Lưu ý khi uống nước sả, gừng trong mùa dịch COVID-19
Cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2.
Dịch COVID-19 đang rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Hiện có nhiều thông tin lan truyền trên mạng liên quan việc sử dụng những thực phẩm như chanh, gừng, sả, tỏi có thể điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2. Tuy nhiên, những thông tin trên là không có cơ sở khoa học.
Uống hỗn hợp nước ấm, chanh, sả, gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chúng ta nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải chứ không nên lạm dụng. Riêng đối với một số trường hợp có bệnh nền, trước khi sử dụng hỗn hợp này phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Uống hỗn hợp nước ấm, chanh, sả, gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM: trong sả có chứa tinh dầu, chúng có thể giúp giải cảm, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa. Tinh dầu trong sả cũng có tác dụng sát trùng ở đường hô hấp trên (mũi, họng). Gừng cũng có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.
Đối với những người có sức khỏe bình thường có thể dùng hỗn hợp sả, gừng nấu để uống, súc miệng hoặc xông hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh đang phải uống thuốc để điều trị, nếu muốn uống hỗn hợp này thì cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
“Mỗi ngày chúng ta có thể sử dụng khoảng 6 gram gừng tươi, và khoảng 20 gram sả tươi. Đối với những người không có bệnh lý thì mỗi ngày có thể uống hỗn hợp sả, gừng và nước ấm để tăng sức đề kháng. Những trường hợp có bệnh đang cần điều trị, nếu muốn uống thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Video đang HOT
Mặc dù hỗn hợp sả, gừng có một số công dụng nhất định, nhưng chúng ta không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Đối với những người muốn giúp tiêu hóa tốt, chúng ta có thể uống hỗn hợp này sau bữa ăn trưa hoặc sau bữa ăn tối. Những người muốn tốt cho đường hô hấp thì có thể uống buổi sáng một lần và buổi chiều một lần”- bác sĩ Hải chia sẻ.
Mùa dịch nên ăn uống thế nào đề tăng sức đề kháng?
Trên một số trang mạng xã hội lan truyền thông tin sả tươi, củ gừng, tỏi,… có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng các những thông tin này không có cơ sở.
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Theo BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp khuyến cáo chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp:
“Chúng ta cần cung cấp đủ cho cơ thể đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất bột đường, không ăn quá nhiều chất béo. Bên cạnh đó, cần bổ sung những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ, nâng cao chất đề kháng như: vitamin A, vitamin D, vitamin C, kẽm, sắt, selen,…Ngoài ra, chúng ta cần bổ sung nhiều rau, củ, ưu tiên chọn những loại có màu xanh, vàng,…đồng thời, cần phải uống đủ nước…”, bác sĩ Diệp khuyến cho biết.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc theo khuyến cáo 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Đồng thời, chúng ta nên: ngủ đủ giấc, rửa tay đúng cách, tập thể dục…
Số mắc Covid-19 tăng nhanh, Bộ Y tế "khẩn" chuẩn bị các phương án điều trị
Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh Covid-19 kịp thời, Bộ Y tế dự kiến lập 5 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia và gần 30 trung tâm hồi sức tích cực của vùng.
Theo Bộ Y tế, dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, tốc độ và mức độ lan truyền nhanh, gia tăng nhanh chóng số ca mắc tại hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tỷ lệ tử vong của nước ta hiện khoảng 0,56%.
Bộ Y tế đang lên các phương án chuẩn bị và chủ động về công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, đặt mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh kịp thời.
Cụ thể, chiều 21/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh họp góp ý Đề án Tăng cường năng lực hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đề án được xây dựng trên nguyên tắc các bệnh viện, các địa phương đều phải phát triển cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng không chỉ tình hình dịch mà còn cho các bệnh lý không lây nhiễm khác. Tuy nhiên cần chọn lựa các bệnh viện có năng lực chuyên môn "nhỉnh" hơn để huy động, là cánh tay nối dài của Bộ Y tế để đáp ứng hỗ trợ các địa phương khác.
Theo dự thảo Đề án sẽ có 5 trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đặt tại các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy và Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 TPHCM (đặt tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TPHCM). Mỗi trung tâm có 500-1000 giường bệnh.
Ngoài ra, gần 30 bệnh viện được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm hồi sức tích cực của vùng, mỗi trung tâm 50-100 giường bệnh.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã có công văn gửi Chủ tịch UBND đề nghị khẩn trương phối hợp chỉ đạo thực hiện thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại các địa điểm như khu ký túc xá, trường học, sân vận động..., với các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân và thuốc thiết yếu.
Các địa phương phải chuẩn bị ngay phương án huy động toàn bộ các bệnh viện tuyến quận, huyện; bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tỉnh; bệnh viện tư nhân, bệnh viện của các bộ, ngành, trường đại học... để thu dung và điều trị cho nhóm bệnh nhân vừa và nặng.
Bộ cũng yêu cầu phải lắp bổ sung đủ hệ thống cấp ôxy, có sẵn sàng các bồn chứa ôxy lỏng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này. Đồng thời, chủ động rà soát và bảo đảm nhân lực, danh mục và cơ số trang thiết bị, vật tư tiêu hao, ôxy y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân, kít xét nghiệm... để bảo đảm sẵn sàng đáp ứng khi diễn biến dịch gia tăng tại các địa phương.
Để chủ động, sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch Covid-19 đang gia tăng về số lượng, tốc độ và mức độ lan truyền, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện hạng 2 tối thiểu phải có hệ thống ôxy trung tâm, thiết bị và nhân lực để thực hiện được kỹ thuật thở ôxy qua mặt nạ, thở ôxy dòng cao HFNC.
Tại các bệnh viện đa khoa tuyến hạng một trở lên, ở khoa Hồi sức tích cực tối thiểu bố trí 50 giường và sẵn sàng mở rộng 100 giường, với hệ thống ôxy trung tâm, đào tạo nhân lực có trình độ để thực hiện các kỹ thuật hồi sức cấp cứu nâng cao (thở máy xâm nhập, ECMO, lọc máu...) để tiếp nhận, cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Bộ cũng yêu cầu, các bệnh viện được phân công phụ trách khu vực cần nhanh chóng thiết lập Trung tâm cấp cứu, để tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch khi vượt quá năng lực của các bệnh viện. Chẳng hạn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trước mắt thiết lập khoa Hồi sức tích cực 50 giường, sau đó tăng lên 100 và 200 giường.
Các bệnh viện tuyến trung ương cần củng cố, mở rộng khoa Hồi sức tích cực để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh nặng, nguy kịch khi vượt quá năng lực tuyến dưới. Đồng thời, đào tạo, thiết lập nhiều đội, nhóm có đủ năng lực hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, ECMO, lọc máu... để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu hỗ trợ.
TPHCM: Lượng máu, tiểu cầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn kiệt vì dịch Covid-19 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị. Ngày 21/7, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy cho biết, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình...