Mặc kệ ai chê, phụ nữ càng sở hữu những điểm “xấu” này lại càng cho thấy cơ thể khỏe mạnh và nhiều sức sống hơn hẳn người khác
Nếu bạn đang sở hữu những thói quen xấu dưới đây thì không cần quá lo lắng bởi chúng có thể là dấu hiệu bạn đang khỏe mạnh hơn hẳn người khác.
Tất cả chúng ta đều mong muốn bản thân có thể hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống bởi chúng là nền tảng tạo nên lối sống lành mạnh, đồng thời có ích trực tiếp đến sức khỏe. Nhưng còn tùy thuộc vào tính cách, môi trường sống và điều kiện sống mà mỗi người sẽ hình thành các thói quen sống riêng thậm chí hình thành các thói quen “xấu” khó từ bỏ được, nhưng đôi khi những thói quen tệ hại này không khiến bạn yếu đi mà còn khỏe mạnh lên.
Theo tờ The Activetimes của Mỹ, nếu bạn đang sở hữu những thói quen xấu dưới đây thì không cần quá lo lắng bởi chúng có thể là dấu hiệu bạn đang khỏe mạnh hơn hẳn người khác.
1. Ăn chất béo
Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo là một trong những nguyên tắc ăn kiêng hàng đầu mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn.
Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ lại khuyến cáo mọi người vẫn nên ăn đủ lượng chất béo, nhưng cần cố gắng nạp chất béo không bão hòa nhiều hơn so với chất béo bão hòa. Vì sao lại như vậy? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù một số thực phẩm giàu chất béo có thể không tốt cho bạn, nhưng việc ăn đủ chất béo từ nhiều nguồn khác nhau rất quan trọng cho việc duy trì sức khỏe lâu dài và có thể mang lại một số lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức đề kháng và tự tăng trưởng của cơ thể.
Chất béo không bão hòa đến từ các loại thực phẩm như quả hạch, hạt, dầu ô liu, cá hồi và bơ, trong khi chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa và thịt bò.
Phụ nữ thường hay phàn nàn mọi thứ và có thể gây phiền hà cho gia đình của mình, tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học thì phàn nàn có thể là một cách hay để giảm căng thẳng và giảm bớt tác động tiêu cực của tâm lý lên cơ thể. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychological Bulletin cho thấy những người hay phàn nàn thực sự có lòng tự trọng, tâm lý và sức khỏe tốt hơn người khác.
3. Tiêu thụ thực phẩm chứa cholesterol
Video đang HOT
Đừng lo lắng khi bạn thấy các loại thực phẩm như trứng và động vật có vỏ chứa nhiều cholesterol trên nhãn dinh dưỡng vì cholesterol trong chế độ ăn không nguy hiểm như cholestreol trên máu. Ngoài ra, một số thực phẩm chứa lượng cholesterol tốt như trứng, cá, phô mai… có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong máu ở mức an toàn, đồng thời có lợi cho sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là bạn cần ăn có chừng mực.
4. Uống rượu để thư giãn
Không ai tán thành việc bạn dành nhiều giờ đồng hồ để uống rượu cho đến khi say nhưng nhiều nghiên cứu chứng minh việc nhấm nháp vài ngụm rượu vang vào cuối ngày có thể đem lại lợi ích cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy được thả lỏng và vui vẻ. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học BMC đã chỉ ra rằng những người tham gia nghiên cứu có uống 2-7 ly rượu vang mỗi tuần ít có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học BMC đã chỉ ra rằng những người tham gia nghiên cứu có uống 2-7 ly rượu vang mỗi tuần ít có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn.
Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng loại rượu bạn tiêu thụ phải là rượu vang đỏ chứ không phải rượu vang trắng. Rượu vang đỏ có chứa một loại polyphenol được gọi là resveratrol, nhâm nhi 1 ly mỗi đêm sẽ đem lại lợi ích cho đường ruột, tim mạch và giấc ngủ của bạn.
5. Thích ăn vặt
Ăn vặt được coi là một thói quen xấu vì mọi người cho rằng chúng sẽ gây béo phì và thừa chất. Thế nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Meg Salvia, việc ăn vặt không xứng đáng bị coi là thói quen tệ hại bởi chúng là cách để chị em có thể kiểm soát cơn đói và ngăn ngừa việc bạn ăn quá nhiều trong bữa ăn tiếp theo, từ đó ngừa tăng cân do ăn quá nhiều.
Bà Salvia khuyên chị em nên chọn đồ ăn nhẹ an toàn, lành mạnh như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, bánh quy, bánh mì nướng…
6. Thích ăn kẹo cao su
Nhiều người thường thích nhai trong miệng những viên kẹo cao su nhưng với nhiều người đây là một thói quen tốn kém và bất lịch sự. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su có thể có lợi cho việc giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Cardiff phát hiện ra rằng mức độ căng thẳng giảm xuống và sự tỉnh táo được cải thiện khi các công nhân được cho ăn kẹo cao su trong giờ làm việc. Đồng thời, một nghiên cứu trên tạp chí Appetite đã chỉ ra rằng nhai kẹo cao su giúp cải thiện cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
Không phải trẻ ăn nhiều thịt mới là tốt, trẻ ăn thịt đủ ở mức này mới đảm bảo khỏe mạnh và mau lớn
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng cho con ăn nhiều thịt mới là tốt. Nhưng thực ra, đây là quan niệm sai lầm.
Đối với nhiều phụ huynh, việc ăn uống của các con luôn là ưu tiên hàng đầu. Nhiều phụ huynh thường nhồi nhét cho con ăn thật nhiều thịt vì nghĩ rằng trẻ ăn ít thịt sẽ không đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.
Chuyên gia dinh dưỡng Wang Rui cho biết để trẻ phát triển khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng cân bằng là rất quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều thịt và cũng không nên coi tất cả các loại thịt là như nhau. Các loại thịt khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Bạn cần cho bé ăn thịt một cách khoa học để trẻ có thể hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này.
Thịt quan trọng như thế nào đối với trẻ em?
Thịt giúp bổ sung chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của bé. Sau khi bé tròn 6 tháng tuổi, lượng sắt trong sữa mẹ thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt lợn, thịt bò, gan heo, gan gà....Đây là những nguồn cung cấp sắt dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Nhiều mẹ hiểu lầm rằng thịt là thực phẩm khó tiêu và lượng chất dinh dưỡng trong thịt không được hấp thụ tốt. Thực tế thì, đôi khi các nguyên tố vi lượng trong thịt còn được hấp thụ tốt hơn các vitamin trong rau củ quả. Ngoài ra, hàm lượng kẽm trong thịt cao hơn nhiều so với hàm lượng kẽm trong rau củ quả. Tỷ lệ hấp thụ chất kẽm trong thịt có thể đạt khoảng 50%, trong khi tỷ lệ hấp thụ kẽm trong rau quả chỉ đạt từ 10% -20%.
Ngoài ra, đừng lo lắng về việc con bạn ăn một số thực phẩm giàu chất béo. Chất béo là một trong ba yếu tố chính trong sự phát triển của trẻ. Một lượng chất béo nhất định sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Nếu trong thức ăn bổ sung thiếu dầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin, phát triển thị giác, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.
Có 2 loại thịt phổ biến nhất là thịt đỏ và thịt trắng. Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Trong 3 loại thịt này, thịt bò đặc biệt phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của trẻ em. Vì thịt bò có hàm lượng đạm cao nhất, chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi, axit folic.
Trẻ ăn nhiều thịt bò có lợi cho việc bồi bổ vóc dáng, bổ máu, phát triển trí tuệ và chiều cao cho trẻ. Thịt cừu có tính ấm, thích hợp để ăn vào mùa đông. Hàm lượng chất đạm của thịt cừu thấp hơn thịt bò và thịt lợn từ 5% -10%, hàm lượng chất béo cao hơn 20% -30%.
Thịt trắng quen thuộc là thịt gà, cá. Ngoài ra, thịt nướng và thịt xông khói không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh.
Vậy trẻ nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc (2016)" do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc biên soạn, theo độ tuổi của trẻ, lượng thịt được khuyến nghị là:
Đối với bé 7-9 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho bé ăn 50g thịt, gia cầm, cá mỗi ngày, bao gồm gan heo, gan gà;
Đối với bé 10 - 12 tháng tuổi, bố mẹ nên cho bé ăn 50g thịt gia súc, gia cầm, bao gồm gan lợn, gan gà;
Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, bố mẹ nên cho bé ăn 100g thức ăn động vật mỗi ngày, 75g gan heo hoặc 50g gan gà mỗi tháng;
Đối với trẻ 2-3 tuổi, 50g -70g thức ăn động vật là đủ mỗi ngày. Mẹ có thể cho bé bé ăn 75g gan heo hoặc 50g gan gà mỗi tháng.
Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, thịt bò, gan, cá và tôm, không nên cho bé ăn một loại thức ăn bé thích để đảm bảo cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đa dạng.
5 loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe Chất béo lành mạnh rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu 5 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi sau đây. Quả bơ có chứa chất béo không bão hòa đơn gọi là axít oleic (tên gọi khác là Omega 9), là loại axít béo tương tự như trong dầu ô liu và có liên quan...