Mắc màn cho cam “ngủ”, người dân thu hàng trăm triệu mỗi năm
Nhờ việc mắc màn cho cam, gia đình ông Phan Trọng Vân ( Hà Tĩnh) đã thu về hàng trăm triệu mỗi năm.
Được biết, cam khe mây là đặc sản của Hương Khê, Hà Tĩnh. Cam được trồng ở vùng đất khe mây (Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh). Đặc trưng của cam là vị ngọt thanh đậm và chỉ giống cam được trồng tại vùng đất này mới cho ra hương vị ngon và khác biệt nhất. Còn nếu đem giống cam đi nơi khác trồng, vị của cam sẽ không còn được như vậy.
Tiên phong khai sáng vùng đất này là ông Đinh Văn Oánh, người đàn ông từng thu lãi 5 tỷ đồng nhờ vườn cam của mình. Khi nhận thấy đem lại kinh tế hiệu quả, các gia đình tìm và đầu tư vào mô hình trồng cam khe mây. Trong đó, gia đình ông Phan Trọng Vân (Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng là một trong những gia đình thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam đặc sản.
Cam khe mây được mắc màn khi sắp đến mùa thu hoạch.
Ông Vân cho biết gia đình ông đã khai phá và trồng cam cách đây 7 năm nhưng đến năm 2016 mới thu được tiền từ loại cây này. Số tiền này vẫn đang bù lại tiền mua cây giống và chăm sóc trong những năm qua.
“Cam được chăm sóc rất kỹ lưỡng, không được phun thuốc nên việc chăm bón mất thời gian, công sức. Khi cam gần chín, chúng tôi sẽ phải mua màn về mắc từng cây một cẩn thận”, ông nói.
Video đang HOT
Lý giải về điều này, ông Vân cho rằng cam chín sẽ rất ngọt, thơm nên thu hút ong bướm. Nếu không mắc màn, quả sẽ bị ong, bướm chích vào làm rảnh hưởng chất lượng cam và có thể bị rụng hết xuống gốc. Còn gia đình nào không có điều kiện, họ sẽ dùng bao nilong để bọc hoặc phải đi vợt ong, bướm cả đêm để bảo vệ cam.
Việc mắc màn này để tránh ong, bướm chích vào làm ảnh hưởng chất lượng cam, hoặc làm rụng quả xuống gốc.
Theo ông, chi phí mua màn rất cao, chưa kể đến công sức mắc màn. Mỗi chiếc màn đều có giá khoảng hơn 100.000 đồng. Chi phí đầu tư màn rất lớn nên người dùng cũng cẩn thận để vụ sau có thể dùng tiếp. Vì lẽ đó, nhiều hộ gia đình không đủ kinh tế phải dùng phương pháp thủ công là đi vợt ong, bướm mỗi đêm
Hiện, nhà ông Vân trồng 1,2 ha cam khe mây. Trong đó, ông chia làm 2 loại: một loại thu hoạch vào tháng 10 âm lịch, còn loại kia sẽ chín và bán vào dịp Tết. Ông dự tính khoảng 1 tháng tới, vườn cam nhà ông sẽ thu được khoảng 6 tấn cam, với giá bán tại vườn khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg. Tính ra, ông có thể thu về khoảng 300 triệu đồng (PV).
Cam khe mây là một đặc sản của Hương Đô (Hương Khê, Hà Tĩnh) bởi vị ngọt khác biệt.
Ông cho biết thêm loại cam này không to, cứ khoảng 4 quả sẽ được 1kg. Và thời điểm tháng 10 là ngon, ngọt nhất. Nếu thu hoạch sớm, cam chưa chín đủ độ sẽ khá chua và không đảm bảo chất lượng.
Cam khe mây nhà ông Vân trồng năm nào cũng được các thương lái liên hệ mua từ khi còn xanh. “Hiện tại, cam chưa thu hoạch được nhưng nhiều người từ các tỉnh đã liên hệ mua cam rồi. Tôi bảo phải đợi thêm gần 1 tháng nữa cam mới ngon, họ cũng chấp nhận”, ông cho hay.
Theo đó, ông luôn ưu tiên những người đến tận vườn thu mua, vì gia đình có ít người nên việc vận chuyển và thu hái cũng mất thời gian.
Theo dân việt
Cỏ dại tưởng vô giá trị hóa ra là mỏ vàng "hái ra tiền"
Trước kia, loài cỏ dại này từng là "ân nhân cứu mạng" của nhiều người dân vùng nông thôn.
Ở nông thôn Trung Quốc vốn có rất nhiều loài cây dại, không ít trong số đó tiềm ẩn công dụng và giá trị khá cao. Tuy nhiên trước kia, chúng thường không được để ý tới và bị cho là vô giá trị. Cho tới giờ, người Trung Quốc mới nhận ra những loại cỏ mọc hoang kia thực chất chính là mỏ vàng "hái ra tiền". Một trong những "mỏ vàng" đó là cây châu chấu tía (Lythrum salicaria L.).
Ngày nay, loài cỏ dại này có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Giống cỏ dại này có lá mảnh như lá liễu, hoa màu tím rực rỡ. Chúng phân bố ở khắp nơi trên mảnh đất Trung Hoa, hầu như đi tới đâu cũng có thể bắt gặp. Châu chấu tía thường sinh trưởng ở những nơi có nước hoặc vùng ẩm ướt. Do ngoại hình bắt mắt, chúng thường được trồng ở các khu vực công cộng để làm đẹp cảnh quan.
Cây châu chấu tía ở Trung Quốc
Ít ai biết ngoài vai trò làm cây cảnh, châu chấu tía còn là một loại thực phẩm xanh, sạch và hấp dẫn. Xưa kia, khi đời sống ở các vùng nông thôn Trung Quốc còn khó khăn, người dân thường hái châu chấu tía về chế biến thành thức ăn. Dù có vị hơi đắng, chát của cây dại, châu chấu tía vẫn được coi là ân nhân cứu mạng của nhiều gia đình thời bấy giờ.
Trong thực tế, giá trị dinh dưỡng của châu chấu tía cũng rất cao, nếu ăn thường xuyên có thể bồi bổ cho cơ thể. Vào mùa đông, người ta còn nghĩ ra cách phơi khô châu chấu tía rồi ngâm muối. Phương pháp này giúp bảo quản châu chấu tía tốt hơn.
Ngày nay, loài cỏ dại vô giá trị năm nào đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Ở khu vực thành thị, châu chấu tía có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Theo dân việt
Bí ẩn những thương lái đi mua vảy cá Thời gian gần đây tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhiều thương lái tranh nhau thu mua vảy cá, một loại phế phẩm mà trước đây được người dân bỏ đi. Không rõ mục đích thu mua của họ là gì? Tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, nơi có trên 30 cơ sở xuất khô cá lóc truyền thống được hình...