Malaysia kêu gọi bình tĩnh ở Biển Đông
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi sự bình tĩnh ở Biển Đông sau sự cố liên quan đến tàu Trung Quốc và Malaysia.
“Do sự phức tạp và nhạy cảm của vấn đề, các bên phải hợp tác để duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông, đồng thời nỗ lực xây dựng, duy trì và tăng cường tin tưởng lẫn nhau”, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong thông cáo hôm 23/4.
Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nói Malaysia sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi tại khu vực Biển Đông, duy trì quan điểm “rõ ràng và nhất quán”. “Chúng tôi chưa đưa ra tuyên bố không có nghĩa chúng tôi chưa làm việc với các bên về những vấn đề đã đề cập. Chúng tôi đã liên lạc cở mở và liên tục với các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc và Mỹ”, Hishammuddin Hussein cho biết.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein. Ảnh: Star.
Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin an ninh cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Một nguồn tin an ninh Malaysia cho biết tàu Địa chất Hải Dương 8 có lúc được 10 tàu Trung Quốc hộ tống, gồm các tàu hải cảnh và tàu của lực lượng dân binh.
Video đang HOT
Ba nguồn tin giấu tên cho biết hai chiến hạm Mỹ USS America cùng USS Bunker Hill hôm 21/4 di chuyển gần nơi tàu Địa chất Hải dương 8 bám theo tàu khoan West Capella. Trung Quốc bác cáo buộc Địa chất Hải dương 8 quấy rối West Capella và cho biết tàu khảo sát triển khai “các hoạt động thông thường”.
Địa chất Hải dương 8 trước đó xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông.
Hishammuddin Hussein cho biết các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, khẳng định đây là yếu tố quan trọng nhất để tránh “những sự cố ngoài ý muốn” ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia cảnh báo chiến hạm và các tàu hiện diện ở Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn đến “tính toán sai lầm”, làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 14/4 cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình ở Biển Đông. “Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng nói.
Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc từng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.
Nguyễn Tiến
Mỹ điều 2 tàu chiến tới Biển Đông
Theo Reuters, 2 tàu Hải quân Mỹ đã được điều tới Biển Đông giữa bối cảnh Trung Quốc và Malaysia đang căng thẳng tại vùng biển này.
Tuần trước, tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã xuất hiện gần một tàu thăm dò của công ty dầu mỏ quốc doanh Petronas của Malaysia. Cách đó vài tháng, nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc cũng đã có hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Giữa bối cảnh đó, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt "hành vi bắt nạt" trên Biển Đông.
Tàu tấn công đổ bộ USS America của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Tàu tấn công đổ bộ USS America và tuần dương hạm được trang bị tên lửa USS Bunker Hill hiện đã được triển khai và hoạt động tại Biển Đông.
"Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, cũng như các nguyên tắc quốc tế, vốn là cơ sở củng cố an ninh và sự thịnh vượng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương", người phát ngôn Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ - Nicole Schwegman nhận định với Reuters.
Trước đó, cuối tuần vừa qua, Mỹ đã đưa ra tuyên bố phản đối các hành động của Trung Quốc trong khu vực.
"Mỹ quan ngại trước các thông tin về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm tới các cơ sở dầu khí ngoài khơi của các nước có tuyên bố chủ quyền khác", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố, đồng thời khẳng định, Trung Quốc "nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế tham gia các hành động khiêu khích và gây bất ổn như vậy"./.
Kiều Anh
Malaysia không đánh giá cao đề nghị đăng cai APEC 2020 của Mỹ Ngoại trưởng Malaysia cho rằng việc Mỹ đề nghị đăng cai APEC 2020 sau khi Tổng thống Chile Sebastian Pinera đột ngột hủy tổ chức sự kiện này "không phải là một ý tưởng hay." Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN) Mỹ đã đề nghị đăng cai Hội nghị thượng...