Mách nhỏ chị em cách mua hàng sale: Rẻ – đảm bảo chất lượng mà không lo bị “sập bẫy” các chiêu trò lừa khách
Cứ mỗi lần có chương trình giảm giá là các tín đồ mua sắm lại háo hức lên đường chinh phục những thương hiệu, sản phẩm “trong mơ” được bán với mức giá không thể hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, đi đôi với giá rẻ sẽ là vô số những rủi ro tiềm ẩn mà không phải ai cũng biết.
Khi mua sắm trở thành đam mê thì chỉ cần nghe tiếng gọi “giảm giá”, các tín đồ sẽ lên đường chinh phục các món đồ mình thích.
Song xung quanh mức giá hấp dẫn ấy luôn tiềm ẩn nhiều chiêu trò kinh doanh, nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ bị “ sập bẫy” trước khi mua được món đồ giảm giá “sập sàn” in trên tờ bìa quảng cáo.
Vậy nên trước khi quyết định mua một món đồ giảm giá, bạn nên cân nhắc, suy tính cho thật kỹ để tránh tự đưa mình vào “bẫy” của người bán.
Dưới đây là 1 số cách giúp chị em có thể tự tin mua hàng sale mà không lo bị lừa:
1. Cân nhắc thật kỹ trước khi mua
Mua hàng giảm giá là cách tối ưu tiết kiệm tài chính, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình mua hàng. Bạn nên nhớ: “Chỉ có người mua nhầm, không có người bán nhầm”.
Ảnh minh họa
Để thu hút khách hàng, trong mỗi lần sale giảm giá, chủ cửa hàng sẽ dùng nhiều cách để kích thích nhu cầu mua sắm của khách như phiếu quà tặng, bốc thăm trúng thưởng, hay mua 1 tặng 1…, nghe rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Tuy nhiên đây thực chất chỉ là chiêu trò kích cầu. Thậm chí nhiều cửa hàng còn có chương trình tặng quà trực tiếp khi mua sản phẩm. Nếu khách hàng không để ý sẽ khó nhận ra những món quà tặng đó không hề miễn mí. Để nhận được gói quà kèm theo ấy, sản phẩm chính bạn chọn mua đã bị đẩy lên một nấc giá mới.
Vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ, xem món đồ nào mình thật sự cần hãy mua, đừng để mắc bẫy người kinh doanh. Tránh cảnh hàng mua nhiều không dùng hết, mà giá cả không hề phải chăng như bạn tưởng.
2. Kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm
Hàng hóa giảm giá thường là những sản phẩm bị tồn kho, hoặc là mặt hàng còn số lượng ít, hết size, khó tránh khỏi hàng bị hỏng, lỗi.
Ảnh minh họa
Nếu mua hàng giảm giá trực tiếp tại cửa hàng, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khá dễ dàng. Ngược lại mua hàng giảm giá online, bạn sẽ khó kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán, nhận hàng. Do đó, ngay khi nhận hàng, bạn nhớ phải chụp hoặc quay lại tình trạng của sản phẩm để khiếu nại, yêu cầu đổi trả khi phát hiện hàng có vấn đề.
3. So sánh giá trước và sau khi giảm
Mỗi dịp lễ lớn, các cửa hàng đồng loạt chạy chương trình giảm giá 50%, 80% hay đồng giá 99.000đ, 199.000đ, 299.000, 499.000, hoặc “giảm giá kịch sàn”, “vỡ sàn”, “đập sàn”, thậm chí để thu hút khách, chủ cửa hàng còn treo biển: “Giá rẻ như cho, thanh lý trả mặt bằng”… Thu hút được nhiều sự chú ý của các tín đồ mua sắm.
Ảnh minh họa
Đánh đúng tâm lý người tiêu dùng, cửa hàng thật sự kéo được rất nhiều khách vào mua hàng. Song thực chất giá gốc của các món đồ đã được nâng lên để khi giảm giá vẫn bằng mức giá gốc hoặc cao hơn. Cũng không có chuyện “thanh lý trả mặt bằng nào hết”, đó chỉ là 1 “đòn tâm lý” của người bán mà thôi.
Để tránh bị lừa, bạn nên tham khảo giá của hàng hóa, sản phẩm cùng mẫu mã ở những cửa hàng gần đó hoặc trang mạng xã hội trước khi rút ví mua đồ.
4. Lưu ý phí vận chuyển
Tâm lý người mua hàng thường chỉ quan tâm tới giá sản phẩm mình chọn mua được giảm giá. Thấy giá rẻ hơn những ngày bình thường là sẵn sàng rút ví. Tuy nhiên khi mua hàng giảm giá online bạn cần lưu ý tới phí vận chuyển, phí ship.
Đã có rất nhiều người than thở rằng họ chọn mua đồ online được giảm giá theo đúng chương trình quảng cáo nhưng khi nhận hàng, phí vận chuyển lại bị đội lên cao hơn ngày bình thường rất nhiều. Tính ra sản phẩm mua được lại thành đắt chứ không hề rẻ nữa.
Đây là một trong những mánh khóe của đơn vị bán hàng online khi chạy sự kiện hàng hóa giảm giá. Do vậy trước khi đặt hàng giảm giá online bạn đừng quên hỏi cửa hàng về phí ship trước.
Coi chừng sập bẫy khi mua hàng online
Khi bị lừa đảo qua mạng, điều cần làm là thông báo với ngân hàng nhờ phong tỏa giao dịch và kịp thời đến công an trình báo, nhờ can thiệp.
Các cửa hàng online và những tín đồ chuyên mua sắm qua mạng vẫn truyền tai nhau câu chuyện lừa đảo khó tưởng tượng.
Mua điện thoại nhận khúc gỗ
Thấy iPhone giá thanh lý từ một cửa hàng online chuyên kinh doanh điện thoại với giá rẻ, anh H. đặt mua. Khi mở gói hàng, anh H. không thấy iPhone mà chỉ thấy khúc gỗ mục. Đem câu chuyện của mình lên nhóm kín bán hàng online chia sẻ, anh H. nhận được nhiều chia sẻ, chỉ ra thêm những chiêu thức lừa tương tự.
Là nạn nhân trong vụ án Nguyễn Văn Đô cùng đồng phạm cầm đầu lừa đảo, anh N.H (30 tuổi, ngụ TP HCM) cho biết: "Các đối tượng lập Facebook đăng bán điện thoại giá rẻ hơn thị trường từ 30%-50%. Khi tôi chuyển cọc mua iPhone, người bán hàng không liên lạc được. Có hàng trăm người đã bị lừa từ 1 triệu đến 11 triệu đồng".
Mua hàng online. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bà Thu Cúc (cán bộ đã nghỉ hưu) kể do thường lên Facebook xem các mặt hàng gia dụng, thấy có cửa hàng rao bán bùi tai, hứa hẹn không vừa ý có thể đổi trả, cam kết hàng nhập khẩu từ Mỹ, Nhật nên bà đặt mua. Lần đầu, bà Cúc đặt mua một bộ đồ bơi cho cháu nội giá 300.000 đồng. Khi mở gói hàng, bà thất vọng vì chất liệu rất tệ, đường kim mũi chỉ cẩu thả. Bà Cúc nhắn tin qua Facebook để phản ánh thì ngay lập tức bị chặn liên lạc.
Ngoài ra, bà Cúc còn bị "dính" quả lừa khi mua miếng dính tường, kính mát, thuốc giảm đau... Hỏi lý do vì sao để bị lừa nhiều lần, bà Cúc nói: "Do tin tưởng họ quá. Trong nhà cũng có người bán hàng qua mạng nên tưởng ai cũng buôn ngay bán thẳng như nhà mình. Chưa kể, khi đến giao hàng, người giao cũng muốn cho nhanh để còn đi giao chỗ khác nên tôi cũng nhận cho nhanh, tránh làm phiền họ".
Theo Bộ Công an, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đăng Facebook rao bán khẩu trang, nước rửa tay giá rẻ. Khi khách hàng chuyển tiền cọc, các đối tượng nhanh chóng rút tiền, chặn Facebook và số điện thoại. Với chiêu thức này, nhiều đối tượng đã lừa hàng trăm triệu đồng.
Phải tố cáo khi bị lừa
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự - TAND TP HCM, cho rằng hoạt động bán hàng qua mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán nhưng nhiều chủ hàng kinh doanh không có lương tâm nên khách hàng bị lừa.
"Có người bị lừa ngại tố cáo vì nghĩ số tiền không lớn. Tuy nhiên, các nạn nhân ngoài việc đăng thông tin cảnh giác trên các hội, nhóm bán hàng online thì nên liên kết tố cáo chủ cửa hàng lừa đảo đến cơ quan chức năng. Nếu chứng cứ rõ ràng, số tiền lừa đảo đủ khởi tố thì chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc. Việc bán những mặt hàng không như quảng cáo, "treo đầu dê bán thịt chó" sẽ bị xử lý các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lừa dối khách hàng" với khung hình phạt rất nghiêm khắc" - bà Thủy cho biết.
Còn theo bà Vũ Thị Xuân Nhuệ - Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP HCM - khi chuyển tiền mà nghi ngờ hoặc xác định bị lừa đảo, việc đầu tiên cần làm là gọi cho ngân hàng trình bày sự việc, yêu cầu trợ giúp. Sau đó, đến chi nhánh gần nhất mà kẻ lừa đảo dùng để nhận tiền nhờ chặn giao dịch, đồng thời trình báo công an.
"Nếu kẻ lừa đảo chưa kịp rút, ngân hàng có thể chặn giao dịch, phong tỏa trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nạn nhân phải báo công an để họ làm việc với ngân hàng thì việc phong tỏa tiền lừa đảo mới đúng quy định. Trong nhiều trường hợp như cuối tuần, hiệu quả nhất vẫn là yêu cầu ngân hàng can thiệp ngay lập tức, sau đó đến công an trình báo. Việc rủi ro khi mua bán hàng qua mạng là điều không tránh khỏi, cần chọn những nơi bán hàng uy tín, có địa chỉ rõ ràng và kiểm tra trước khi nhận hàng" - luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn Luật sư TP HCM, khuyến cáo.
Phạm Dũng
"Bóc mẽ" gian thương chỉ với một chi tiết trên kem ốc quế 2.000 đồng đang được bán rầm rộ Lợi dụng tên tuổi của một thương hiệu kem nổi tiếng ở Hà Nội, nhiều dân buôn rao bán kem ốc quế siêu rẻ chỉ 2.000 đồng/chiếc. Trong khi người dân mua hàng "nhái" mà không hay. Sau cơn "sốt" kem nội địa Trung Quốc và kem bán theo cân siêu rẻ, đầu hè nắng nóng, thị trường xuất hiện một loại kem...