Malaysia “ngả” theo Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông?
Thủ tướng Malaysia ngày 5/6 đã đưa ra quan điểm dường như “ngả” theo Trung Quốc khi cho rằng nên giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo hướng “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Dường như “ngả” theo Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã kêu gọi các bên tranh chấp trên Biển Đông cùng phát triển các nguồn tài nguyên ở đây để tránh xung đột và ngăn chặn “các nhà nước khác trong khu vực” can dự vào tranh chấp.
Ông Najib đã trích dẫn khu vực phát triển chung trong vùng biển mà Thái Lan và Malaysia cùng tuyên bố chủ quyền như là một tiền lệ để có thể áp dụng trên Biển Đông. “Nhất trí chia sẻ sự thịnh vương, thay vì để nó chia rẽ chúng ta là giải pháp rất hợp lý”, ông Najib cho biết tại Kuala Lumpur.
Video đang HOT
Việt Nam và Philippines luôn phản đối giải pháp của Trung Quốc, “cùng phát triển” trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ. Mỹ, Nhật và Philippines ủng hộ trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp thay vì giải pháp cùng khai thác dầu khí và đánh bắt cá chung.
Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia Najib cũng cho rằng một bộ quy tắc ứng xử về hoạt động trên vùng biển sẽ là khởi điểm tốt nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông cảnh báo sự can dự của “các nhà nước bên ngoài khu vực” có thể “gia tăng thêm một tầng phức tạp nữa cho tranh chấp”.
Tại hội nghị an ninh của giới chức quân sự ở Singapore hồi cuối tuần qua, Qi Jianguo, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, cho rằng các cuộc tuần tra của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển nước này là “hoàn toàn hợp pháp”. Ông đưa ra tuyên bố này sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết tại cùng hội nghị rằng Mỹ “phản đối mạnh mẽ trước bất kỳ nỗ lực bắt nạt nào nhằm thay đổi tình trạng hiện tại” trong vùng biển.
Cái được gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, lần đầu tiên được đưa ra vào những năm 1940, mở rộng hàng trăm km xuống phía nam tới vùng xích đạo, sát tới bờ biển Borneo của Malaysia. Hồi tháng 3 vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc đã viếng thăm bãi James, cách bờ biển Malaysia chỉ có 80km. Công ty dầu lửa ngoài khơi quốc gia Trung Quốc ước tính Biển Đông nắm giữ một lượng trữ lượng khí đốt tự nhiên chưa được phát hiện lớn gấp 5 lần trữ lượng ước tính mà Cục thông tin năng lượng Mỹ đưa ra.
Năm 1979 Thái Lan và Malaysia đã nhất trí cùng phát triển dầu lửa và khí đốt trong một khu vực tranh chấp. Theo con số thống kê của Bộ Năng lượng Thái Lan, khí đốt tự nhiên từ khu vực hiện đang tạo ra khoảng 20% sản xuất nội địa Thái Lan.
Theo Dantri
Báo Nga: Trung Quốc khai hỏa cuộc chiến hộ chiếu
Báo "Độc lập" (Nga) ngày 26/11 có bài viết nhận định bằng việc cấp cho công dân hộ chiếu sinh trắc học có in bản đồ hình lưỡi bò, Trung Quốc đã chính thức khai phát súng đầu tiên vào bầu không khí vốn đang căng thẳng liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in đường 9 đoạn vô lý.
Bài báo cho biết trong cuộc xung đột lãnh thổ với Ấn Độ trước đây, Trung Quốc đã sử dụng một mánh khóe ngoại giao bằng cách in lên hộ chiếu bản đồ những khu vực tranh chấp và coi đó thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Khi đó Ấn Độ đã đáp trả bằng cách dùng con dấu có hình bản đồ của mình để đóng dấu xuất-nhập cảnh cho du khách Trung Quốc. Việt Nam và Philippinescũng đã tuyên bố phản đối Trung Quốc vì việc làm tương tự. Theo nhận định của các chuyên gia, mục đích chính của Bắc Kinh là dùng biện pháp này để gây áp lực về cả chính trị lẫn quân sự nhằm ép các nước châu Á phải nhượng bộ.
Trước đó, giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng từng xảy ra đối đầu ngoại giao theo kiểu ăn miếng trả miếng xung quanh các vùng lãnh thổ tranh chấp ở dãy núi Himalaya, có tổng diện tích tương đương gấp vài lần Thụy Điển. Ngày nay, Trung Quốc cũng lại là người khai phát súng đầu tiên trong bầu không khí vốn đã căng thẳng hiện nay bằng cách cấp cho công dân nước này hộ chiếu sinh trắc. Trên một trong những trang của hộ chiếu này, các khu vực tranh chấp với Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và một loạt quốc gia Đông Nam Á khác được thể hiện như là của Trung Quốc. Rõ ràng, nếu Ấn Độ, Việt Nam và Philippines đóng dấu nhập cảnh lên các cuốn hộ chiếu này cho khách Trung Quốc thì mỗi một lần hạ con dấu là một lần các nước này công nhận tính hợp pháp các yêu sách của Trung Quốc.
Trao đổi với tờ "Độc lập", ông John Blackland, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Áo cho rằng hành động của Trung Quốc là đầy tính toán. Đây là một phần của "trò chơi dai dẳng" mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc cầm quyền trong 10 năm tới đang dựng lên. Trò chơi này có thể chỉ phát huy tác dụng từ từ và không rõ nét, song cuối cùng cũng sẽ đạt được mục đích đề ra.
Việt Nam và Philippines cũng đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc qua đường ngoại giao. Tuy nhiên, New Delhi phản ứng không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động thực tế. Họ dùng con dấu có in hình các phần lãnh thổ tranh chấp như của Ấn Độ để đóng lên hộ chiếu của các công dân Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc là không thể chấp nhận. Ấn Độ rất thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh vì đây là đồng minh và nhà cung cấp vũ khí quan trọng củaPakistan. Trong khi đó, Trung Quốc cũng không muốn Ấn Độ cho Dalai Lama và khoảng 120 nghìn người tị nạn Tây Tạng cư trú. Ấn Độ tuyên bố rằng Trung Quốc đang kiểm soát 41.400 km2 đất của Ấn Độ tại vùng Kashmir, còn Trung Quốc cũng khẳng định bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ tiếp giáp với Tây Tạng thuộc về Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ "Độc lập", chuyên viên khoa học cao cấp Viện nghiên cứu Đông phương Viện Hàn lâm khoa học Nga Feliks Yurlov cho rằng trao đổi thương mại song phương Trung-Ấn đang đạt khoảng 77 tỷ USD, vì vậy không bên nào muốn đẩy quan hệ đến mức bị đe dọa. Cuộc xung đột hộ chiếu trước hết chỉ là nhân tố chiến tranh tuyên truyền thông tin. Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ mạnh vì nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 3-4 lần Ấn Độ. Mặc dù giữa hai nước đã xảy ra chiến tranh năm 1962, nhưng tình hình và điều kiện hiện nay đã thay đổi căn bản. Hiện nay hiểm họa lớn nhất đối với Ấn Độ là khả năng Trung Quốc xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Brakhmaputra. Nếu những con đập này được xây thì các bangAssam và Tây Bengal của Ấn Độ sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng.
Tranh cãi chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xung quanh các quần đảo ở Biển Đông đã phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh các nước châu Á và Thái Bình Dương tổ chức tại Campuchia vừa qua. Kết quả các nước thành viên ASEAN, vì sự bất đồng của Campuchia, đã không thể đạt được tiến triển trong Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) như mong muốn.
Theo Dantri
Học giả Trung Quốc kêu gọi bỏ "đường 9 đoạn" Sau nhiều ý kiến phản bác "đường chín đoạn" vô lý của Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa cùng một số học giả Trung Quốc mới đây đã yêu cầu Chính phủ TQ xóa bỏ đường này, bởi không thể cứ tiếp tục "sai lại càng sai". Tàu chiến Trung Quốc neo đậu tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa...