Lưu ý khi sử dụng điều hòa cho con
Mùa hè nóng nực, nhiều mẹ bật điều hòa cho bé nhưng lại không nắm rõ các lưu ý khi sử dụng nên đã khiến trẻ dễ bị bệnh. Việc lạm dụng phòng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống.
Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa.
Cài đặt nhiệt độ hợp lý
Để an toàn cho trẻ khi sử dụng điều hòa, bạn nên cài đặt nhiệt độ lý tưởng là 25 – 27 độ C. Theo chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ thì với trẻ con cần phải duy trì nhiệt độc chênh lệch trong nhà và ngoài nhà không quá 7 độ C.
Thời gian sử dụng điều hòa
Với trẻ nhỏ việc ngồi trong phòng điều hòa suốt ngày không thực sự tốt. Bởi thời gian ngồi điều hòa càng lâu sẽ khiến cho khô da và khô họng trẻ. Tốt nhất cứ khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Mẹ không nên để trẻ trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.
Nên lưu ý trước khi ra khỏi phòng 30 phút, hãy tắt điều hòa và mở cửa phòng để cho không khí được lưu thông và để cơ thể bé thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.
Tránh sự thay đổi đột ngột
Video đang HOT
Với trẻ nhỏ việc thay đổi nhiệt độ đột ngột rất nguy hiểm. Khi trẻ đi ngoài nắng về, mồ hôi nhiều, bạn không nên cho trẻ vào ngay phòng điều hòa quá lạnh. Hãy lau mồ hôi cho trẻ và để trẻ nghỉ ngơi một lúc. Khi mở phòng điều hòa, bạn hãy cho bé đứng ở cửa một vài phút cho quen với môi trường mát lạnh ở trong, rồi mới cho trẻ vào.
Nhiều trẻ hiếu động, chạy ra chạy vào phòng điều hòa. Bạn nên hạn chế trẻ đi ra đi vào ở nơi có nhiệt độ chênh lệch.
Ngoài ra trong phòng điều hòa không khí khô, bạn nên dùng máy tạo ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn.
Uống nước
Nhiều trẻ chơi trong phòng điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực ra càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa
Không nên để hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
Sử dụng thêm quạt thông gió khi bật điều hòa sẽ giúp không khí được cân bằng tự nhiên hơn.
Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.
Lưu ý khi chăm con trong phòng điều hòa
- Để tránh khô mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể.
- Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, nước cam…
- Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Theo Phunutoday
6 bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương do ngồi điều hòa
Mùa hè nóng bức đang chuẩn bị bắt đầu. Hãy lưu ý để biết cách sử dụng điều hòa đúng cách để tránh bị bệnh.
Đường hô hấp
Đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi không khí lạnh phá vỡ tuyến phòng thủ yếu ớt của đường hô hấp, nhẹ thì gặp các triệu chứng về đường hô hấp như, cảm cúm, ho, hắt hơi, sổ mũi; nặng thì bị viêm phổi. Theo các chuyên gia, làm việc, học tập, làm việc trong phòng có điều hòa, đặc biệt những tòa cao ốc có điều hòa tổng rất thích hợp cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể vì lúc này các "vitamin" trong không khí cung cấp cho cơ thể bị giảm đi đáng kể.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù chưa có phản ứng về đường hô hấp trên, nhưng những người bị tổn thương đường hô hấp cũng có thể có các triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau cơ, ho, không đờm hoặc ít đờm. Khi có các triệu chứng này, nếu không kịp thời chữa trị sẽ tiếp tục sốt dai dẳng, ho, ớn lạnh, nghiêm trọng hơn còn bị tử vong do suy hô hấp.
Dây thần kinh não
Những người thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đây chính là phản ứng mất cân bằng thần kinh não thường gặp do môi trường điều hòa gây ra. Ngoài gây ra bệnh cảm cúm, điều hòa còn có thể làm tổn thương não.
Mặc dù các ion âm trong không khí có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi cho não, nhưng, khi điều hòa không khí hấp thụ quá nhiều ion âm, lại khiến các ion dương trong phòng ngày càng nhiều, khiến hệ thống thần kinh não bị rối loạn.
Hệ thống khớp
Những người trẻ tuổi thường không mấy chú ý tới triệu chứng đau khớp do điều hòa gây ra. Nhiệt độ ngoài trời mùa hè cao, nên mọi người thường mặc áo mỏng, khi bước vào phòng điều hòa, gió lạnh thổi vào người, kích thích mạch máu co mạnh, máu không lưu thông, khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, đau, cứng cổ, lưng và chân tay đau.
Dạ dày
Ngoài ra, dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy... Thông thường chúng ta chỉ chú ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh mà ảnh hướng đến chức năng của nó.
Cổ
Ở lâu trong môi trường điều hòa, gió lạnh liên tục thổi, dẫn tới mỏi cổ, vẹo cổ... Theo các chuyên gia, dân công sở làm việc trong tư thế co ro quá lâu cũng gây mỏi cổ mỏi lưng, mỏi vai. Do đó, khi bật điều hòa nếu không chú ý giữ ấm cho phần cổ, vai...dễ gây ra các bệnh về cổ, vai, thắt lưng.
Da
Rất nhiều điều hòa lâu không được sử dụng, màng lọc không khí đã dính bụi bẩn, nấm mốc. Khi khí lạnh thổi trong phòng, ngấm vào da hoặc hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, môi trường phòng kín, không khí không lưu thông, càng làm tăng nguy cơ da bị mẩn ngứa. Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm xuống thấp, đặc biệt làm việc trong môi trường điều hòa khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ.
Cảnh báo của chuyên gia:
Theo các chuyên gia, để phòng tránh các bệnh do sử dụng điều hòa, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ, thay đổi gió và nhiệt độ đối lưu giữa không khí; mở máy sau 3 tiếng thì nên tắt rồi mở cửa sổ cho không khí trong phòng điều hòa thoát ra để không khí bên ngoài tràn vào.
Đặc biệt nên tận dụng gió tự nhiên để làm giảm nhiệt độ phòng, hoặc sử dụng thêm máy tạo i-on âm; nhiệt độ sử dụng điều hòa không nên quá thấp so với nhiệt độ môi trường.
Khi ở ngoài đường về, bạn không nên vào phòng điều hòa ngay hoặc để gió quạt thổi vào người mà cần lau mồ hôi, đợi cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, nên thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, phòng ngủ để giảm tối đa lây nhiễm các bệnh; tốc độ gió điều hòa nên duy trì mức độ trung bình, không nên để gió điều hòa thổi trực tiếp vào người.
Theo VNE
Thắc mắc về chuyện uống thuốc điều hòa kinh nguyệt để nhanh có thai Bạn có thể sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt khoảng 6 tháng, sau đó ngưng lại và hai vợ chồng quan hệ tự nhiên, đợi có thai. Em kết hôn được 1 năm. Trong thời gian này, cho dù không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng em vẫn chưa có thai. Vừa rồi em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán...