Lý giải sự sụp đổ của Zynga
Năm 2008 là quãng thời gian tuyệt vời nhất của Zynga. Facebook trở thành một cánh cửa đến thế giới game dành cho những người bình thường chưa từng chạm đến game. Mức độ phát triển viral của khu vực này chưa được đo đạc. Khi đó, giá tiền để quảng cáo trên Facebook vẫn còn rẻ, thế nên việc mua thêm traffic trở nên vô cùng đơn giản. Và đa số các game đều được chơi trên máy tính. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, mọi thứ thay đổi, và Zynga vĩnh viễn chẳng thể quay lại thời hoàng kim năm xưa.
Dưới đây là bốn thay đổi đã khiến cho sức mạnh và giá cổ phiếu của Zynga tụt không đáy.
Quá nhiều nhà phát triển, quá ít game “hit”
Vào những năm Zynga xây dựng đế chế của mình, video game vẫn bị đánh giá như một lãnh địa của riêng hardcore gamers (những người hay chơi game và thích các game phức tạp). Video game ban đầu chỉ là những game đơn giản, dễ chơi như Pong hay Pac-Man, thu hút một lượng khán giả lớn hơn nhiều so với các video game thông thường. Nhưng các máy chơi game trở nên mạnh mẽ và phát triển hơn, các trò chơi và cách chơi game cũng trở nên phức tạp hơn. Các bà mẹ không chơi Halo hay Final Fantansy, có thể vì nó không hấp dẫn họ, nhưng phần nhiều là vì họ không thể điều khiển nổi trò chơi.
Facebook đã mang những gì trước đây chỉ xuất hiện trên máy chơi game tới những người chưa từng một lần tham gia loại hình giải trí này. Mark Pincus nhận ra điều đó, và xây dựng những trò chơi dành cho thị trường đại chúng. Click click click, những nhiệm vụ đơn giản, một thứ gì đó dành cho tất cả mọi người. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau các doanh nghiệp khác cũng trở nên thông minh hơn, và họ dần tham gia vào thị trường.
Sau đó 5 năm, các gamer cũng trở nên thông minh hơn. Các trò chơi phổ biến nhất vẫn là những trò khá đơn giản, nhưng những trò chơi với độ khó trung bình như trò mô phỏng chiến thuật War Commander cũng đang dành được nhiều sự yêu thích. Rất nhiều người trước đây từng cảm thấy vui vẻ với việc bấm nút tại FarmVille đã chuyển qua chơi những trò phức tạp hơn.
Các cú click trở nên đắt đỏ hơn
Trở về năm 2008, thị trường các game thủ tiềm năng trên Facebook là rất lớn, và thị trường này vẫn chưa được chạm tới, nên Zynga cần một cách nào đó để có thể tìm đến được những đối tượng khách hàng này. Thế nhưng các thương hiệu vẫn chưa có hứng thú lắm với quảng cáo trên Facebook, và các công ty game khác vẫn chưa nhận ra khả năng mạnh mẽ trong việc thu thập người chơi của Facebook. Điều này có nghĩa là giá của một cú click trên quảng cáo của Facebook vẫn rẻ, và bạn không cần phải cố gắng vắt từng xu của gamer để sinh lời.
Video đang HOT
Chính vì vậy, Zynga đã thành công với việc kiếm được hơn 40 triệu USD trong vòng bảy tháng. Zynga đã bỏ tiền ra mua một lượng quảng cáo khủng khiếp, khủng khiếp đến độ nó được tính như một phần lớn doanh thu của Facebook vào lúc đó, vào khoảng 10%.
Thế nhưng dần dần các nhà quảng cáo, nhãn hiệu và các công ty game khác cũng bắt đầu đổ tiền vào quảng cáo trên Facebook, và giá quảng cáo đã tăng lên. Nếu như trong năm 2009, giá một cú click chỉ vào khoảng 0,27 USD, thì hiện nay nó đã tăng lên gấp 3 lần, ở mức $0,88 USD. Điều này có nghĩa là Zynga không thể mua các gamer mới một cách hiệu quả như trước. Điều này khiến cho công ty này phải phụ thuộc vào sức hấp dẫn tự nhiên và khả năng tăng trưởng qua viral của trò chơi, thế nhưng không may thay…
Facebook trở nên chán nản với game spam
Khi Facebook phát triển hệ thống news feed và app, mạng xã hội này đã không lường trước được hai mảng này sẽ bị gộp chung như thế nào. Zynga đã trở thành một người khổng lồ về viral. Họ xây dựng các trò chơi mà bạn sẽ thắng bằng cách hỏi bạn bè của bạn để nhận giúp, và liên tục yêu cầu bạn chia sẻ “Bạn có thể giúp tôi vắt sữa bò được không?” đến tất cả bạn bè của bạn. Điều này có nghĩa là mỗi người sử dụng Zynga mua được từ quảng cáo có thể mang đến thêm hai người bạn nữa qua việc quảng bá game trên news feed.
Game spam từ những nhà phát triển như Zynga dần trở nên tồi tệ đến mức nó có thể làm chìm nghỉm tất cả các status hay ảnh từ bạn bè, phá hỏng trải nghiệm Facebook của người sử dụng. Mark Zuckerberg đã phát biểu về điều này trong một cuộc phỏng vấn:
“Rất nhiều người sử dụng thích chơi game, nhưng cũng có rất nhiều người khác chỉ đơn thuần là ghét nó, và điều này tạo nên một khó khăn rất lớn, bởi người thích chơi games muốn post các cập nhật về nông trại hay pháo đài hay tất cả những gì mà họ đang chơi. Nhưng những người không quan tâm đến game hoàn toàn không muốn nhìn thấy những cập nhật này. Vì vậy, chúng tôi đã cân bằng lại mọi thứ để nếu bạn không phải là một người chơi game, bạn sẽ không nhìn thấy nhiều cập nhật như những người khác.”
Và đó là lúc mà viral của Zynga kết thúc.
Màn hình trở nên nhỏ hơn, và lợi nhuận cũng vậy
Trong vài năm liền, Zynga có thể bán các sản phẩm ảo của mình trên Facebook mà không bị tính phí. Về cơ bản, đó là việc bán những hình ảnh ảo và nhận tiền thật, và lợi nhuận sinh ra rất lớn. Cuối cùng Facebook đã bắt buộc tất cả các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống tiền ảo Credits của mình vào tháng 7 năm 2011 và bắt đầu tính hoa hồng 30%. Zynga có thể đã đàm phán một mức phí ít hơn, nhưng đây vẫn là một đòn mạnh vào công ty này.
Trở lại những ngày huy hoàng của Zynga, đa số mọi người đều sử dụng Facebook trên máy tính, nơi mà người ta cũng có thể chơi game. Nhưng xu hướng chuyển sang hệ điện thoại diễn ra cực kì nhanh chóng. Điều này khiến Facebook cũng phải bất ngờ, và nó cũng khiến Zynga phải chịu nhiều tổn hại.
Công ty khổng lồ này chỉ mang tới các game miễn phí, và nó chưa từng xây dựng một tựa game nào mà bạn phải trả tiền trước khi chơi. Zynga cần phải học để xây dựng những game có thể hấp dẫn người chơi tại mọi thời điểm, thay vì chỉ là những game với các hoạt động quá mức đơn giản. Xây dựng trên hệ điều hành iOS và Android cũng có nghĩa là phải trừ đi 30% cho mỗi sản phẩm mà Zynga bán ra.
Giải pháp của Zynga là mua một đường vào, tuy nhiên điều này đã không được lên kế hoạch kĩ lưỡng lắm. Công ty này đã mua Newtoy để xây dựng Words With Friends, một tựa game khá nổi tiếng, nhưng trò chơi này không kiếm được quá nhiều tiền và nhà sáng lập của công ty vừa mới ra đi. Zynga cũng mua lại công ty phát triển Draw Something, OMGPOP, vào lúc mà trò chơi này nổi tiếng nhất, chỉ để nhìn thấy nó tụt hạng và khiến Zynga phải chịu lỗ 95 triệu USD.
Các yếu tố tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến công ty này. Thu hồi cổ phiếu, Pincus bán cổ phiếu, giá và thời điểm IPO của Zynga, cùng với các vấn đề của Facebook là một vài ví dụ.
Giá IPO của Zynga 10 tháng trước là 10 USD một cổ phiếu. Ngày hôm nay, nó tụt xuống mức 2,48 USD sau khi cắt đi khoản lợi nhuận dự báo. Rất nhiều người tin rằngZynga có thể tìm một con đường để hồi phục, nhưng điều đó sẽ không dễ dàng gì. Họ có thể sẽ cần những game phức tạp hơn nhưng vẫn theo hướng viral, và được xây dựng đặc biệt để xâm chiếm thị trường điện thoại. Điều này cũng cần công ty này dừng chảy máu chất xám và tìm những nguồn nhân lực mới, những người thực sự tin vào sứ mệnh liên kết thế giới qua game của Zynga.
Theo Genk
Sau Poke, Facebook liệu còn hào hứng "sao chép"?
Ứng dụng Poke của Facebook, một bản sao của Snapchat đã gần như dẫn đầu trong kho ứng dụng iTunes khi mới ra mắt. Vài ngày sau đó vị trí đó đã bị chao đảo, điều này làm dấy lên câu hỏi: Liệu Facebook có thể thực sự tạo ra được một hiện tượng mới trên Internet hay chỉ là một kẻ bắt chước mãi mãi?
Mark Zuckerberg rung chuông mở cửa tại sàn chứng khoán điện tử NASDAQ
Nếu như trong tuần trước Facebook vẫn còn đang đắm chìm trong hành động cố tình sao chép và tung ra Poke để cạnh tranh với ứng dụng giao tiếp tức thì vốn đã rất nổi tiếng, Snapchat, thì chỉ một tuần sau đó, mọi thứ đã trở lại như bình thường. Ứng dụng Snapchat đã một lần nữa nằm trong top những ứng dụng phổ biến nhất - ở vị trí thứ ba.
Và Poke tụt xuống vị trí thứ 34 trong danh sách những ứng dụng hàng đầu, đứng sau Instagram, Messenger và những ứng dụng chính thức khác của Facebook. Đây là một ví dụ chứng mình cho câu nói: bạn có thể sao chép một thứ không có nghĩa rằng bạn sẽ thành công với thứ đó, thậm chí người sao chép đó là Facebook. Con số người sử dụng ứng dụng đó khá là mơ hồ.
Sự sụt giảm số lượng lượt download một cách nhanh chóng như vậy đã làm dấy lên câu hỏi về khả năng của Facebook trong việc quảng bá các ứng dụng/ Có thể nó đã giúp Zynga trở thành công ty game mạng xã hội số một khi mà những trò chơi xã hội mới là những hiện tượng mới nổi. Hãy thử nghĩ xem làm thế nào mà những chia sẻ tức thì dường như đang thay đổi mọi thứ, đặc biệt là những công ty truyền thông? Thực ra thì nó chẳng thay đổi gì cả. Facebook Social Reader của báo Washington Post giờ đây ở trên nền web mở. Báo mạng The Guardian không còn muốn phí phạm nguồn tài nguyên của họ đối với Facebook reader. Những chia sẻ tức thì có thể bao gồm cả những dịch vụ chia sẻ video được xem nhiều nhất trong ngày, nhưng thực tế đối với chúng thì khắc nghiệt hơn.
Jeff Sonderman của báo Poynter nhận xét:Trong tháng 4, Social Reader của trang Washington Post đã có 12 triệu lượt người dùng đăng ký mỗi tháng. Nhưng hiện nay theo tính toán của AppData, con số đó chỉ còn khoảng 600.000, giảm 95%. Trang báo The Guardian có gần 6 triệu người đăng ký ứng dụng của họ trên Facebook trong tháng 4 vừa qua. Và bây giờ con số đó chỉ còn khoảng 2.5 triệu, giảm 75%. Hầu hết người dùng Facebook đều không muốn điều này xảy ra, bởi lý do mà chúng ta đã bàn trước đó - những chia sẻ mà không cần đắn đo suy nghĩ sẽ chẳng có ý nghĩa gì với những người bạn của bạn, có thể bởi suy nghĩ rằng bạn chia sẻ có thể đọc những thứ mà bạn không thích
Sáng tạo thứ gì đó
Tuần trước, khi mọi người hào hứng và tuyên bố về sự diệt vong của Snapchat khi Poke ra đời, khá nhiều câu hỏi được đưa ra: Làm cách nào mà Facebook lại trở thành môi trường có những người thông minh nhất nhưng lại không thể thực sự tự mình sáng tạo ra bất kỳ một ứng dụng nào khiến người dùng Facebook say mê?
Tại sao họ phải bắt chước những công ty khác khi ngày càng cung cấp nhiều những ứng dụng và tính năng mới? Ví dụ, như chức năng checkins của Foursquare, hay chức năng cập nhật những dòng trạng thái ngắn của Twitter. Poke là một ví dụ khác.
Sớm hay muộn thì Facebook và chính sách của họ sẽ phải đối mặt với sự thực khắc nghiệt đó - nếu vậy họ cần phải là một tổ chức vững mạnh và luôn phải chứng minh được sự vượt trội của mình, họ cần sáng tạo rất nhiều lần. Hoặc là vậy, hoặc là họ sẽ không còn trụ được trên thị trường.
Theo Genk
Phần thắng không thuộc về những kẻ tấn công Một năm lại chuẩn bị trôi qua với nhiều điểm đáng nhớ của thị trường ICT thế giới. Những diễn biến, những câu chuyện của thế giới Internet đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến thế giới. Hãy cùng chúng tôi điểm lại 4 sự kiện đáng chú ý nhất trong năm vừa qua của thị trường ICT. Facebook IPO...