Mắc hội chứng fournier do tự đắp thuốc lá chữa bệnh
Tự ý đắp thuốc lá chữa bệnh, bệnh nhân G.X.S, nam 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang, đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn).
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu. Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ và giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng fournier, theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt: vùng bìu tầng sinh môn hoại tử nhiều mủ và lan lên cả thành bụng. Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Việt Huy, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết, vùng sinh dục và hậu môn là khu vực có rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy, điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ có phẫu thuật ngoại khoa mới có thể cứu sống bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khoa Ngoại Tổng hợp-Tiết niệu và Nam học để thực hiện phẫu thuật. Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thượng Việt – Trưởng khoa, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, các bác sĩ đã cắt lọc toàn bộ vùng bìu, tầng sinh môn bị hoại tử và phần thành bụng hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử vẫn có thể tiếp tục tiến triển và có khả năng bệnh nhân sẽ phải trải qua thêm một đến vài lần phẫu thuật nữa.
Sau phẫu thuật cắt lọc ổ hoại tử, bệnh nhân đã được chuyển lại khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhân đang được điều trị tích cực.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Huy, hội chứng fournier thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc nhiễm khuẩn nguy cơ tử vong rất cao.
Trong trường hợp này, việc bệnh nhân tự ý điều trị bằng các loại thuốc lá không rõ thành phần đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp hơn.
Bác sĩ Huy cũng nhấn mạnh, nếu ngay từ đầu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng hoại tử có thể đã không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy.
Hội chứng fournier, dù là bệnh hiếm gặp, nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân và cộng đồng cần tránh việc tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc lá hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.
Khi có các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ đau vùng sinh dục hoặc hậu môn, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhiều ca sốt xuất huyết nặng, biến chứng nguy hiểm
Thời gian qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn TP ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 23 quận, huyện. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Thạch Thất, Phúc Thọ.
Đặc biệt, các xã, phường có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết như: xã Phương Đình, Đồng Tháp, Tân Hội thuộc huyện Đan Phượng; phường Dương Nội, quận Hà Đông; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất; xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách diệt bọ gậy để phòng muỗi sinh sôi, nảy nở.
Trong tuần, TP ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai; giảm 2 ổ dịch so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 57 ổ dịch, còn 20 ổ dịch đang hoạt động.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, tháng 7 vừa qua, Trung tâm tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nhập viện.
Điều khác biệt năm nay là khu vực ngoại thành như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ,... và các tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,... các ca sốt xuất huyết như xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm.
Điển hình là bệnh nhân nam 25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt 5 ngày, qua xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue, trong quá trình điều trị bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc.
Một bệnh nhân khác 66 tuổi, ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, sốt cao từng cơn, đau đầu, đau mỏi người, khớp gối, nôn khan và tiểu ra máu. Ngoài ra, có thêm một bệnh nhân nam 39 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội, sốt 5 ngày, vào viện trong tình trạng nặng, cô đặc máu, da lạnh ẩm, mạch nhanh.
Bệnh nhân T.T.S. mắc sốt xuất huyết Dengue điều trị lọc máu tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
Các bệnh nhân được điều trị tích cực tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, theo pháp đồ cụ thể, tình trạng đến nay đã dần được cải thiện và có thể xuất viện trong một vài ngày tới.
Bên cạnh đó cũng có bệnh nhân nguy kịch, tiên lượng xấu, đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh nền. Bệnh nhân T.T.S., nữ 62 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội, vào viện sau gần 1 tuần xuất hiện sốt cao từng cơn, mệt mỏi, đau mỏi người, ăn kém. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, viêm khớp dùng thuốc giảm đau thường xuyên và được chuẩn đoán sốt xuất huyết nặng.
Sau 1 ngày nhập viện, tình trạng diễn biến xấu, tiểu cầu giảm mạnh, men gan tăng cao, suy gan. Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục và điều trị thêm kháng sinh, tuy nhiên, do suy đa tạng nên nguy cơ tử vong rất cao.
Xử trí không kịp thời dễ dẫn đến tử vong
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Virus Dengue có 4 tuýp là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Hình ảnh xuất huyết dưới da của một bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue
Người dân phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo, khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.
Cũng theo các chuyên gia y tế, muỗi vằn aedes egypti là nguồn lây bệnh chính. Muỗi thường sống ở các khu vực gần với nơi con người sinh sống, khu đô thị. Người dân cần lưu ý xử lý, loại bỏ các khu vực tối tăm, ẩm thấp, môi trường nước đọng tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, hiện nay ở Việt Nam chưa có vaccine và thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết Dengue. Do đó, khi nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế, nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
Người dân có thể uống paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không uống aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuốc này có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể biến chứng thành ung thư Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh về tiêu hóa đều có thể thấy dễ dàng trong cuộc sống ngày nay. Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản. Theo thông tin...