Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có bị hiếm muộn?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính, nhưng gây ra nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh mỗi khi “đến tháng”.
Nhiều chị em lo lắng không biết có cơ hội làm mẹ hay không khi bản thân bị mắc lạc nội mạc tử cung?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới và hiện nay khá nhiều người mắc phải. Đây là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở ngoài buồng tử cung và một số vị trí ở trong vùng chậu. Những lớp niêm mạc này sẽ bong ra ở trong kì kinh nguyệt và được tái tạo lại sau khi chu kì này kết thúc. Bệnh xảy ra khi các mảng niêm mạc không đi ra ngoài theo máu kinh mà ở lại trong tử cung hay đi ngược lại lên buồng trứng, gây viêm nhiễm và đau đớn.
Bệnh thường phát triển một cách âm thầm và hầu như không có dấu hiệu rõ rệt. Do đó, đa số các trường hợp được phát hiện khi đã phát triển đến giai đoạn nặng.
Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ảnh minh họa
Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở vùng nào trên cơ thể?
Mô nội mạc tử cung thường xuất hiện ở những khu vực sau đây:
Phúc mạc (hay màng bụng): Là một lớp thanh mạc che phủ mặt trong của thành bụng và bao bọc lấy tất cả các tạng thuộc ống tiêu hóa và một vài tạng khác trong ổ bụng.
Buồng trứng
Video đang HOT
Ống dẫn trứng
Bề mặt ngoài của tử cung
Bàng quang, niệu quản
Ruột và trực tràng
Túi cùng (không gian phía sau tử cung, thực chất là một khoang ảo, ở vào vị trí thấp nhất của ổ bụng)
Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng. Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
* Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
- Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
- Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau sâu, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
- Đau ruột.
- Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
- Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
* Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
* Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tuyến niêm mạc tử cung, hạn chế tình trạng dính của tiểu khung, hạn chế tình trạng tắc của vòi tử cung. Từ đó tranh thủ thời gian này can thiện bằng các phương pháp hỗ trợ tăng cường khả năng thủ thai.
- Cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung: Càng ngày người ta nhận thấy rằng việc can thiệp ngoại khoa sớm sẽ không mang lại hiệu quả tốt mà càng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dính và tăng khả năng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ. Bởi vậy nên bắt đầu bằng phương pháp can thiệp nội khoa.
Mắc lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ, chị em phụ nữ vẫn có thể có thai được. Ảnh minh họa
Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có bị hiếm muộn?
Theo Ths.BS Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối đặc biệt. Các tuyến của niêm mạc tử cung không khu trú ở trong lòng tử cung nữa mà cố định và phát triển tại các bộ phận khác trong tiểu khung. Chính vì vậy nó gây viêm dính rất nhiều các cơ quan bộ phận trong tiểu khung và đặc biệt là vòi tử cung, vì vậy nó gây nên tắc vòi tử cung, ngăn cản trứng không gặp được tinh trùng và gây nên vô sinh. Con số bệnh lý lạc nội mạc tử cung rất dao động và rất thay đổi, nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ở mức độ nhẹ, chị em phụ nữ vẫn có thể có thai được. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh sẽ phát triển nặng lên, giao đoạn sau việc có thai sẽ là khó khăn. Chính vì thế không phải là người phụ nữ nào bị lạc nội mạc tử cũng chắc chắn là mình bị vô sinh.
Tử cung bất thường có thể gây hiếm muộn?
Tử cung là bộ phận sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ, khi có sự bất thường ở tử cung không chỉ gây ảnh hưởng về sinh lý mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh, có khi là bệnh mắc phải... Dù là do nguyên nhân nào thì cũng cần phải được tìm hiểu, thăm khám và điều trị sớm nhất có thể để không bị các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến thiên chức làm mẹ.
Khi có sự bất thường ở tử cung không chỉ gây nhiều ảnh hưởng về sinh lý mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Bất thường bẩm sinh
Không có tử cung: dị tật bẩm sinh không có tử cung chính là tử cung bị teo đi, chỉ còn lại vết tích bào thai và một màng mỏng ở vị trí của tử cung. Hầu hết những người mắc dị tật này thường kèm theo không có âm đạo, nhưng buồng trứng, ống dẫn trứng vẫn hoạt động bình thường. Bệnh nhân phát triển thể chất, giới tính bình thường.Tử cung đôi: Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Có 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ một âm đạo. Có 2 tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ.Nhi hóa tử cung. Nguyên nhân thường gặp là do nội tiết tố giảm hay cơ thể tiết nội tiết tố nữ dưới mức nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi bị nhi hóa tử cung, bạn không có kinh từ nhỏ, kinh nguyệt rất ít, kinh thưa và không đều, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Khi thăm khám, bác sĩ dựa vào khám phụ khoa bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ có bất thường hay không. Trường hợp có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo do đó không mang thai được.
Những tổn thương bệnh lý
Tử cung là cơ quan dễ bị tổn thương do các bệnh mắc phải. Khi có bệnh, khả năng thụ thai thậm không mang thai được là rất cao. Có thể gặp các trường hợp sau:
Dính tử cung: Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính vào với nhau. Nguyên nhân dính buồng tử cung thường do bị sót nhau thai, hậu quả của việc can thiệp vào tử cung để xử trí các bệnh liên quan, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, tái phát và nạo hút thai gặp biến chứng.
Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó gây vô sinh.
Bất thường cổ tử cung: Chất dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít, kém chất lượng, có kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng khó sống và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Hơn nữa nếu bạn có cấu trúc cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín do bẩm sinh, viêm nhiễm cổ tử cung, biến chứng xơ hóa cổ tử cung sau điều trị (đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung), nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh cũng có thể gây ra vô sinh.
Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng Tắc vòi tử cung gây ra bởi nhiều nguyên nhân như sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, mắc các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, việc nạo phá thai nhiều lần, các khối u ở vòi trứng... cũng khiến tắc vòi tử cung. Ngoài ra vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh.
Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc, là trở ngại lớn khiến trứng không thể thụ thai.
Khi tử cung gặp những bất thường cho dù bất cứ nguyên nhân nào, bạn cần tìm cách giải pháp khắc phục.
Cách khắc phục và hạn chế
Khi tử cung gặp những bất thường cho dù bất cứ nguyên nhân nào, bạn cần tìm cách giải pháp khắc phục cũng như để tử cung không gặp rắc rối thì cần thực hiện những lời khuyên hữu ích sau:
Phải vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh phần phụ đảm bảo, chất lượng. Nhất là khi bạn trong thời kỳ rụng trứng, kinh nguyệt, thai nghén, sinh con...Sinh hoạt và quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.Lựa chọn thực phẩm xanh, sạch. Uống nước đủ trong ngày.Khi có các dấu hiệu bất thưòng phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, đúng.
5 năm hiếm muộn, người phụ nữ 29 tuổi mang thai thành công nhờ 1 thủ thuật đơn giản nhiều người bỏ qua Thủ thuật này được chỉ định nhiều để chẩn đoán các bất thường bên trong buồng tử cung ở những trường hợp vô sinh nữ. Chị N.T.N (sinh năm 1995, quê Hải Dương) đã có 5 năm chạy chữa hiếm muộn, nhiều lần chuyển phôi không thành công. Khi đến khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, các bác...