Mắc phải 5 lỗi sai này khi tắm cho con, mẹ khiến bé ‘ốm lên, ốm xuống’ suốt mùa đông
Các lỗi sai khi tắm dưới đây đang có nhiều bà mẹ mắc phải mà không hề hay biết.
Thời tiết ngày càng lạnh hơn khiến cho việc tắm cho bé trở nên nan giải với nhiều bà mẹ. Vì sức đề kháng của bé còn rất yếu nên trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là một số lỗi sai mẹ thường mắc khi tắm cho bé vào mùa đông.
Tắm quá thường xuyên
Thay vì ngày nào cũng tắm thì mẹ nên tắm cho trẻ 2-3 lần 1 tuần trong mùa đông. Tắm cho bé quá thường xuyên khiến da trẻ dễ bị mẩn ngứa. Tuy nhiên, mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh thật sạch vùng được quấn tã. Mẹ không nên tắm cho trẻ khi bé bị sốt hoặc bé mới tiêm phòng.
Nhiệt độ nước quá cao
Vì sợ trẻ lạnh nên nhiều mẹ tắm cho bé bằng nước rất nóng. Nhiệt độ nước quá cao có thể dễ dàng phá hủy lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da bé và khiến da bé càng bị khô. Da của bé rất mỏng manh, vì vậy, mẹ nên tắm cho trẻ với nhiệt độ thích hợp nhất là 40- 42 độ C vào mùa đông và 38- 40 độ C vào mùa hè. Khi tắm, mẹ hãy cho chân của trẻ tiếp xúc với nuớc trước, để con dần thích nghi rồi mới đặt cả người bé xuống nước.
Thời gian tắm không thích hợp
Thời gian tắm thích hợp của bé có thể là giữa các cữ bú hoặc trước khi bú mẹ. Tốt nhất, mẹ nên tắm cho con là từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Đây là thời điểm ấm nhất trong ngày. Trước khi tắm, phụ huynh nên cho trẻ đi tiêu và đi tiểu, không nên tắm ngay cho trẻ sau khi bé bú để tránh tình trạng trẻ bị trớ.
Nhiệt độ phòng quá lạnh
Để tắm cho bé vào mùa đông, mẹ nên bật đèn sưởi để không gian phòng được ấm áp. Hãy giữ nhiệt độ trong phòng tắm khoảng khoảng 26- 28 độ C.
Video đang HOT
Vệ sinh bồn tắm sai cách
Khi trẻ còn nhỏ, bạn chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa chức năng khử trùng mạnh.
Vậy khi nào không được tắm cho trẻ sơ sinh?
1. Sau khi ăn
Phụ huynh không nên tắm bé sau khi trẻ mới được ăn xong. Sau khi ăn, dạ dày của trẻ đang trong tình trạng giãn nở. Tắm cho trẻ lúc này có thể khiến bé bị trớ. Mẹ hãy đợi nửa giờ sau khi cho con bú rồi mới tắm cho bé.
2. Sau khi tiêm phòng
Bạn không nên tắm cho trẻ trong 24 giờ sau khi tiêm phòng. Lúc này, bé dễ bị cảm, sốt.
3. Khi bé đau bụng
Nếu bụng bé khó chịu, chẳng hạn như thường xuyên bị tiêu chảy, bạn không nên tắm cho bé.
4. Khi bé buồn ngủ
Sau khi tắm, nhịp tim của cơ thể tăng lên, huyết áp tăng, nhiệt độ trong cơ thể tăng khiến bé khó ngủ, cáu kỉnh. Vì vậy, mẹ không nên tắm cho trẻ khi bé đang buồn ngủ.
5. Khi da trẻ bị tổn thương
Mẹ không nên tắm cho bé khi trẻ bị những tổn thương da như chốc lở, nhọt, bỏng nước, chấn thương…
Làm thế nào để da bớt khô, nứt nẻ trong mùa đông?
Mùa đông tiết trời chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí xuống thấp có thể khiến cho làn da bị khô, nứt nẻ, thậm chí nặng hơn là chảy máu khiến bạn cảm thấy khó chịu, bực bội. Vì vậy việc gìn giữ, bảo vệ làn da trong mùa đông là rất quan trọng.
Tắm đúng cách, hạn chế tắm nước quá nóng
Mùa đông chúng ta thường rất ngại việc phải tắm nước lạnh, thậm chí có nhiều người khi tắm còn để nước rất nóng.
Mặc dù nước nóng có thể tạo cảm giác thư giãn trên làn da nhưng đồng thời nó cũng làm mất lớp dầu tự nhiên của da, làm da khô, nứt.
Tắm nước nóng quá lâu có thể khiến da bị khô, nứt nẻ. Ảnh đồ họa: MV
Vì thế hằng ngày, bạn không nên tắm quá lâu, thông thường chỉ cần 5 - 10 phút mỗi lần tắm là đủ và nên sử dụng nước ấm để tắm chứ không nên tắm nước quá nóng.
Khi tắm thì nên đóng cửa kín để giữ độ ẩm trong không khí. Bạn nên sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ khi tắm, không nên sử dụng các loại xà phòng có tính kiềm vì nó sẽ làm da dễ mất nước và khô.
Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Một trong những cách dễ nhất để kiểm soát làn da khô trong mùa đông này là chăm chỉ dưỡng ẩm cho da. Cách dưỡng ẩm hiệu quả và dễ thực hiện nhất là uống nước, bạn cần phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để điều hòa và làm mát cơ thể, điều này vô cùng quan trọng cho độ ẩm của da.
Uống nhiều nước, không chỉ trong mùa đông, là một trong những biện pháp hữu hiệu để dưỡng ẩm cho da. Ảnh đồ họa: Minh Vũ
Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da. Bạn không nhất thiết phải sử dụng những loại sản phẩm đắt tiền, chỉ cần sử dụng những loại kem dưỡng phù hợp với làn da của mình là có thể tránh được tình trạng da bị khô, nứt trong mùa đông.
Nhưng cũng không nên lạm dụng kem dưỡng, vì khi sử dụng một lượng quá nhiều sẽ khiến da bị bí lỗ chân lông, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi dưới da, gây mụn và lão hóa da.
Chăm sóc da bằng thực phẩm giàu vitamin
Bên cạnh đó bạn nên sử dụng những loại thực phẩm như bơ, sữa chua, dầu oliu, nha đam... để chăm sóc da.
Đây là các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin và các chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, cải thiện sự đàn hồi da mà còn tăng cường sức đề kháng cho da.
Đặc biệt, một số polyphenol có trong dầu Oliu giúp chậm lại quá trình lão hóa, duy trì độ ẩm cho da luôn mềm mại tự nhiên.
Bơ và nha đam chứa nhiều loại vitamin và chất giúp da thêm căng mịn, chắc khỏe. Ảnh đồ họa: MV
Luôn mặc ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường
Khi đi ngoài đường bạn cần phải mặc ấm, đặc biệt là deo khẩu trang để tránh khuôn mặt của mình tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh. Như vậy sẽ giúp da mặt, môi đỡ bị khô và nứt nẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ vào mùa lạnh cần chú ý điều gì? Thời tiết mùa đông trời lạnh, ẩm, gió, khô hanh là những yếu tố không tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ tốt nhất trong mùa lạnh. Trong thời tiết lạnh, cơ thể bé sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng có thể chống rét nên...