Lý do những nơi phòng dịch nghiêm ngặt lại bị Omicron tàng hình tấn công mạnh hơn

Theo dõi VGT trên

Miễn dịch do lây nhiễm tự nhiên hoăc tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất trong nỗ lực kiểm soát COVID-19 hiện nay.

Đây cũng là yếu tố giải thích lý do một số quốc gia áp đặt hạn chế nghiêm ngặt lại bị chủng phụ của Omicron tấn công nặng nề hơn.

Lý do những nơi phòng dịch nghiêm ngặt lại bị Omicron tàng hình tấn công mạnh hơn - Hình 1
Nửa phía đông của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã bị phong tỏa từ ngày 28/3. Ảnh: AFP

Theo CNA, ngay khi các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 bắt đầu có xu hướng suy giảm sau đỉnh dịch hồi tháng 1, số ca mắc trên toàn thế giới lại tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân gây ra đợt dịch mới nhất này là do sự xuất hiện của BA.2 – chủng phụ dễ lây lan hơn của biến thể Omicron. Tại Anh, việc giao tiếp xã hội ngày càng tăng và hiệu quả của vaccine suy giảm đang thúc đẩy làn sóng lây nhiễm gia tăng.

Song biến thể mới đang ảnh hưởng nặng nề hơn ở những nơi áp đặt hạn chế nghiêm ngặt. Tại các khu vực trước đây từng ghi nhận rất ít ca mắc – như New Zealand, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc, tỷ lệ mắc bệnh đang vượt xa nhiều nước châu Âu trong giai đoạn tồi tệ nhất. Những nước này có xu hướng áp dụng chiến lược “không COVID”, bao gồm kiểm soát biên giới chặt chẽ và các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt trong nước để hạn chế lây nhiễm.

Tỷ lệ lây nhiễm tự nhiên thấp

Trước COVID-19, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh này, dù trong phạm vi quốc gia hay biên giới của quốc gia đó, hiếm khi ngăn được dịch bệnh lây lan trong thời gian dài. Thông thường, những biện pháp như phong tỏa, cách ly – chỉ có thể làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh. Song không thể phủ nhận những biện pháp này có thể làm phẳng đường cong của dịch bệnh, giảm bớt áp lực cho các dịch vụ y tế, cho đến khi tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp và đảm bảo độ bao phủ vaccine.

Trên thực tế, yếu tố kiểm soát dịch bệnh có ảnh hưởng nhất là khả năng miễn dịch, có thể được tạo ra từ lây nhiễm tự nhiên hoặc tiêm chủng. Cả hai yếu tố này đều quan trọng bởi ở bất kỳ quốc gia nào, chấm dứt đại dịch sẽ không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng, mà còn cả tỷ lệ nhiễm bệnh.

Ở những người chưa được tiêm chủng, lây nhiễm tự nhiên chỉ có mức độ bảo vệ nhất định. Trong khi các ca lây nhiễm đột phá – các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19 – sẽ tạo khả năng miễn dịch ở mức cao hơn.

Trên thực tế, miễn dịch sau lây nhiễm tự nhiên sẽ tạo ra “lá chắn” bảo vệ tốt hơn, giúp ngăn ngừa virus hiệu quả hơn trong tương lai so với khả năng miễn dịch từ mũi vaccine tăng cường.

Điều này có thể giải thích lý do một số quốc gia đang xử lý các đợt bùng dịch do Omicron tốt hơn những quốc gia khác. Tại Anh, ngoài tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, phần lớn người dân đều đã mắc COVID-19, thậm chí nhiều người đã nhiễm virus hơn 1 lần. Các chuyên gia khẳng định số ca mắc ở Anh vẫn sẽ gia tăng nhưng không cao như ở một số khu vực khác. Tỷ lệ tử vong và bệnh nặng ở quốc gia này cũng ở mức tương đối thấp.

Còn ở những quốc gia từng theo đuổi chiến lược “không COVID”, dù có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, nhưng họ vẫn đang chứng kiến số ca mắc và tử vong cao hơn khi mở cửa. Việc có ít người dân mắc bệnh trước đó có nghĩa là khả năng miễn dịch trong cộng đồng thấp hơn.

Vaccine vẫn là “lá chắn” quan trọng

Lý do những nơi phòng dịch nghiêm ngặt lại bị Omicron tàng hình tấn công mạnh hơn - Hình 2
Đài tưởng niệm COVID-19 Quốc gia ở London, Anh. Ảnh: AP

Dù thực tế là cả Hong Kong (Trung Quốc) và New Zealand đều đang phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, tác động đến sức khỏe cộng đồng ở hai nơi lại có sự khác biệt đáng kể.

New Zealand, quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, đang trải qua sóng dịch với ít ca tử vong hơn. Trái lại, Hong Kong đã ghi nhận nhiều ca tử vong hơn, với tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, trong 4 tuần tính đến ngày 18/3, cao gấp 38 lần New Zealand.

Sự khác biệt này là do chiến dịch tiêm chủng ở 2 khu vực hoàn toàn khác nhau. Tại Hong Kong, tỷ lệ tiêm mũi thứ 2 và mũi tăng cường thấp hơn nhiều so với New Zealand, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi dễ bị tổn thương.

Có quá vội khi dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch trước biến thể mới?

Video đang HOT

Nhiều quốc gia đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế phòng COVID-19 dù các ca mắc vẫn ở mức cao. Đây có phải là động thái đúng đắn?

Các chuyên gia nhận định không có câu trả lời chính xác, nhưng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh này chỉ có thể làm chậm tỷ lệ lây nhiễm chứ không thể đánh bại virus. Các biện pháp này chỉ nên tiếp tục được áp đặt nếu lợi ích trong việc ngăn lây nhiễm lớn hơn ảnh hưởng đối với xã hội và sức khỏe con người.

Cũng có một yếu tố quan trọng khác cần phải xem xét. Giới khoa học cho biết tác dụng bảo vệ của vaccine trong việc ngăn lây nhiễm sẽ suy giảm nhanh hơn tác dụng của vaccine trong việc ngăn bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy khả năng giảm bệnh nặng của vaccine cũng sẽ mất dần theo thời gian.

Và cuối cùng, dù việc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch rất cần thiết để đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường, nhưng một số nước vẫn còn một lượng lớn dân số già dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng, những người chưa nhiễm virus và khả năng miễn dịch vaccine đang suy yếu. Theo giới chuyên gia, các quốc gia nên tập trung vào việc ngăn nhóm này phát triển bệnh nặng, như tiêm chủng hoặc sử dụng thuốc kháng virus – hơn là cố gắng giảm lây nhiễm trong dân số nói chung.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; 'Omicron tàng hình' thống trị toàn cầu

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,43 triệu ca mắc COVID-19 và 3.556 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.155.295 ca.

"Omicron tàng hình" trở thành biến thể chủ đạo trên toàn cầu và virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá, vượt qua hệ miễn dịch của con người.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 30/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 484.833.728 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.155.295 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.430.300 và 3.556 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 418.791.942 người, 59.886.491 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 58.336 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 347.374 ca; Đức đứng thứ hai với 237.858 ca; tiếp theo là Pháp (217.480 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 419 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 339 ca và Đức với 331 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.672.941 người, trong đó có 1.004.747 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.023.010 ca nhiễm, bao gồm 521.131 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 29.882.397 ca bệnh và 659.241 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 177,2 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 138,1 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 96,4 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,7 triệu ca và châu Đại Dương gần 5,3 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

SARS-CoV-2 tiến hóa tiến hoá liên tục, nguy cơ biến thể mới nguy hiểm hơn

Mới đây, các chuyên gia từ trường y Anschutz thuộc đại học Colorado thông báo kết quả nghiên cứu mới cho thấy virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng nâng cao khả năng né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh của con người. Đây được coi là một phát hiện quan trọng, vừa thúc đẩy tiếp tục nghiên cứu sâu về loại virus còn nhiều bí ẩn này, vừa mở ra một hướng mới để tìm được phương thức điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ngay từ khi virus SARS-CoV-2 được thông báo xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Mario Santiago và Eric Poeschla tại Đại học Colorado đã tập trung theo dõi cách các virus gốc và các biến thể phản ứng với các interferon. Đây là loại protein được tế bào người sản sinh nhằm ngăn chặn virus phát triển trong cơ thể, một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của con người và có vai trò như lớp phòng thủ tuyến đầu khi cơ thể nhiễm virus.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh cách phản ứng của 17 interferon khác nhau trong cơ thể người với virus chủng gốc và 5 biến thể của virus gồm Alpha, Beta, Delta, Gamma và Omicron. Các dữ liệu chỉ ra rằng cả 5 biến thể đều có khả năng kháng cự tốt hơn với interferon so với virus chủng gốc. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng để ngăn chặn các biến thể mới cần nhiều interferon hơn việc ngăn chặn virus chủng gốc. Ví dụ, khả năng ngăn chặn biến thể Alpha của các interferon thấp hơn 100 lần so với khả năng ngăn chặn virus chủng gốc. Theo chuyên gia Santiago, những dữ liệu trên cho thấy khả năng lấn át hệ miễn dịch bẩm sinh có thể là động cơ tiến hóa chính của virus SARS-CoV-2. Điều gây lo ngại nhất ngay lúc này là có thể xuất hiện một biến thể mới nguy hiểm hơn nếu virus đã học được các cách thức để đánh bại hệ miễn dịch của con người.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 3
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện Y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Omicron tàng hình thành biến thể chủ đạo gây COVID-19 trên toàn cầu

Dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 hiện là nguyên nhân chính gây ra các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và châu Á, làm gia tăng lo ngại về khả năng bùng phát một đợt dịch mới tại Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BA.2 hiện gây ra 86% tổng số ca mắc COVID-19 đã được giải trình tự gien virus gây bệnh. BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với "các anh em ruột" của mình là BA.1 và BA.1.1. Tuy nhiên, cho đến nay các bằng chứng cho thấy biến thể này có thể không gây bệnh nặng.

Cũng như với các dòng phụ khác thuộc họ Omicron, các vaccine ít hiệu quả đối với BA.2 hơn so với các biến thể trước đó như Alpha hoặc chủng gốc SARS-CoV-2, và khả năng bảo vệ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA), mức độ bảo vệ của vaccine sẽ được khôi phục sau khi tiêm mũi tăng cường, đặc biệt trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tây Java, Indonesia ngày 14/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

BA.2 được gọi là biến thể "tàng hình" vì rất khó phát hiện. BA.2 cùng một "người anh em" khác của nó là BA.3 - loại cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều - chỉ có thể bị phát hiện bằng cách giải trình tự gene, điều mà không phải nước nào cũng đủ năng lực thực hiện. Lo ngại chính về BA.2 là liệu biến thể này có gây tái nhiễm ở những người đã nhiễm BA.1 hay không. Tuy nhiên, dữ liệu từ Anh và Đan Mạch cho thấy trong khi người đã nhiễm biến thể khác như Delta có thể tái nhiễm Omicron, chỉ có một số ít ca tái nhiễm BA.2 ở người đã nhiễm BA.1.

Giải thích về sự gia tăng số ca nhiễm BA.2 gần đây, các nhà khoa học cho rằng tình trạng này liên quan đến việc lơ là các biện pháp phòng dịch cơ bản. Chuyên gia virus của Đại học y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg tại Baltimore, Tiến sĩ Andrew Pekosz nhấn mạnh: "BA.2 lây lan khi mọi người ngừng đeo khẩu trang".

Dù lý do gia tăng số ca nhiễm BA.2 là gì, các nhà khoa học cho rằng đây là một lời nhắc nhở rằng virus đang tiếp tục gây hại, nhất là đối với những người chưa tiêm phòng và nhóm dễ bị tổn thương.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tây Ban Nha chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu

Ngày 28/3, Tây Ban Nha bước sang giai đoạn mới trong chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó chính phủ quyết định dỡ bỏ nhiều biện pháp hạn chế từng được áp dụng để phòng dịch.

Theo đó, COVID-19 sẽ được coi là bệnh đặc hữu tại Tây Ban Nha. Giới chức Tây Ban Nha đã dỡ bỏ yêu cầu cách ly 7 ngày với những người mắc bệnh nếu không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Những người này được khuyến nghị đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với những người dễ chịu tổn thương nhưng vẫn được phép đi làm. Hình thức làm việc từ xa vẫn được khuyến khích áp dụng khi có thể. Yêu cầu cách ly vẫn có hiệu lực với một số trường hợp, giống như áp dụng với những ca nhiễm cúm thể nặng. Khán giả đến sân theo dõi các sự kiện thể thao sẽ được mang theo đồ ăn và thức uống như trước đây. Các biện pháp kiểm soát sẽ tập trung bảo vệ nhóm trên 60 tuổi hoặc có bệnh nền có nguy cơ cao trở nặng nếu nhiễm virus SARS-CoV-2. Những người khỏe mạnh và ít tuổi hơn không cần phải thực hiện xét nghiệm PCR để xác nhận tình trạng nhiễm bệnh.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 6
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Sitges, Tây Ban Nha ngày 20/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết đã thiết lập các cơ chế duy trì cảnh giác với dịch bệnh ở cấp độ châu Âu và tiếp nhận, cũng như chia sẻ thông tin dịch bệnh tại Tây Ban Nha cho các báo cáo và tài liệu nhằm đảm bảo luôn theo sát tình hình dịch tại Liên minh châu Âu (EU).

Campuchia nỗ lực ngăn chặn biến thể mới trước thềm Tết Khmer

Ngày 29/3 Bộ Y tế Campuchia đã áp dụng trở lại quy định xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với lao động nước này trở về từ Thái Lan. Đây được coi là nỗ lực của giới chức Campuchia nhằm nhanh chóng kiểm soát lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ biên giới Thái Lan vào Campuchia trước thềm Tết Khmer truyền thống vào tháng tới.

Các quan chức Campuchia đã bày tỏ lo ngại về khả năng gia tăng các ca mắc COVID-19 trở lại khi lao động Campuchia từ Thái Lan về nước đón Tết Khmer ngày càng đông. Hiện có hơn 1.000 lao động Campuchia trở về từ Thái Lan đang phải cách ly ở biên giới.

Phát biểu sáng 28/3 tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thể hiện sự lo ngại trước việc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên thế giới, đặc biệt tại một số nước láng giềng, đồng thời nêu rõ phải thận trọng và nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Mặc dù đạt tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 ở mức cao, song Campuchia tiếp tục xây dựng các trung tâm điều trị có thể chăm sóc 100.000 bệnh nhân, sẵn sàng đối phó với khả năng các ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại.

Tuy nhiên, các hạn chế về hàng không như yêu cầu xét nghiệm PCR trước khi lên máy bay đi Campuchia đã được dỡ bỏ và việc cấp thị thực (visa) cho người nhập cảnh Campuchia được nối lại trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang cố gắng khôi phục kinh tế.

Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Hok Kim Cheng ngày 28/3 cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động di cư nước này sẽ ồ ạt trở về nhà trong dịp Tết Khmer. Bộ Y tế sẽ làm việc kỹ càng với chính quyền các tỉnh giáp biên giới Thái Lan để kiểm soát các ca lây nhiễm một cách hiệu quả bằng cách xét nghiệm nhanh.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi ở Yogyakarta, Indonesia, ngày 24/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Philippines cảnh báo không nên tiêm quá số liều vaccine được khuyến cáo

Ngày 29/3, Bộ Y tế Philippines (DOH) cảnh báo người dân nước này cần tuần thủ quy trình và hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 đã được phê duyệt, không nên tiêm nhiều hơn số liều được khuyến cáo.

Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết dù đến nay DOH chưa ghi nhận về các hiện tượng bất thường nhưng cơ quan này vẫn đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của những người đã tiêm vaccine quá số liều được khuyến cáo. Bà Vergeire cho rằng việc tiêm quá số liều được khuyến cáo rất nguy hiểm vì các loại vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 và cơ quan y tế đang theo dõi tác dụng lâu dài của các vaccine này. Bà khuyến cáo người dân cần tuân thủ quy trình và hướng dẫn sử dụng vaccine đã được cơ quan y tế phê duyệt.

Hiện DOH đã đưa ra khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4 hoặc mũi tăng cường thứ 2 cho người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, Chính phủ Philippines vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức đối với khuyến nghị này.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 8
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Quezon, Philippines, ngày 7/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Thái Lan xem xét nới lỏng quy định nhập cảnh

Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan (MoTS) đang xem xét thay thế yêu cầu xét nghiệm RT-PCR sau khi nhập cảnh bằng xét nghiệm nhanh (ATK) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Từ ngày 1/5, MoTS xem xét đề xuất cho phép khách du lịch vào Thái Lan nếu có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, du khách nước ngoài muốn nhập cảnh vào Thái Lan phải đăng ký xin mã nhập cảnh (Thailand Pass), trong đó yêu cầu người nhập cảnh có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh; đồng thời phải xét nghiệm RT-PCR trong ngày đầu tiên nhập cảnh và thêm một xét nghiệm ATK vào ngày thứ 5 lưu trú.

Tuy nhiên, MoTS sẽ căn cứ vào diễn biến tình hình dịch bệnh ở nước này để xem xét đưa ra quyết định cuối cùng. Theo đó, để tiếp tục thúc đẩy nội các thông qua đề xuất trên, số ca nhiễm mới trong ngày theo kết quả xét nghiệm ATK ở nước này không được vượt quá 60.000 ca, số ca tử vong theo ngày không vượt quá 100 người.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 9
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Thái Lan kỳ vọng sẽ đón khoảng 7 triệu du khách trong năm 2022, tạo ra thu về ít nhất 1.000 tỷ baht (33 Tỷ USD) - bằng 30% tổng doanh thu du lịch của năm 2019.

Lào cảnh báo khả năng bùng phát COVID-19 trong dịp tết cổ truyền

Sau vài ngày số ca nhiễm SARS-CoV-2 giảm xuống mức hơn 1.000 ca/ngày, Bộ Y tế Lào ngày 29/4 cho biết con số này đã tăng trở lại lên 2.183 ca trong 24 giờ qua, trong đó thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 1.132 ca.

Đại diện Bộ Y tế cho biết tình hình dịch COVID tại Lào vẫn diễn biến phức tạp với biến thể Omicron, tạo gánh nặng lớn cho ngành y tế.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19 trong bối cảnh người dân Lào đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc vào giữa tháng 4 tới, Bộ trên cảnh báo về nguy cơ gia tăng đột biến số ca nhiễm trong dịp này.

COVID-19 tới 6h sáng 30/3: SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hoá; Omicron tàng hình thống trị toàn cầu - Hình 10
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

Để người dân không tụ tập đông khiến dịch bùng phát mạnh, Chính phủ Lào mới đây đã chỉ thị không tổ chức các sự kiện chào mừng Tết Năm mới. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp hạn chế phần nào bởi dù không tổ chức các sự kiện công cộng ngoài trời, nhưng người dân vẫn sẽ tổ chức tiệc tùng tại nhà, có thể kích hoạt các đợt bùng phát dịch nếu không tuân thủ các biện pháp phòng chống. Chính vì lý do này, Bộ Y tế tiếp tục kêu gọi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn, tiếp tục đi tiêm vaccine đủ các mũi cơ bản và tiêm các mũi tăng cường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu ÁDự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á
06:01:30 20/01/2025
Australia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn côngAustralia ban bố thảm họa thiên tai ở các khu vực bị bão tấn công
03:59:19 19/01/2025

Tin đang nóng

5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy
16:48:16 20/01/2025
Sao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩSao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩ
15:56:38 20/01/2025
Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"
14:58:26 20/01/2025
Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ướcNữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước
20:09:46 20/01/2025
Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹThần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ
17:02:48 20/01/2025
Dàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji HyoDàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji Hyo
16:04:01 20/01/2025
Tuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền NamTuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền Nam
18:30:02 20/01/2025
Diệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần haiDiệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần hai
18:39:50 20/01/2025

Tin mới nhất

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

17:57:08 20/01/2025
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.
Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

17:33:48 20/01/2025
Trong thông báo, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông Hàn Chính và ông Vance đã thảo luận nhiều chủ đề bao gồm thuốc giảm đau fentanyl, cân bằng thương mại và ổn định khu vực.
Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

17:30:23 20/01/2025
Cùng với việc ông Trump tái đắc cử, một trong những tác động tức thời nhất ở Washington là sự bùng nổ của thị trường bất động sản hạng sang.
Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

17:23:59 20/01/2025
Phát biểu trước cộng đồng Do Thái ở Frankfurt trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz - lớn nhất của Đức Quốc xã, Thủ tướng Scholz khẳng định không thể lãng quên quá khứ.
Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

16:09:44 20/01/2025
Tại Ramallah, hàng ngàn người đã tập trung để chào đón những người được thả. Cờ Palestine và biểu tượng của Hamas xuất hiện khắp nơi, trong khi đám đông hô vang khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho lực lượng Hamas.
Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

16:08:59 20/01/2025
Bà Dixon, người đã đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Tình báo Quốc gia từ tháng 8/2021, sẽ tạm thời lãnh đạo cơ quan này trong thời gian chờ Thượng viện xác nhận ứng cử viên chính thức cho vị trí này.
Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

16:08:03 20/01/2025
Sẽ có hơn 100 hành động hành pháp lệnh cho các bộ máy hành chính thay đổi cách làm việc của họ , Stephen Miller, Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách sắp tới của ông Trump, nói với Fox News vào tuần trước.
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức

15:54:20 20/01/2025
Liên quan đến vấn đề Ukraine, Tổng thống đắc cử Mỹ khẳng định quan điểm đặt ưu tiên cao cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

15:51:49 20/01/2025
Lực lượng chức năng cho biết đã khống chế được hơn 50% diện tích 2 đám cháy lớn nhất, đã thiêu hủy gần 16.187 ha đất, san phẳng toàn bộ các khu phố của thành phố lớn thứ hai của Mỹ.
Australia dành 2,2 tỷ USD thúc đẩy sản xuất nhôm 'xanh'

Australia dành 2,2 tỷ USD thúc đẩy sản xuất nhôm 'xanh'

15:48:44 20/01/2025
Nhôm được tinh luyện từ quặng trong các nhà máy khổng lồ, tiêu thụ khoảng 10% tổng lượng điện của Australia. Tuy nhiên, quá trình này từ lâu đã phụ thuộc vào các nhà máy điện chạy bằng than, một nguồn năng lượng gây ô nhiễm.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol tiếp tục từ chối trả lời thẩm vấn

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol tiếp tục từ chối trả lời thẩm vấn

15:43:11 20/01/2025
Nếu ông Yoon tiếp tục không tuân thủ lệnh triệu tập, CIO có thể sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc trực tiếp đến Trung tâm giam giữ Seoul - nơi ông đang bị giam giữ từ tuần trước, để tiến hành thẩm vấn.

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?

Sức khỏe

21:01:12 20/01/2025
Da cá hồi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng tương tự như việc ăn thịt cá. Ngoài lợi ích dinh dưỡng, nó còn tăng thêm hương vị và kết cấu cho nhiều món ăn.
Đường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đại

Đường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đại

Du lịch

20:57:38 20/01/2025
Ngày 20/1/2025, Đường hoa Xuân Menas Mall đã khai mạc tại TP.HCM, mang đến một không gian nghệ thuật độc đáo chào đón năm mới Ất tỵ.
Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"

Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"

Sao việt

20:56:18 20/01/2025
Jack từng nhắc về trách nhiệm của bản thân trong tâm thư 4 năm trước. Đó cũng là lần duy nhất Jack phản hồi trước những thông tin đã có con
Bé gái 10 tuổi câu được cá ngừ vây vàng khổng lồ

Bé gái 10 tuổi câu được cá ngừ vây vàng khổng lồ

Netizen

20:48:14 20/01/2025
Một bé gái 10 tuổi đến từ Washington, Mỹ đã khiến cộng đồng câu cá sửng sốt khi câu được một con cá ngừ vây vàng khổng lồ.
Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ

Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ

Góc tâm tình

20:38:16 20/01/2025
Tết năm nay có lẽ vợ chồng tôi sẽ bớt được mấy bao lì xì nhờ sự ích kỷ xấu tính của chị dâu.Mẹ tôi xách giỏ rau sang cho con dâu dưỡng thai nhưng bà thông gia ném hết đi chỉ vì một củ nghệ
Hyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổ

Hyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổ

Sao châu á

20:33:36 20/01/2025
Son Ye Jin - Hyun Bin ngồi chung bàn tiệc với Lee Byung Hun. Và màn tương tác giữa 2 tài tử hạng A Kbiz đã trở thành chủ đề nóng gây bàn tán trên mạng xã hội
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị tuyên phạt 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị tuyên phạt 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm

Pháp luật

20:18:59 20/01/2025
Theo Hội đồng xét xử, quá trình điều tra và xét hỏi công khai tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định, Dự án Đại Ninh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh có nhiều sai phạm, từng bị kiến nghị thu hồi theo Kết luận số 929 của Thanh tra Chính phủ.
Bậc thầy phong thủy dự báo năm 2025 tuổi Thân: Khổ tận cam lai phúc lộc đầy, vượt qua chông gai đón thái hòa

Bậc thầy phong thủy dự báo năm 2025 tuổi Thân: Khổ tận cam lai phúc lộc đầy, vượt qua chông gai đón thái hòa

Trắc nghiệm

20:16:08 20/01/2025
Cuộc sống của người tuổi Thân trong năm Ất Tỵ 2025 có gì đặc biệt?Top 5 con giáp được quý nhân phù trợ nhiều nhất trong tháng Giêng Thần tài gọi tên: 3 con giáp may mắn đếm tiền mỏi tay tuần tới 4 con giáp vận đỏ như son, phúc
Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Sao thể thao

19:59:19 20/01/2025
Cứ có thời gian rảnh tiền đạo sinh năm 1992 và vợ lại lên đồ xuống sân pickleball phẩy vợt . Cặp đôi còn không ngần ngại thể hiện tình cảm với nhau trên sân. Vợ chồng chàng cầu thủ cũng tạo thành một cặp đôi kết hợp ăn ý trên sân khi th...
Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Ẩm thực

19:48:17 20/01/2025
Món ăn hoàn thành với màu cam, vàng và xanh đan xen, hương vị hòa quyện. Kết cấu của món ăn giòn, ngon, ngọt, đậm đà ăn cùng cơm rất đưa vị.
Minh Tuyết, Đông Nhi "cháy đỉnh nóc kịch trần" tại Tuổi Hồng 29

Minh Tuyết, Đông Nhi "cháy đỉnh nóc kịch trần" tại Tuổi Hồng 29

Nhạc việt

18:27:26 20/01/2025
Đêm nhạc hội Tuổi Hồng Minh Khai 29 có sự góp mặt của loạt nghệ sĩ nổi tiếng, thu hút hơn 4.000 khán giả tham gia, mang đến một đêm khó quên cho tất cả.