Lý giải nguyên nhân khiến vaccine COVID-19 gây đông máu
Các nhà khoa học tìm cách lý giải tại sao vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson và AstraZeneca lại gây đông máu, dù rất hiếm gặp.
Chuẩn bị liều vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson. ẢNh: Bloomberg
Theo tạp chí Forbes, ngày 13/4, Mỹ khuyến nghị các bang ngừng tiêm vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson sau khi có 6 ca đông máu hiếm gặp có thể liên quan tới tiêm vaccine này.
Trước đó, Hiệp hội Y khoa châu Âu (EMA) cho biết đang điều tra 4 ca máu đông liên quan vaccine của Johnson & Johnson. Johnson & Johnson cho biết sẽ ngừng triển khai phân phối vaccine vào châu Âu.
Các thông báo trên được đưa ra sau tranh cãi về tác dụng phụ máu đông ở vaccine của AstraZeneca. Vaccine này cũng bị ngừng hoặc hạn chế tiêm ở nhiều nước. Cả hai loại vaccine COVID-19 nói trên đều dùng một công nghệ bào chế, khác với vaccine mRNA của Pfizer và Moderna.
Tới nay, các ca đông máu sau tiêm vaccine là cực kỳ hiếm. Ở Anh, nguy cơ đông máu xảy ra sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson tới nay chỉ là 1/1 triệu, còn nguy cơ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca là gần 1/250.000.
Cả hai nguy cơ này đều thấp hơn rất nhiều so với rủi ro bị đông máu do mắc COVID-19. Theo một nghiên cứu, nguy cơ bị đông máu khi mắc COVID-19 là 20%.
Ông John Kelton, nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster ở Ontario (Canada), loại đông máu ở những người tiêm vaccine COVID-19 là cực kỳ bất thường và kỳ lạ, xảy ra ở nhưng bộ phận cơ thể thường không gặp tình trạng máu đông. Bệnh nhân bị đông máu sau tiêm lại có số tiểu cầu thấp. Tiểu cầu thấp nghĩa là cơ thể không thể hình thành máu đông, nhưng ở bệnh nhân mới tiêm vaccine, máu đông dường như xuất hiện ở những nơi ngẫu nhiên.
Video đang HOT
Sự kết hợp hai yếu tố trên (máu đông bất thường và tiểu cầu thấp) là điều mà ông Kelton lần đầu tiên chứng kiến cách đây 40 năm ở bệnh nhân giảm tiểu cầu do heparin – một loạt thuốc chống đông máu.
Mặc dù các nhà khoa học nghi ngờ các vaccine COVID-19 có thể gây rối loạn đông máu cực hiếm, nhưng họ chưa biết chính xác tại sao.
Cả hai vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson đều hoạt động như nhau: chúng đưa vật liệu gien vào tế bào, chỉ dẫn tạo ra protein gai, kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể COVID-19.
Ngoài ra, cả hai vaccine đều đưa các gien này vào bệnh nhân bằng virus cảm lạnh thông thường có tên virus adeno.
Một người được tiêm vaccine của AstraZeneca. Ảnh: Getty Images
Theo bà Maria Sundaram, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Đánh giá Lâm sàng ở Ontaria, có vài giả thiết lý giải tại sao các vaccine dùng virus adeno lại có thể gây máu đông. Đó có thể là các hạt mang điện dương của ADN virus trong vaccine tách ra và gắn vào protein mang điện âm – yếu tố tiểu cầu 4 (PF4) – trong cơ thể. Điều này có thể kích thích hình thành máu đông.
Một giải thích khác là hệ miễn dịch cơ thể có thể bị kích hoạt để tấn công lại loại vaccine này vì nó coi đó là nhân tố ngoại lai trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu khác đặt giả thiết rằng bản thân vec tơ virus adeno có thể gây đông máu. Mặc dù điều này đã được nghiên cứu hàng chục năm qua, nhưng vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson là các loại vaccine đầu tiên dùng công nghệ này được tiêm trên quy mô lớn hàng triệu người. Johnson & Johnson cũng dùng virus adeno trong sản xuất vaccine Ebola – loại vaccine chỉ được tiêm cho vài trăm nghìn người ở Tây Phi và có thể chưa đủ nhiều để xảy ra hiện tượng đông máu hiếm gặp.
Nếu vec tơ virus adeno là nguyên nhân gây đông máu, ông Pau Offit, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia cho rằng có thể thay đổi vector đó để ngăn chặn gây máu đông. Tuy nhiên, thay đổi này có thể mất hàng tháng hoặc hàng năm nghiên cứu thêm.
Trong khi đó, Ủy ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ sẽ họp khẩn ngày 14/4 (giờ Mỹ) để thảo luận liệu có nên tiếp tục hay ngừng tiêm vaccine Johnson & Johnson. Như Liên minh châu Âu và Canada, họ có thể khuyến nghị dùng vaccine công nghệ vector virus adeno cho người ở một nhóm tuổi nhất định. Đa số bệnh nhân bị máu đông là phụ nữ trẻ nên một số nước chỉ tiêm vaccine AstraZeneca và Johnson & Johnson cho người trên 55 tuổi.
May mắn là hiện tượng đông máu hiếm gặp này có thể được điều trị dễ dàng miễn là phát hiện sớm. Nếu bệnh nhân bị đau đầu nghiêm trọng, đau chân, khó thở, đau bụng trong vòng 3 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson, họ cần liên lạc với cơ quan y tế.
Trong khi đó, giới chức y tế và nhà khoa học phải thuyết phục người dân rằng không nên sợ vaccine. Ông Offit nói: “Những tác dụng phụ này cực kỳ hiếm gặp, vì thế bạn sẽ không gặp rủi ro lớn”.
Lý do phụ nữ dễ bị đông máu
Hormone estrogen hoặc béo phì và các yếu tố di truyền khác khiến phụ nữ trẻ có nguy cơ cao đông máu.
Sáu người bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson đều là nữ, tuổi từ 18 đến 48. Đa số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở châu Âu cũng là phụ nữ dưới 55 tuổi.
Theo Mary Cushman, giáo sư tại Cao đẳng Y thuộc Đại học Vermont, phụ nữ trẻ có nguy cơ gặp chứng rối loạn đông máu cao hơn dù họ có tiêm vaccine hay không. Nguyên nhân có thể là do nhóm này sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn hoặc dễ mang thai hơn.
Hormone estrogen có trong hầu hết các loại thuốc tránh thai và tăng lên trong quá trình mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu nhưng ở mức rất thấp, theo trường Cao đẳng Phụ khoa Mỹ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hormone này cũng ảnh hưởng tới phản ứng của các tế bào miễn dịch đối với vaccine cúm.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ước tính, mỗi năm trong số 10.000 phụ nữ dùng thuốc tránh thai, ba đến 9 người sẽ gặp chứng đông máu. Tỷ lệ này ở nhóm không có yếu tố nguy cơ là một đến 5 trên 10.000 người.
Một phụ nữ tiêm vaccine Johnson & Johnson tại Baldwin Hills Crenshaw Plaza ở Los Angeles. Ảnh: Los Angeles Times .
Tuy nhiên, so sánh nguy cơ đông máu do vaccine với các biện pháp tránh thai có phần khập khiễng. Nhiều dữ liệu về mối quan hệ giữa việc tránh thai và căn bệnh này đã lỗi thời và thiếu sót. Ngoài ra, chứng đông máu kèm giảm tiểu cầu ở các trường hợp tiêm vaccine Johnson & Johnson khác với loại thường gặp ở người sử dụng thuốc tránh thai, theo bác sĩ Melanie Swift, đồng chủ tịch Nhóm công tác phân phối vaccine Covid-19 của Mayo Clinic.
Giáo sư Cushman cho biết béo phì và các yếu tố di truyền cũng có thể tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, hoạt động thể chất và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giảm thiểu rủi ro.
"Tập thể dục, giữ cân nặng ở mức hợp lý và ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Nếu bạn bị béo phì hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần tìm hiểu những rủi ro, nhưng vẫn nên tiêm phòng", giáo sư Cushman khuyến cáo.
Bà cho biết Covid-19 cũng liên quan đến chứng đông máu gây tử vong. Do đó, vaccine sẽ ngăn ngừa bệnh đông máu nhờ khả năng phòng chống Covid-19. "Điều mấu chốt là lợi ích của vaccine trong việc phòng chống Covid-19 trở nặng vượt xa rủi ro từ tác dụng phụ hiếm gặp", Cushman nhấn mạnh.
Bác sĩ Swift chia sẻ: "Tôi mong người dân tin tưởng vào hệ thống giám sát an toàn vaccine của Mỹ. Chỉ sáu trường hợp gặp phản ứng bất lợi trong số hàng triệu người là một kỳ tích. Chúng ta không nên để vụ việc này trì hoãn quá trình tiêm chủng vì điều đó sẽ khiến nhiều người thiệt mạng do dịch bệnh".
Hai đòn giáng vào chiến dịch tiêm chủng châu Âu Tuần trước, EU ra kết luận không tốt đẹp về AstraZeneca, tuần này, họ lại nhận tin xấu về vaccine Johnson & Johnson. Cơ quan quản lý Anh và cơ quan y tế Liên minh châu Âu (EU) giữa tuần trước xác định đông máu là tác dụng phụ rất hiếm của vaccine AstraZeneca. Hôm 13/4, Johnson & Johnson thông báo dừng triển...