Mách chị em cách chi tiêu ít mà vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình tươm tất để vượt qua mùa dịch
Đại dịch Covid-19 không chỉ đe dọa tới sức khỏe mà còn làm suy giảm kinh tế của hàng triệu gia đình Việt, “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu để sẵn sàng ứng phó cho cả chặng đường dài chờ đợi sự bình ổn khiến không ít người đau đầu.
Rất nhiều chị em phụ nữ đã thay đổi thói quen chi tiêu của mình trong mùa dịch để giảm bớt stress khi nguồn thu nhập bị cắt giảm. Thay vì mua sắm theo sở thích thì việc mua sắm các sản ph ẩm thực sự thiết yếu hoặc săn hàng trong các chương trình khuyến mại từ các doanh nghiệp là cách để chi tiêu hợp lý mà vẫn sở hữu những sản phẩm chất lượng cho cả gia đình.
Từ ngày 08-16/08/2020, hệ thống siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko Japanese Store áp dụng chương trình trợ giá lớn nhất chưa từng có, hơn 100.000 sản phẩm nội địa Nhật chất lượng đồng loạt giảm cực sâu, thỏa sức mua sắm hàng Nhật chất lượng mà vẫn bảo toàn được chiếc ví.
Nếu trước mùa dịch, các chị em vẫn thường xuyên phải mua hàng Nhật với mức giá tương đối cao so với các sản phẩm trong nước thì tại chương trình trợ giá hơn 100.000 sản phẩm Nhật lần này, người dùng sẽ chỉ phải bỏ ra các chi phí từ 9k, 19k,29k… mức giá cực kì hiếm có khó tìm khi mua sắm các sản phẩm ngoại nhập.
Trợ giá hơn 100.000 sản phẩm nội địa Nhật trên toàn hệ thống
Đây được đánh giá là chương trình trợ giá lớn nhất trong năm của hệ thống siêu thị hàng Nhật nội địa này nhằm đồng hành cùng người tiêu dùng trước những khó khăn do đại dịch mang lại. Các mặt hàng được giảm mạnh chủ yếu thuộc các nhóm ngành hàng: Mẹ và bé, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm gia dụng Nhật Bản.
Nếu đang là mẹ bỉm sữa thì đây chính là cơ hội chia sẻ gánh nặng chi tiêu cục kì thiết thực, mua sắm những sản phẩm dành cho bé cực chất từ các thương hiệu đình đám như MEJI, MORINAGA, MERRIES với mức giá không đâu rẻ hơn trên thị trường cho dù bạn có là người giỏi săn lùng các mặt hàng xách tay đi chăng nữa.
Thời trang cho bé từ thương hiệu Nishimatsuya nổi tiếng Nhật Bản đồng giá chỉ còn 39k, 79k
Các sản phẩm mỹ phẩm Nhật nội địa từ lâu đã gây “nức nở” trong lòng các chị em thì đây là dịp để sắm ngay không chần chừ. Gần 1.000 sản phẩm đều là các thương hiệu đình đám như SHISEIDO, ROHTO, SKINVILL, STAY FREE, KAO… giảm sâu không tưởng, chỉ từ 19K.
Video đang HOT
Cơ hội mua mỹ phẩm nội địa Nhật hiếm có khó tìm từ 19K
Đây cũng là dịp để các chị em thể hiện sự đảm đang khi mua sắm các sản phẩm gia dụng hay đồ dùng gia đình Nhật nội địa bền và siêu chất lượng đồng giá 19k,39k,59k,99k,199k. Chịu khó tìm kiếm trong bạt ngàn 500 sản phẩm của chương trình xả hàng, chắc chắn các chị em sẽ mua sắm được đầy đủ các sản phẩm đang cần có trong gia đình.
Các mặt hàng từ nhà bếp tới đồ nhựa nội địa Nhật đều có mặt trong chương trình trợ giá
Thực phẩm, gia vị hay dầu ăn Nhật đều đồng loạt ưu đãi, các sản phẩm hạn sử dụng hoàn toàn mới nên nếu yêu thích đồ Nhật, chị em chớ bỏ qua cơ hội siêu hời này trong năm.
Sắm hàng Nhật nội địa giá cực “mềm” giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu
Chương trình trợ giá diễn ra từ 08-16/08/2020 trên toàn hệ thống siêu thị Sakuko Japanese Store, nếu muốn mua sắm được những mặt hàng ưng ý hãy đi ngay từ cuối tuần này để không bỏ lỡ cơ hội.
Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị khủng hoảng tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Điều này khiến nhiều cặp đôi rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về tài chính lẫn tinh thần.
Tài chính kinh tế là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới xung đột, mâu thuẫn vợ chồng nhất là với cặp đôi mới cưới vì bản thân họ chưa biết cách quản lý kinh tế, tiết kiệm chi tiêu.
Một số cách giải quyết dưới đây sẽ giúp vợ chồng mới cưới dễ dàng tiết kiệm tiền, làm chủ kinh tế, cuộc sống gia đình.
1. Công khai mọi nguồn thu nhập và cả những khoản nợ
Khi đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta phải xác định rõ ràng, kinh tế là của chung. Sau khi cưới, vợ chồng nên dành thời gian ngồi lại với nhau để cùng công khai tài sản đang sở hữu, các nguồn thu nhập, những khoản nợ nếu có trước đó và những vấn đề khó khăn vướng mắc đang gặp phải... Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập, gây dựng lòng tin ở đối phương để vợ chồng có thể đồng lòng xây dựng kế hoạch tiết kiệm cho tương lai và cùng cố gắng vì gia đình.
2. Lên kế hoạch cùng nhau trả nợ nếu có
Nợ nần khiến cuộc sống căng thẳng, áp lực cũng như khó có thể tích lũy tài chính. Vì vậy để nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình, cách tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau bàn bạc hướng giải quyết số nợ ấy. Phải có sự thống nhất rõ ràng, hỗ trợ và thông cảm với nhau. Làm được như thế, mọi khó khăn sẽ được giải quyết bởi người xưa đã có câu: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn".
Ảnh minh họa.
3. Lên kế hoạch tiết kiệm, quản lý chi tiêu một cách khoa học theo từng tuần
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Cuộc sống gia đình có rất nhiều khoản phải lo, không chỉ cơm ăn áo, gạo tiền hàng ngày mà còn đủ những mối quan hệ đối nội, đối ngoại khác cần vợ chồng bạn chăm sóc.
Thậm chí thời gian đầu nhiều cặp đôi còn phát hoảng với những khoản chi vượt sức tưởng tượng. Cũng vì thế mà sau cưới nhiều vợ chồng trẻ lao đao với cảnh đầu tháng đủ ăn, cuối tháng vay nợ.
Để tránh tình trạng mất kiểm soát tài chính, vợ chồng trẻ phải cùng nhau ngồi lại, lên kế hoạch tiết kiệm và phân chia nhiệm vụ quản lý tài chính gia đình một cách cụ thể, phù hợp với từng người.
Thường thì đàn ông sẽ là người tạo ra nguồn thu chính cho gia đình, vợ là người quản lý tài chính tốt nhất. Mọi khoản chi tiêu cần được liệt kê một cách rõ ràng cụ thể theo tuần.
Bạn đừng nghĩ đó là động tác thừa bởi có làm như thế vợ chồng mới kiểm soát được chi tiêu hàng ngày. Đặc biệt, kế hoạch đã định ra, nhất quyết phải tuân theo không được tiêu lạm phát khi không có lý do quá quan trọng.
Ngoài những khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày thì kế hoạch cho tương lai chung vợ chồng cần hoạch định rõ ràng, có lộ trình và mục tiêu tích lũy cụ thể với những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: 3 năm đầu sau cưới, 5 năm, 10 năm.
Ví dụ 3 năm đầu là trả nợ, sinh con. Tiền chuẩn bị cho việc đón thành viên mới là bao nhiêu; tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ học vấn của con; khi nào mua nhà, mua xe với số tiền bằng nào; khoản nào dự phòng rủi ro cho gia đình; khoản nào chuẩn bị cho hưởng thụ, cho tuổi già.
Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, vợ chồng buộc phải cùng nhau chi tiêu khoa học, có công thức cụ thể. Chẳng hạn nếu chưa có con thì vợ chồng có thể chi tiêu 30% thu nhập, tích lũy 70%.
Khi có con, chi phí đội lên, con số chi tiêu có thể lên đến 60%, thậm chí 70% song tuyệt đối không để tình trạng kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tránh cảnh lúc cần tiền không có, vợ chồng sẽ căng thẳng, xung đột.
4. Kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập
Theo tư vấn của các chuyên gia tài chính, nếu có thể thì tốt nhất chúng ta đừng để mình phụ thuộc vào đồng lương nhận được mỗi tháng. Vì khi có việc đột xuất cần tiền, chúng ta sẽ khó lòng xoay xở được. Vợ chồng mới cưới, chưa vướng bận con cái, có nhiều thời gian rảnh nên kiếm thêm cho mình 1 công việc gì đó làm thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình, giúp sớm hoàn thành mục tiêu tích lũy tài chính của vợ chồng.
Bán thịt lợn bận rộn nhất mùa dịch, trời chưa tối mà đã cạn hàng Thịt lợn luôn là mặt hàng thực phẩm dễ tiêu thụ nhất. Do đó, khi số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng, người dân mua nhiều thịt hơn cho mỗi lần đi chợ để hạn chế việc ra ngoài. Đang được công ty cho làm việc tại nhà, chị Phạm Linh Chi (Hoàng Mai, Hà Nội) thường đi chợ 1 lần cho...