Lý do để du học Malaysia
Malaysia đang nhanh chóng trở thành điểm đến được yêu thích của sinh viên quốc tế. Với hơn 100 trường đại học được công nhận cung cấp giáo dục đại học trong 151 khóa học, sinh viên sẽ được cấp bằng quốc tế từ Anh, Mỹ, Úc và các nước khác với chi phí chỉ từ 51.330 MYR (khoảng 268 triệu đồng).
Chi phí học tập và sinh hoạt tại Malaysia tương đối thấp hơn so với các nước như Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Canada… Ảnh: Instarem
Cải thiện chất lượng giáo dục đại học
Các trường đại học của Malaysia đang cải thiện nhanh chóng và không thua xa các trường đại học có nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Một số trường đại học cung cấp các khóa học về khoa học máy tính và kỹ thuật được xếp hạng trong số 100 khóa học hàng đầu thế giới. Tất cả là nhờ vào hệ thống giáo dục của Malaysia đang tập trung vào các tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn giáo dục được giám sát chặt chẽ bởi Bộ Giáo dục Đại học.
Điểm đến cho các bằng cấp quốc tế
Một phần quan trọng trong đầu tư của nhà nước Malaysia vào giáo dục đại học là quan hệ đối tác ngày càng tăng với các trường đại học ở các quốc gia khác. Nhiều trường đại học nước ngoài, đặc biệt là Úc và Anh, có chi nhánh tại Malaysia. Ví dụ, Đại học Monash (Úc) và Đại học Nottingham (Anh), nằm trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới, đều có chi nhánh tại Malaysia. Malaysia’s First City University College (trước đây được gọi là KBU International College) đã liên kết với Anglia Ruskin của Vương quốc Anh, Đại học Teesside liên kết với Học viện Quản lý Khách sạn và Du lịch Thụy Sĩ.
Giảm chi phí
Chi phí học tập và sinh hoạt tại Malaysia tương đối thấp hơn so với các nước như Úc, Mỹ, Anh, Pháp, Canada… Một khóa học đại học tại cơ sở Vương quốc Anh của Đại học Nottingham sẽ có giá 150 nghìn USD (khoảng 3,5 tỷ đồng). Cùng một khóa học, tại cơ sở Malaysia sẽ có giá 174 nghìn MYR (khoảng 936 triệu đồng). Môn học có nội dung mô-đun giống nhau, có cùng tiêu chí đánh giá và cùng sơ đồ chấm điểm. Do đó, bằng cấp có cùng trọng lượng với cơ sở Vương quốc Anh, nhưng với chi phí thấp hơn đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt ở Malaysia cũng thấp hơn, giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính. Đó là tình huống có lợi cho sinh viên quốc tế vì họ có thể sống thoải mái với chi phí khoảng 1.500 MYR một tháng (khoảng 7,8 triệu đồng), bao gồm ăn, ở và các chi phí hàng ngày khác.
Video đang HOT
Ẩm thực phong phú tại Malaysia. Ảnh: Instarem
Cơ hội việc làm
Sinh viên quốc tế du học Malaysia được phép đi làm thêm 20 giờ/tuần trong thời gian nghỉ học kỳ hoặc nghỉ lễ. Sinh viên được khuyến khích làm việc trong các chợ nhỏ, nhà hàng và quán cà phê, khách sạn và trạm xăng dầu. Tuy nhiên, sinh viên không được phép làm thu ngân, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những công việc khác.
Thủ tục nhập cư liền mạch
Sinh viên quốc tế ở Malaysia được hưởng lợi từ các thủ tục nhập cư dễ dàng và không gặp rắc rối so với các quốc gia khác có quy trình nhập cư sinh viên nghiêm ngặt hơn.
An toàn
Malaysia là một trong những quốc gia an toàn và ổn định về chính trị trên thế giới với tỷ lệ tội phạm tương đối thấp. Khí hậu ở Malaysia nắng mưa quanh năm, không quá lạnh hay quá nóng khiến thời tiết dễ thích nghi. Năm 2021, Chỉ số Hòa bình Toàn cầu xếp Malaysia là quốc gia hòa bình thứ 23 trong số 163 quốc gia.
Văn hóa đa dạng và độc đáo
Nhìn chung, người Malaysia thân thiện, nồng nhiệt và thích giao lưu. Đất nước này là sự pha trộn tương phản của những người từ khắp nơi trên thế giới với vô số hệ tư tưởng. Điều này khiến Malaysia được đông đảo du học sinh yêu mến.
Malaysia là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đam mê du lịch. Ảnh: Instarem
K hông có rào cản ngôn ngữ
Tiếng Malay và tiếng Anh là những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong cả nước. Các ngôn ngữ và phương ngữ khác phát triển mạnh trong nước là Quan thoại, Quảng Đông, Hindi, Telugu, Malayalam và Tamil. Phần lớn các trường đại học ở Malaysia thực hiện các bài giảng của họ bằng tiếng Anh. Do đó, sinh viên quốc tế sẽ dễ dàng hiểu bài giảng hơn. Hơn nữa, có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ và cơ sở giáo dục đại học cung cấp các khóa học tiếng Anh cơ bản cho những người chưa thành thạo tiếng Anh.
Điểm đến du lịch
Du lịch tại đất nước thân thiện, xinh đẹp và giàu văn hóa là chi phí hợp lý hơn nhiều so với tưởng tượng. Sự đa dạng tuyệt vời của các điểm tham quan và các hoạt động rảnh rỗi trong khu vực đô thị hấp dẫn của Kuala Lumpur và các kỳ quan thiên nhiên như Langkawi, Taman Negara và Cao nguyên Cameron bảo đảm bạn sẽ không bao giờ hết thứ để xem và làm.
T hiên đường ẩm thực
Với nhiều nền văn hóa cùng phát triển mạnh ở Malaysia, đất nước này là thiên đường của mọi tín đồ ẩm thực với nhiều món ăn phong phú. Sinh viên quốc tế rất thích tìm hiểu những món ăn truyền thống của người Mã Lai hay đồ ăn nhanh của Trung Quốc, Ấn Độ tại Penang, nơi được coi là thủ đô ẩm thực đường phố của Malaysia.
Singapore thiếu ký túc xá cho sinh viên
Ước tính, hơn 2.600 sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), cả trong nước lẫn quốc tế, bị từ chối đơn xin ở ký túc xá và nhiều người bị yêu cầu rời khỏi phòng ở hiện tại trước ngày 15/7.
Do đó, sinh viên quốc tế đang cấp bách tìm phòng trọ gần trường.
Trường ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore.
Phát ngôn viên của NTU cho biết, nhà trường có 23 ký túc xá, có sức chứa hơn 13.600 sinh viên và dự kiến sẽ hoạt động hết công suất trong năm. Trong kỳ tuyển sinh năm 2021, hơn 6.000 sinh viên trúng tuyển - tương đương chỉ tiêu tuyển sinh của các năm trước. Tuy nhiên, trường đại học đang phải đối mặt với nhu cầu mạnh mẽ về ký túc xá vượt xa nguồn cung khoảng 20%.
Tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2021 khi NTU thông báo giảm công suất sử dụng ký túc xá do Covid-19 và các lý do khác. Tuy nhiên, do nhu cầu của sinh viên quá lớn, hơn nữa đa số sinh viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, nhà trường phải rút lại thông báo này.
Tuy nhiên, năm nay dự kiến số lượng ký túc xá chỉ đủ dành cho sinh viên năm nhất, năm hai. Nhiều sinh viên năm ba, năm tư dự đoán sẽ bị buộc rời khỏi ký túc xá. Họ đã thành lập một nhóm Telergram để chia sẻ thông báo của trường và thông tin phòng trọ cho thuê bên ngoài. Tính đến tháng 7, nhóm có hơn 1.500 thành viên.
Nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát để xác định số lượng sinh viên bị ảnh hưởng. Ước tính trong hơn 400 sinh viên được hỏi, hơn 50% là người nước ngoài.
Đối với nhiều sinh viên, đơn đăng ký ở ký túc xá đang nằm trong danh sách chờ khiến các em luôn ở trong tình trạng lo lắng, thấp thỏm. Sở dĩ nhiều người vẫn trông đợi vào quyết định của nhà trường do giá thuê phòng trọ bên ngoài đắt gấp 2 lần ở ký túc xá của trường. Với sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế, đây là một khoản tiền tương đối lớn.
Chị Arvind Kumar, sinh viên Ấn Độ theo học ngành Kỹ thuật đánh giá chi phí thuê phòng trọ bên ngoài đang tăng do thị trường bất động sản "nóng" lên. Hơn nữa, nhiều chủ nhà trọ chọn khách hàng dựa trên quốc tịch nên lựa chọn của sinh viên quốc tế không nhiều.
"Tôi đang chịu ảnh hưởng nặng nề cả về tài chính lẫn tinh thần. Nếu không tìm được phòng trọ, tôi sẽ phải sống lang bạt bên ngoài. Nhưng tôi có thể phải bỏ học nếu chi phí thuê nhà quá đắt", chị Arvind bày tỏ.
Còn sinh viên người Việt Nam, Lê Hà Phương, 21 tuổi, bày tỏ hoang mang và thất vọng. "Sinh viên quốc tế không thể thuê trọ bên ngoài vì chi phí cao nên tôi hy vọng nhà trường xem xét tình hình của chúng tôi và cho phép chúng tôi ở lại trường", nữ sinh nói.
Thừa nhận một số sinh viên phải đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, người phát ngôn của NTU cho biết, nhà trường có chương trình hỗ trợ tài chính giúp bù đắp chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Trường cũng cung cấp dịch vụ xe bus đưa đón miễn phí từ các địa điểm trung tâm đến khuôn viên trường như Ang Mo Kio, Bukit Gombak, Sengkang...
"Sức khỏe của sinh viên là ưu tiên hàng đầu của NTU. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên của mình theo nhiều hình thức khác nhau, kể cả những sinh viên khó khăn hoặc có nhu cầu riêng", người phát ngôn của NTU khẳng định.
Quảng Nam: Trao giải thưởng Phan Châu Trinh cho 88 cá nhân, tập thể xuất sắc Sáng 28/8, tại khu Di tích Văn thánh Khổng Miếu, Hội khuyến học và UBND TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ XXI năm 2022 cho 88 tập thể, cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học. Thạc sĩ Trần Nguyễn Minh Thư (áo dài tím) nhận...