Lý do Tổng thống Biden chưa từ bỏ thuế với hàng hóa Trung Quốc có từ thời ông Trump
Cựu Tổng thống Donald Trump đã tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc cách đây 3 năm, tăng thuế với số hàng hóa trị giá 350 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đã có chính quyền mới, mức thuế này vẫn giữ nguyên.
Container hàng hóa tại cảng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá mặc dù không cùng quan điểm với người tiền nhiệm Trump về các biện pháp trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc nhưng Tổng thống Joe Biden nhiều khả năng sẽ không nới lỏng hạn chế thương mại ngay lập tức với Bắc Kinh, đặc biệt là sau cuộc hội nghị cấp cao kéo dài hai ngày tại Alaska bế mạc hôm 19/3.
Tại sự kiện này, đại diện hai bên đã có trao đổi khá căng thẳng với Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Mỹ sử dụng sức mạnh tài chính và quân sự để gây sức ép với những quốc gia khác.
Đại diện thương mại của Tổng thống Biden-bà Katherine Tai gần đây nhận định: “Trung Quốc vùa là đối thủ, vừa là đối tác thương mại đồng thời là một tay chơi ngoại cỡ mà để hợp tác chúng ta cần xử lý được một số thách thức toàn cầu nhất định”.
Video đang HOT
Theo CNN, cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều ủng hộ lập trường cứng rắn với Trung Quốc với lập luận rằng Bắc Kinh có nhiều tập quán thương mại không công bằng. Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đang đẩy mạnh thông qua dự luật vào tháng 4 để đối trọng với ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc.
Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, mức thuế trung bình áp dụng với phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ là 19%, cao gấp 6 lần thời điểm trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ năm 2018. Thuế tăng kéo theo giá hàng hóa lên cao với một số sản phẩm như vali, xe đạp, tivi… và nhiều vật liệu các nhà sản xuất Mỹ thường sử dụng.
Trung Quốc cũng đáp trả bằng biện pháp áp đặt thuế lên các sản phẩm Mỹ sản xuất. Khoảng 58% hàng hóa Mỹ xuất khẩu đến Trung Quốc bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Trung Quốc thay vì mua hàng hóa Mỹ sẽ tìm sản phẩm cùng loại từ những quốc gia khác có giá rẻ hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc còn trả đũa Mỹ bằng biện pháp tấn công các nhà sản xuất nông nghiệp nước này. Nông dân trồng đậu tương Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của họ. Giá đậu tương giảm mạnh trong khi lượng tồn kho đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã tung 28 tỷ USD để hỗ trợ những nông dân này.
Theo Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ, mức thuế tăng áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc khiến các nhà nhập khẩu Mỹ chịu thiệt hơn 82 tỷ USD. Công ty Moody’s Analytics đánh giá mức thuế bổ sung của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc còn ảnh hưởng tới 300.000 việc làm và 0,3 điểm phần trăm trong Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ vào năm đầu tiên kể từ khi chúng có hiệu lực.
Chính quyền cựu Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được “Thỏa thuận Giai đoạn một” vào đầu năm 2020 giảm một số mức thuế nhưng chúng vẫn có hiệu lực. Cựu Tổng thống Trump sử dụng thuế như một chiến thuật đàm phán, nhằm gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc và tạo áp lực để Bắc Kinh chấp thuận thỏa thuận thương mại mới xử lý các tập quán thương mại không công bằng.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa muốn ngăn Trump tái tranh cử
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski cho rằng Tổng thống Trump xứng đáng bị luận tội và việc ngăn ông tái nắm quyền là "phù hợp".
"Tôi tin rằng Tổng thống đã thực hiện hành vi xứng đáng bị luận tội thông qua những phát biểu dẫn đến cuộc bạo loạn ngày 6/1, khi ông ấy không thành thật với người dân Mỹ về cuộc bầu cử và kết quả bầu cử", thượng nghị sĩ Cộng hòa Murkowski nói trong cuộc phỏng vấn hôm 13/1.
Bà nói thêm rằng việc ngăn Trump nắm quyền trong tương lai sẽ là "một trong những hành động hợp lý nhất mà chúng tôi có thể thực hiện" và "phù hợp với những gì chúng ta thấy từ việc làm của Tổng thống cũng như việc ông ấy không bảo vệ Hiến pháp".
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski. Ảnh: Reuters .
Trong nhiều tuần qua, Trump tuyên bố cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là gian lận và kêu gọi người ủng hộ kéo tới Đồi Capitol khi các nghị sĩ chứng nhận kết quả bầu cử. Những người ủng hộ Trump sau đó đã tràn vào tòa nhà quốc hội, đập phá, làm gián đoạn phiên họp và buộc nghị sĩ lưỡng đảng phải sơ tán.
Phát ngôn viên của Murkowski hiện chưa trả lời câu hỏi về bình luận của bà.
Hạ viện hôm 13/1 đã bỏ phiếu luận tội Trump với cáo buộc kích động nổi loạn. Trump có thể trở thành tổng thống đầu tiên bị kết tội nếu 2/3 trong số 100 thượng nghị sĩ tại Thượng viện bỏ phiếu tán thành, tức phải có 17 nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ nỗ lực bãi nhiệm Trump của phe Dân chủ.
Nếu điều đó xảy ra, Charles Schumer, người sẽ lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện sắp tới, tuyên bố sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu thứ hai để ngăn Trump đảm nhiệm bất cứ chức vụ chính quyền nào trong tương lai. Trump sẽ không được phép chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 nếu đa số thượng nghị sĩ bỏ phiếu nhất trí.
Một số chuyên gia pháp lý cũng lập luận rằng quốc hội có thể ngăn Trump tái tranh cử năm 2024 dù quy trình luận tội ở Thượng viện có kết quả thế nào, bởi theo Tu chính án thứ 14, những người tham gia "nổi dậy hoặc nổi loạn" chống lại nước Mỹ sẽ không được phép đảm nhiệm chức vụ trong chính quyền.
Murkowski là một trong nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa được coi là có khả năng bỏ phiếu để kết tội Trump, dù bà khẳng định sẽ lắng nghe cả hai bên đưa ra lập luận của họ trong phiên tòa tại Thượng viện.
Mỹ áp thuế bổ sung một số hàng hóa nhập khẩu từ EU Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) ngày 30-12 thông báo sẽ áp thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), liên quan đến tranh chấp trong chính sách trợ cấp cho hoạt động sản xuất máy bay dân dụng. Cuộc chiến pháp lý giữa Airbus và Boeing tại WTO bắt đầu vào...