong cái se lạnh trên đỉnh núi Mẫu Sơn, các trai bản, sơn nữ xúng xính vận đồ quần áo dân tộc đẹp mắt, đa sắc màu.
Nam thanh, nữ tú người Tày, Nùng Lạng Sơn trong trang phục dân tộc
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc vùng Đông Bắc, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 7 dân tộc chủ yếu: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông. Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch 117/KH-UBND về việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện đề án, trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ xứ Lạng thực hiện chương trình bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc Lạng Sơn năm 2021 do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tổ chức.
Chàng trai, cô gái người dân tộc Mông (Lạng Sơn) hò hẹn ngày nắng mới
Trang phục của người Tày làm bằng vải chàm, màu xanh hoặc xám đen, nhưng họa tiết ở viền, góc áo và cúc thì rất cầu kỳ
Trang phục người Mông xứ Lạng khá sặc sỡ, bắt mắt
Video đang HOT
Trang phục dân tộc thiểu số Lạng Sơn được tôn thêm nhờ những cảnh đồi núi hoang dã, lãng mạn
Người Dao sống trên núi Mẫu Sơn trong trang phục dân tộc
Nét đẹp hàng ngày đậm chất thổ cẩm, sắc tộc ở những bản làng người Tày, Nùng xứ Lạng
Các trang phục đa sắc màu, riêng có đua nhau khoe với người xem và nó càng được tôn thêm vẻ đẹp, kiêu sa cạnh những nhành mận trắng, cành đào thắm đỏ bên hiên nhà trình tường. Dáng chàng trai người Dao hùng dũng trên non cao và nét dịu dàng của các cô gái Tày, Nùng thẹn thùng bên “thiên đường lau sậy”…
Chị Mai Hảo, người Tày công tác tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn đang ở đỉnh Công Sơn- Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) cho biết, cảnh đẹp nên ai cũng muốn có những bức ảnh ấn tượng. Không cưỡng được sự hứng thú, có người chia sẻ hình ảnh trên trang mạng cá nhân, ngay lập tức được đông đảo bạn bè trầm trồ khen ngợi. Nhiều du khách các tỉnh thích thú và hỏi đường lên với non cao xứ Lạng cũng như nhờ thuê những bộ váy, quần áo người dân tộc thiểu số để được trải nghiệm, chụp ảnh.
Chuyện tình Mẫu Sơn giữa chàng trai, sơn nữ người Dao
Người Dao Công Sơn (huyện cao Lộc), Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) còn sử dụng kèn Pí lè báo niềm vui, gọi bạn tình trên non cao
Ngày mùa của các cô gái người Tày vùng biên giới Lạng Sơn
Ngày nắng lên, đôi ta hò hẹn
Trang phục người Tày, Nùng gắn liền với nhà trình tường, thiên nhiên, cây lá
Hào sảng những chàng trai, cô gái xứ Lạng
Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VH-TT & DL tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc làm trên góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc Việt Nam, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức gìn giữ và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc xứ Lạng.
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Trang phục truyền thống của người Việt Nam không chỉ đơn thuần là niềm tự tôn của dân tộc, mà hơn cả thế, nó mang đậm bản sắc văn hóa, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử được người bao đời gìn giữ và trân trọng. Mỗi chiếc áo là biểu trưng cho một mảnh tình. Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, chúng ta sẽ luôn tự hào với trang phục áo dài truyền thống. Tuy nhiên, với mỗi vùng thì sẽ lại có mỗi trang phục khác nhau. Khi nói về con gái miền Bắc người ta thường nghĩ ngay đến áo tứ thân, 4 tà áo ấy cũng chính là tứ thân phụ nghĩa, ý tượng trưng cho cha mẹ và cha mẹ chồng của người con gái ấy. Trong khi đó, về với miền Tây là hình ảnh các cô gái miền sông nước trong chiếc áo bà ba và chiếc quần đen đã trở nên gần gũi và quen thuộc. Dù bây giờ cuộc sống có hiện đại nhiều, thế nhưng khi về miền Tây du khách sẽ hay bắt gặp các cô gái đang mang trên mình những bộ áo bà ba đơn sơ mà giản dị. Hay chiếc áo chàm là trang phục của nhiều dân tộc khác nhau trên vùng núi phía Bắc, vẫn giữ được nét duyên ngầm, tạo nên sức quyến rũ đặc biệt.
Áo dài - Nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt
Từ lâu, chiếc áo dài đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, bộ trang phục dân tộc không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước. Áo dài hiện thân cho dân tộc Việt Nam, một vẻ đẹp mỹ miều đầy đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt. Vẻ đẹp của áo dài khó nói thành lời, vừa mềm mại, dịu dàng nhưng vừa kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện qua cổ tròn cao kiêu hãnh, bờ vai mềm cùng với hai tà áo thướt tha, mỏng manh dài dọc theo hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống như cánh bướm bay trong gió.
Thường được mặc với quần cùng màu hoặc với các màu trắng rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là thoáng mát, mềm và nhẹ. Có thể nói rằng, hiếm có một loại trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt như chiếc áo dài truyền thống. Còn đối với áo dài nam thì lại mang nét trang trọng, tạo nên tâm hồn, cốt cách của người đàn ông đất Việt. Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, họ chọn mặc áo dài không chỉ trong các sự kiện trang trọng, những ngày lễ, tết, cưới hỏi mà còn trong đời sống hằng ngày từ công sở đến trường học hay những lần dạo phố...
Hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi du lịch Việt Nam , nó vẫn luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt.
Áo bà ba - Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Áo bà ba - Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Đây là trang phục đặc trưng cho người phụ nữ Nam bộ từ bao đời nay. Mỗi khi nhắc đến chiếc áo bà ba sẽ làm cho người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp đầy mộc mạc của người phụ nữ miền quê sông nước. Áo bà ba là loại áo không có cổ, thân trước hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo mặc kết hợp với những chiếc quần đen hoặc trắng dài chấm cổ chân hoặc qua gót chân đã làm đẹp thêm vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng cong thanh thoát, mềm mại. Áo bà ba toát lên vẻ mộc mạc, giản dị, trong trẻo cho người mặc. Ngày nay áo bà ba đã được cách tân từ dáng áo cho đến họa tiết, càng tô thêm nét yêu kiều mộng mơ cho phái đẹp.
Áo bà ba còn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Nón lá, khăn rằn, áo bà ba đã theo bước chân người phụ nữ xông pha trong các cuộc nổi dậy Đồng Khởi, những người phụ nữ ấy đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc và hình ảnh ấy vẫn đẹp, vẫn mãi mãi lung linh trong sáng, dệt nên trang sử đẹp một thời hào hùng của dân tộc.
Áo tứ thân - Nét đẹp truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc Xưa
Hình ảnh đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc xưa, đó chính là những người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân cùng dải yếm đào. Áo tứ thân gồm có bốn tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ vợ, cha mẹ chồng), hai tà áo trước buộc lại với nhau lại tương
trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Một vạt cụt như cái yếm, bên ngoài là hai vạt lớn tựa như hình ảnh cha mẹ ôm lấy đứa con của mình vào lòng. Điểm đặc biệt của những chiếc áo tứ thân chính là không có cúc hay nút cài nên phải mặc với áo yếm, dải yếm đào. Chiếc khăn mỏ quạ và chiếc nón quai thao luôn gắn liền với chiếc áo tứ thân. Từ đó đã làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ đơn giản, tế nhị và đầy kín đáo.
Trang phục thấm đẫm hồn quê, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cùng với sự cải tiến của nhiều trang phục dân tộc truyền thống khác. Nhưng hình ảnh áo tứ thân sẽ không bao giờ mất đi trong đời sống của người Việt. Áo tứ thân vẫn giữ trọn nét đẹp giản dị của người phụ nữ Việt xưa và mãi mãi là một phần linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Áo chàm - Nét đẹp độc đáo của sắc tràm trên trang phục dân tộc
Đây là một loại trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng và nhiều dân tộc khác trên vùng núi cao của phía Bắc, Việt Nam. Chàm là tên gọi của một loài thực vật mà các dân tộc này dùng nhuộm màu cho áo. Tuy nhiên, cùng sắc chàm đặc trưng nhưng với bộ trang phục của mỗi dân tộc khác nhau lại được biến tấu thể hiện kiểu dáng và sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Đối với người Tày thì áo chàm là loại áo dài xẻ tà, không thêu trang trí, vạt áo trùm qua đầu gối, tay và thân áo bó vừa người, áo được cài khuy bằng đồng ở nách bên phải.
Còn với người Nùng, thì mỗi nhóm Nùng đều có sự trang trí trên trang phục khác nhau: áo của người Nùng Phàn Sình thường được thêu chỉ nổi với màu sắc sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo; còn áo của người Nùng Cháo lại được thêu chỉ chìm kín đáo. Cùng với sự hiện đại của cuộc sống ngày nay, các loại trang phục truyền thống này đang dần bị biến đổi và mai một.
Dù trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu lần cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại thì những bộ trang phục dân tộc truyền thống vẫn giữ lại được những nét cơ bản ấy. Đây là một trong những giá trị truyền thống lâu đời, cần được bảo tồn và gìn giữ.
Check - in thả ga tại phim trường Thác Trà Lạng Sơn Thuộc Thành phố Lạng sơn, phim trường Thác Trà là sự kết hợp của bối cảnh chụp trong nhà và ngoài trời, cùng với đó thiết kế studio hiện đại, tạo ra những concept độc nhất cho mẫu ảnh. Mỗi năm có rất nhiều lượt khách ghé thăm nơi đây đây, bao gồm chụp ảnh cưới, chụp ảnh kỷ yếu và ảnh nhóm,...