Lý do người đi làm nên có chứng chỉ TOEIC
TOEIC giúp người học xây dựng nền tảng về các tình huống giao tiếp trong công sở và kỹ năng gửi email, ký hợp đồng, thuyết trình, báo cáo.
Nhiều người có điểm thi TOEIC lên đến 600, 700 nhưng lại không có khả năng giao tiếp tiếng Anh và ứng dụng những gì đã học vào công việc. Điều này dẫn đến việc một bộ phận người học coi chứng chỉ này chỉ là tấm giấy cần có trong hồ sơ để dễ dàng có công việc mong muốn và lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động.
Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty IMAP Việt Nam, cần nhìn vào tính định hướng và tính ứng dụng của kiến thức TOEIC. Chứng chỉ này giúp người học xây dựng nền tảng tốt về các tình huống giao tiếp trong công sở và các kỹ năng công việc liên quan đến tiếng Anh như gửi email, ký hợp đồng, thảo luận với khách hàng, thuyết trình, báo cáo…
Một số câu hỏi trong phần Reading của một đề thi TOEIC.
Trước đây, TOEIC chỉ kiểm tra hai kỹ năng của người học là nghe và đọc. Tuy nhiên, từ năm 2019, đề thi đã có thêm dạng bài mới, yêu cầu người học phải đáp ứng cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, người học sẽ được rèn luyện các kỹ năng toàn diện hơn.
“Do đó, nếu bạn học chứng chỉ này một cách nghiêm túc để xây dựng vốn tiếng Anh phục vụ công việc thay vì chỉ học để lấy tấm bằng thì sẽ thấy hiệu quả”, chị Nguyễn Thị Hoa cho hay. TOEIC sẽ không mang tính ứng dụng khi người học tiếp cận không đúng hướng, học vẹt, học mẹo để lấy đủ điểm ứng tuyển cho công việc mong muốn mà không quan tâm đến việc trau dồi kiến thức và sử dụng kiến thức phục vụ công việc.
Thị trường lao động sẽ trở nên cạnh tranh hơn với nguồn nhân lực có nền tảng ngoại ngữ tốt là du học sinh nước ngoài. Việc trau dồi vốn tiếng Anh công sở nghiêm túc là điều cần thiết nếu bạn muốn có công việc tốt và TOEIC là người bạn đồng hành giúp đỡ bạn trên chặng đường phát triển nghề nghiệp.
Video đang HOT
Ngô Phương Thảo (nhân viên Marketing của một công ty Nhật) cho biết: “Học TOEIC giúp ích khá nhiều cho công việc hiện tại. Khi trao đổi thông tin với khách hàng nước ngoài, tra cứu tài liệu, cập nhật xu hướng toàn cầu hay đi dự hội thảo quốc tế, tôi đều phải sử dụng tiếng Anh”.
Phương Thảo (thứ hai từ trái sang) cho rằng TOEIC giúp ích nhiều cho công việc hiện tại. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Bá Khánh Hoàng (nhân viên IT tại Công viên Phần mềm Đà Nẵng) cũng cho rằng việc học và sở hữu chứng chỉ TOEIC đã giúp anh có cơ hội việc làm tốt và khả năng xử lý công việc nhanh chóng.
Anh học TOEIC tại Anh ngữ Ms Hoa từ lúc mới ra trường và thấy những gì học được thực sự có giá trị. Anh làm công nghệ thông tin và thường xuyên phải tra cứu tài liệu tiếng Anh để tìm ra giải pháp phù hợp cho dự án của phòng. Khả năng đọc hiểu tiếng Anh khá giúp công việc trôi chảy và ít gặp trở ngại hơn so với thời điểm còn kém tiếng Anh.
Thủ khoa Đinh Thị Vân: "Cách vượt qua khó khăn không phải là trốn tránh mà là đi xuyên qua nó"
Đó là quan niệm sống của nữ sinh Đinh Thị Vân - thủ khoa đầu ra ngành quan hệ công chúng của trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Học đi đôi với làm
Vân sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm nghề nông tại tỉnh Thanh Hóa. Nơi này, người dân vẫn thường quan niệm là học cao cũng chỉ để kiếm tiền nên nhiều người khuyên cô đi xuất khẩu lao động thay vì học ĐH.
Thế nhưng, bố mẹ Vân luôn động viên con cái chú tâm học tập tốt, chỉ cần đậu ĐH, dù vất vả đến mấy bố mẹ cô cũng sẽ cố gắng lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Ngoài việc làm đồng áng, bố mẹ Vân còn làm phụ hồ để có thêm tiền cho con ăn học. Bố mẹ là nguồn động lực lớn giúp Vân quyết tâm thực hiện ước mơ thành công để bố mẹ được tự hào.
Thời gian đầu học ngành quan hệ công chúng, Vân gặp phải khá nhiều khó khăn. Thương bố mẹ, Vân chỉ dám nhận một khoản tiền nhỏ, còn em xin đi làm thêm những công việc bưng bê, bán hàng... kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Khi em gái học lên ĐH, bố mẹ phải lo chi phí gấp đôi nên bên cạnh việc học, Vân cố gắng làm thêm nhiều hơn để bớt đi gánh nặng lên đôi vai bố mẹ. Học chính ở trường cộng với làm thêm nhưng Vân chưa bao giờ lơ là việc học. Em luôn tận dụng mọi lúc mọi nơi để trau dồi kiến thức cho bản thân.
Thủ khoa Đinh Thị Vân trong ngày tốt nghiệp ĐH. Ảnh: An nhiên
Tính của Vân khá nhút nhát nên có lần đứng trên bục giảng, thuyết trình trước thầy cô và bạn bè, cô nàng cứ "lắp ba lắp bắp" khiến các bạn phía dưới bật cười. Càng về sau, các môn học đều có những tiết thuyết trình khiến Vân càng lo sợ.
Vân chia sẻ: "Ban đầu, bản thân em chưa thực sự biết rõ về chuyên ngành quan hệ công chúng là gì. Trong suốt khoảng thời gian đầu của năm thứ nhất, em cứ trăn trở không biết sự lựa chọn của mình có đúng hay không bởi bản thân em vốn là người nhút nhát, sợ đám đông, có nhiều khi còn không dám nói lên suy nghĩ của mình".
Vân nghĩ, không thể để tình trạng này mãi được. Cách vượt qua khó khăn không phải là trốn tránh mà là phải đi xuyên qua nó. Nói là làm, Vân bắt đầu cuộc hành trình chinh phục những khó khăn. Đầu tiên là phải chuẩn bị thật kỹ những kiến thức sẽ học để thuyết trình trong mỗi buổi học.
Vân thường bấm thời gian, sau đó tập nói nhuẫn nhuyễn trước gương để khi đứng trước đông người sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái thể hiện bản thân. Vân không chỉ học trong sách vở mà còn học ngoài cuộc sống, từ những người xung quanh. Vấn đề nào chưa hiểu, Vân hỏi các anh chị đi trước.
Để được điểm cao, Vân thường đưa những ví dụ thực tế vào việc học để những bài thuyết trình thêm sinh động, hấp dẫn. Em không ngừng tìm tòi các kiến thức trên sách báo, internet... để nắm bắt, học hỏi những xu hướng mới phục vụ cho công việc của mình. Tất cả kiến thức được học, những công việc Vân làm, các mối quan hệ với mọi người đã bồi đắp cho em những kỹ năng sống giúp bản thân trưởng thành hơn.
Một trong những yếu tố giúp Vân có thêm kinh nghiệm về nghề quan hệ công chúng ngay từ khi chưa tốt nghiệp chính là xin làm việc cộng tác tại các Cty có mảng mình đang theo học. Sau những công việc bán hàng, bưng bê, Vân quyết định xin làm cộng tác viên viết bài cho một Cty về thuế.
Sau đó, em chuyển sang làm việc cho một Cty về tư vấn du học. Rồi có những khoảng thời gian Vân liên tục bỏ bữa bởi làm xong là cắp sách đến trường, không có thời gian ăn trưa. Điều này khiến em sụt 7kg trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, sau đó, Vân phải điều chỉnh lại, ăn uống đầy đủ để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc học.
Thành quả ngọt ngào
Với sự cố gắng không ngừng nghỉ trong học tập, Vân đạt thành tích cao, là thủ khoa đầu ra chuyên ngành quan hệ công chúng của trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, với số điểm 3,52/4.
Ngoài ra trong suốt quãng thời gian sinh viên, Vân cũng giành kết quả học tập tốt cho 4 năm ĐH, học bổng BIDV cho năm học 2018-2019, giấy khen dành cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc trong các năm học.
Cầm trên tay tấm bằng giỏi của chuyên ngành mà Vân từng nghĩ không hợp với mình, em cảm thấy những sự nỗ lực, cố gắng của mình trong 4 năm ĐH đã được trả công xứng đáng. Có thể xuất phát điểm của Vân không bằng với nhiều người nhưng quan trọng là em luôn tiến về phía trước và chạm đích trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Với thành tích xuất sắc trong học tập cùng kinh nghiệm làm việc trong thời gian là sinh viên, Vân được nhận làm nhân viên truyền thông cho một DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Hà Nội.
Dự định của Vân là khi nào có điều kiện sẽ về Thanh Hóa làm việc để chăm sóc gia đình tốt hơn.
Nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có chứng chỉ TOEIC Thời đại hội nhập quốc tế, ứng viên có chứng chỉ như TOEIC dễ lọt mắt nhà tuyển dụng bởi có thể triển khai các dự án hợp tác quốc tế... Chị Nguyễn Thị Hoa - chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam cho rằng, để giao tiếp hiệu quả và công...