Lý do nên tiêm vaccine
Mọi người đều cần vaccine trong suốt cuộc đời để phòng tránh các bệnh nghiêm trọng, mỗi loại vaccine đưa ra thị trường đều được đảm bảo an toàn.
Dưới đây là 6 điều mà mỗi người nên biết về vaccine, theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ:
Tất cả chúng ta đều cần vaccine trong suốt cuộc đời để phòng tránh các bệnh nghiêm trọng
Mỗi năm, hàng chục nghìn người Mỹ mắc những bệnh mà vaccine có thể phòng ngừa, một số người phải nhập viện, một số thậm chí tử vong. Chủng ngừa là cách tốt nhất để chống lại những căn bệnh này.
Vaccine được khuyến cáo cho cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, dựa trên các yếu tố khác nhau như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, lối sống, công việc và đi lại. CDC Mỹ và các chuyên gia y tế cập nhật các khuyến nghị về vaccine hàng năm dựa trên nghiên cứu khoa học mới nhất.
Tiêm phòng là bước quan trọng để bảo vệ những người dễ mắc bệnh nhất – bé sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mạn tính hay có hệ miễn dịch yếu.
Người lớn cũng cần tiêm vaccine để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: ABC News.
Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine vẫn có thể bùng phát trong cộng đồng
Vaccine đã làm giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm từng gây hại hoặc làm chết nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, vi trùng gây ra những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine vẫn tồn tại và có thể lây sang những người không được vaccine bảo vệ.
Ví dụ, dù bệnh sởi đã được tuyên bố loại trừ khỏi Mỹ vào năm 2000 nhưng vẫn còn phổ biến ở các nước khác. Một số người Mỹ không tiêm phòng sởi khi du lịch nước ngoài đã mắc bệnh sởi và khi trở về nước đã truyền bệnh cho những người khác, dẫn đến một số đợt bùng phát sởi trong những năm gần đây ở Mỹ.
Tiêm phòng rất quan trọng vì không chỉ bảo vệ người được chủng ngừa mà còn giúp ngăn ngừa bệnh lây lan cho những người khác, như người thân, hàng xóm, bạn học, đồng nghiệp và các thành viên khác trong cộng đồng của bạn.
Video đang HOT
Các cơ quan quản lý thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo vaccine an toàn
Trước khi một loại vaccine được chấp thuận sử dụng ở Mỹ, nó phải trải qua nhiều năm thử nghiệm cẩn thận để đảm bảo rằng an toàn và hiệu quả. Các nhà khoa học và bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đánh giá kết quả của các nghiên cứu lâm sàng này.
FDA cũng kiểm tra các địa điểm sản xuất vaccine để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các nguyên tắc sản xuất nghiêm ngặt. Sau khi vaccine được cấp phép, FDA và CDC tiếp tục giám sát việc sử dụng vaccine đó và đảm bảo không có lo ngại về an toàn.
Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vaccine có thể gây ra tác dụng phụ. Trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ là nhẹ (ví dụ, đau nhức nơi tiêm), sẽ biến mất trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng, kéo dài do vaccine là rất hiếm.
Vaccine giúp các bậc phụ huynh bảo vệ con khỏi bị bệnh
Tiêm chủng đã có tác động to lớn đến việc cải thiện sức khỏe của trẻ em ở Mỹ. Hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay chưa bao giờ tận mắt chứng kiến những hậu quả tàn khốc mà các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine đã gây ra cho một đứa trẻ, một gia đình hoặc cộng đồng. Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của trẻ là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao hầu hết các bậc cha mẹ chọn chủng ngừa – biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, an toàn, đã được chứng minh và hiệu quả.
Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất mà cha mẹ có thể bảo vệ con từ sơ sinh đến thiếu niên khỏi 16 căn bệnh nguy hiểm. Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bạn có thể bảo vệ con bằng cách tiêm phòng khi bạn mang thai
Một bà mẹ khi mang thai sẽ chia sẻ mọi thứ với em bé trong bụng. Điều đó có nghĩa là khi bạn chủng ngừa, bạn không chỉ bảo vệ chính mình mà còn truyền biện pháp bảo vệ con bạn trong vài tháng đầu đời, khi bé còn quá nhỏ để tự xây dựng khả năng miễn dịch. Bạn nên tiêm vaccine phòng bệnh rubella, ho gà và cúm trong mỗi lần mang thai để giúp bảo vệ bản thân và thai nhi đang phát triển.
Vaccine không chỉ dành cho trẻ em mà cũng có thể giúp người lớn khỏe mạnh
Dù bạn đã tiêm tất cả các loại vaccine khi còn nhỏ, khả năng bảo vệ bạn của số loại vaccine có thể mất dần theo thời gian. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc các bệnh khác do tuổi tác, công việc, lối sống, du lịch hoặc tình trạng sức khỏe. Người lớn mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim và tiểu đường có nhiều khả năng bị biến chứng từ một số bệnh nhất định. Tiêm phòng là một phần quan trọng để giữ sức khỏe. Bị ốm với mọi lứa tuổi đều khó chịu, và với người lớn, ốm là tốn tiền thuốc men, có thể mất việc và không thể chăm sóc gia đình.
Vì sao phải tiêm nhắc Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà cho trẻ trước khi lên lớp 1?
Sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết khi bước sang tuổi thứ 6. Để duy trì sự bảo vệ trước 3 bệnh nguy hiểm như Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà, chủng ngừa trong giai đoạn sơ sinh là chưa đủ.
Trẻ cần tư vấn bác sĩ để được tiêm nhắc mũi phối hợp 3 thành phần phòng các bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà tại những thời điểm nhất định, đặc biệt ở nhóm tuổi trước khi vào lớp 1.
Tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà cần thiết cho con bạn khi bước vào lớp 1
1. Hỏi: Nếu đã tiêm vắc-xin 6 thành phần (phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib) từ 6 tuần tuổi rồi thì có cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván nữa không?
Đáp: Câu trả lời là có. Vì theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần, khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Đây đều là những bệnh dễ bùng phát thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần sẽ giúp cơ thể tái thiết lập hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy quá trình tái sản xuất lượng kháng thể phòng bệnh đã được tạo ra từ đợt tiêm phòng trước.
Theo các chuyên gia, những đối tượng sau cần đi tiêm mũi nhắc lại 3 thành phần:
- Từ 4 đến 7 tuổi
- Từ 9 đến 15 tuổi
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó
- Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận...
2. Hỏi: Tại sao nên tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở các cột mốc từ 4 - 7 tuổi; từ 9 - 15 tuổi; và tiêm nhắc lại sau đó mỗi 10 năm mà không phải ở những cột mốc khác?
Đáp: Hiện tại, đây là 3 cột mốc tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị để tiêm nhắc lại, nhằm phát huy công dụng phòng bệnh, vừa thiết lập nên hàng rào miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể:
- Ở cột mốc từ 4 - 7 tuổi; từ 9 - 15 tuổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần đầu được tiêm ngừa trong năm đầu đời. Song song đó, 2 nhóm tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn... nên nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn.
- Người lớn và người già: theo tuổi tác, hệ miễn dịch tự nhiên dần suy yếu nên người lớn và người già luôn là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như Ho gà, Bạch hầu. Song song đó, do các triệu chứng bệnh ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường, vô tình lây bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là các trẻ nhỏ từ 0 - 3 tháng tuổi chưa được chủng ngừa đang sống chung nhà.
3. Hỏi: Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, tôi có nên đưa con đi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà vào lúc này không?
Đáp: Câu trả lời là có. Vì lúc này, miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà mà trẻ đã được tiêm trước đây đã suy giảm. Nên khi ở trong một xã hội thu nhỏ như trường học, các bệnh truyền nhiễm như Ho gà, Bạch hầu có thể lây lan rất nhanh qua không khí hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Đó là lý do một số tiểu bang của Mỹ đã đưa ra yêu cầu bắt buộc học sinh tiểu học phải nộp đủ giấy chứng nhận đã tiêm phòng các mũi tiêm phòng cần thiết khi làm thủ tục nhập học, trong đó có mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà.
4. Hỏi: Thiếu niên ở tuổi 15 nếu có sức khỏe tốt thì không cần tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đúng không?
Đáp: Điều này không đúng. Trẻ 15 tuổi dù có sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đợt chủng ngừa trước ở giai đoạn này đã không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công. Và cũng ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường năng động, từ đó việc bị trầy xước rất dễ xảy ra. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vết xước nhỏ này có thể trở thành nơi trú ngụ để vi khuẩn uốn ván phát triển gây: co cứng cơ kèm đau, co giật toàn thân, gập người... Thêm vào đó, môi trường học đường đông đúc, liên tục tiếp xúc nhiều người, trẻ càng có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm ho gà, bạch hầu.
5. Hỏi: Người già có khả năng mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà hay không?
Đáp: Câu trả lời là hoàn toàn có. Vì tuổi càng cao, hệ miễn dịch tự thân càng bị suy yếu, đồng thời kháng thể từ những mũi chủng ngừa trước đó cũng giảm dần nên người già dễ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong như Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván. Tuy nhiên, do những triệu chứng mắc bệnh của họ thường nhẹ hơn người trẻ nên dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh có thời gian phát triển, gây biến chứng nghiêm trọng và dễ lây lan tạo thành dịch. Để phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm này, người lớn và người già cần lưu ý tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà càng sớm càng tốt.
6. Hỏi: Những phản ứng gì cần lưu ý sau khi tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà?
Tương tự như các mũi chủng ngừa khác, mũi nhắc lại 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà có thể kèm theo một số phản ứng như:
- Thường gặp: Sốt (có thể hết sau 1 ngày); Đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.
- Ít gặp: Sốt 39 - 40 độ C, thường kéo dài tới 48 giờ.
Từ những thông tin trên có thể thấy, tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà là việc cần thiết. Đây không chỉ là hành động bảo vệ chính mình mà còn góp phần giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Nhiễm khuẩn bệnh viện nguy hiểm thế nào? Hiện nay nhiều bệnh viện tiếp tục thắt chặt công tác kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 ngay từ cổng vào để tránh virus xâm nhập. Ảnh minh họa Không ít bệnh viện là nạn nhân của dịch Covid-19 khi bỗng dưng trở thành ổ dịch. Không chỉ vậy, các bệnh viện còn phải đối mặt với các dịch bệnh viêm đường...