Mách chị em cách nhận biết khẩu trang kém chất lượng chỉ qua “vài cái liếc mắt”
Khẩu trang y tế được sử dụng hằng ngày, phổ biến với mọi người hiện nay, đặc biệt khi có dịch bệnh corona bùng phát thi đeo khâu trang y tê đung cách là một biện pháp phòng ngừa rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà bạn mua được khẩu trang y tế thật, vì khẩu trang y tế giả đang được bán tràn lan.
Tác hại khẩu trang kém chất lượng
Khẩu trang kém chất lượng gây ra các bệnh về đường hô hấp, nặng là gây viêm phổi, không có tác dụng hạn chế hay phòng tránh virus SARS-COV-2.
Bụi, bụi mịn, khói, mùi độc hại, giọt bắn chứa vi khuẩn, virus… đều có thể xâm nhập vào đường thở, dễ gây ra các bệnh về phổi. Đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa và phòng tránh những tác hại này.
Khẩu trang rởm thường sử dụng những vật liệu vải kém chất lượng thì những hạt bụi từ vải kém chất lượng, bông rởm xâm nhập vào đường thở sẽ gây nên nhiều bệnh hô hấp nguy hại.
Video đang HOT
Dùng khẩu trang kém chất lượng khi gặp thời tiết lạnh, độ ẩm thấp lại càng tác hại. Gây ra các bệnh về hô hấp, viêm phổi. Đồng thời không có tác dụng ngăn ngừa hoặc phòng tránh virus SARS-COV-2.
Khẩu trang rởm còn gây dị ứng mẫn đỏ da vùng mũi, miệng. Có nhiều loại khẩu trang bày bán ở các vỉa hè được may từ những loại vải mốc meo, mút phế liệu và chưa được xử lý giặt tẩy, hoặc làm từ giấy vệ sinh kém chất lượng chứa vô số vi khuẩn vừa không ngăn ngừa được vi khuẩn mà còn gây dị ứng da, bị mẫn đỏ, ngứa khi sử dụng.
Cách phân biệt
Video chia sẻ cách phân biệt khẩu trang y tế thật – để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cách nhận biết chất lượng khẩu trang
Trước khi mua, khách hàng nên chọn thương hiệu sản xuất có tên tuổi, uy tín. Kiểm tra bên ngoài vỏ hộp: Khi khẩu trang còn nguyên hộp, người sử dụng nên xem các thông tin được in trên vỏ hộp. Nếu các thông số được in đầy đủ (tên nhà sản xuất, nhà phân phối, mã số mã vạch, số lô, ngày sản xuất, đặc biệt là số công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y tế), đây mới là khẩu trang y tế.
Ngoài ra khẩu trang đạt chất lượng quốc tế sẽ có thêm thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế dành cho khẩu trang y tế như EN14683, ASTM F 2100
Vải may khẩu trang giả thường được trộn thêm bột đá nên khi sờ, bề mặt khẩu trang sẽ thô ráp, không mềm mịn. Khẩu trang y tế thật có độ dày nhất định.
Cắt khẩu trang y tế chất lượng ra, bên trong có màng lọc. Màng lọc này mềm, mịn, dày. Bên trong sẽ có lớp vải lọc kháng khuẩn, lớp vải này có màu sắc và cấu tạo khác so với các lớp lọc còn lại.
Đối với hàng giả, bên trong không có lớp vải lọc kháng khuẩn, các lớp bên trong giống hệt lớp bên ngoài hoặc lớp bên trong làm bằng giấy thông thường sẽ không có tác dụng lọc bụi mịn và các giọt bắn chứa vi khuẩn vi rút.
Phân biệt lớp lọc bên trong là vải lọc kháng khuẩn hay giấy thông thường, khi nhúng nước thì vải lọc kháng khuẩn không thấm nước do đó không bị mủn và tan ra. Còn với khẩu trang không đạt chuẩn, bên trong không có màng lọc, chỉ có các lớp vải không dệt, hoặc màng lọc là một lớp giấy thông thường, khi thả vào nước sẽ bị mủn ra. Do đó, hiệu suất lọc bụi, chống vi khuẩn của loại khẩu trang này sẽ không đảm bảo.
Khẩu trang y tế dao động từ 50.000 – 200.000 đồng/hộp. Các sản phẩm có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/hộp chắc chắn sẽ không đảm bảo về chất lượng.
Đắk Lắk có 6 loại cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng
Để thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát chất lượng, nguồn gốc nông sản khi đưa ra thị trường, các cơ quan chức năng ở Đắk Lắk đang triển khai hướng dẫn, cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu cho các tổ chức, cá nhân.
Đến nay, đã có 6 loại cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích gần 600 ha gồm: cây vải (trên 110 ha ở huyện Krông Năng); sầu riêng (230 ha, ở Krông Pắc và TP. Buôn Ma Thuột); chuối (150 ha, ở huyện Krông Pắc và Ea H'leo), bưởi (15 ha, ở huyện Buôn Đôn), xoài (40 ha, ở huyện Ea H'leo), thanh long (50 ha, ở huyện Ea H'leo); có 17 tổ chức, cá nhân được cấp mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu đối với thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đang xúc tiến cấp mã vùng trồng cho cây cà phê, với gần 2.900 ha cà phê trồng xen cây ăn quả ở huyện Krông Năng.
Vườn sầu riêng của hộ nông dân trên địa bàn xã Tam Giang, huyện Krông Năng
Ông Lê Văn Thành, Chi Cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, với diện tích được cấp mã số vùng trồng như hiện nay thì đây chỉ là diện tích rất nhỏ, chưa đến 10%, so với tiềm năng cây ăn quả của tỉnh. Nguyên nhân phần lớn là do các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, ngành Nông nghiệp đang tập trung tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cấp mã vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế và đáp ứng các quy định của thị trường.
Trái cây của Đắk Lắk được trưng bày giới thiệu tại hội nghị về nâng cao chất lượng nông sản của Bộ NN&PTNT
"Hiện nay chúng tôi khuyến cáo các địa phương thành lập các nhóm hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã để có người chịu trách nhiệm cho nhóm nông hộ này về quy trình sản xuất về cơ sở pháp lý; đồng thời, cũng tăng cường phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát cấp mã số vùng trồng để tiến tới xúc tiến xuất khẩu", ông Lê Văn Thành cho biết thêm.
Phát hiện đặc điểm này khi mua cam, người nội trợ sành sỏi cho lời khuyên đáng tiền Một đặc điểm rất hiếm bắt gặp khi mua cam nhưng lại giúp nhiều người có thêm kiến thức bổ ích cho công việc đi chợ của mình rồi đấy. Việc đi chợ đã khó với những người ít kinh nghiệm, lại càng trở nên khó hơn nếu trót gặp phải một vài trường hợp tréo ngoe khi sản phẩm có hình thù...