Lưu ý khi mua đầu CD cũ bạn nên biết
Hiện nay có rất nhiều loại đầu CD khác nhau với những mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Những loại đầu mới từ các hãng của Mỹ, Đức, Italy… có giá khá đắt, dao động từ 1.000 USD đến hàng chục nghìn USD.
Bởi vậy, việc lựa chọn những đầu đĩa CD cũ không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản mà vẫn thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của âm thanh. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn chọn mua được chiếc đầu CD cũ bạn nên biết.
1/ Kiểm tra mắt đọc bằng đĩa xước
Đầu CD cũ thường hay bị gặp trục trặc về mắt đọc. Do đó, nếu bạn có ý định sở hữu một chiếc đầu CD cũ thì bạn nên mang theo một số đĩa xước hoặc những chiếc đĩa khó đọc để thử máy trước khi mua về. Nếu mắt đọc không nhận đĩa hoặc có hiện tượng vấp đĩa thì bạn nên cân nhắc. Nếu mua thì bạn nên xác định sẽ phải thay mới mắt đọc. Hơn nữa, có một số đầu đĩa đời cũ rất khó kiếm phụ kiện trên thị trường.
2/ Kiểm tra tốc độ nhận track của đầu đọc
Kiểm tra tốc độ track (đường đi) của đầu đĩa tương đương với việc bạn kiểm tra khả năng nhận tín hiệu của máy. Máy hoạt động nhanh hay chậm sau khi bạn tiến hành ấn lệnh thay đổi. Nếu máy còn tốt thì quá trình này diễn ra càng nhanh và ngược lại.
3/ Chú ý bộ cơ của đầu đọc
Nếu bạn phát hiện thấy bộ cơ quay không đều hoặc có những tiếng lịch kịch khi vận hành thì đó chính là dấu hiệu chiếc máy đã quá tuổi. Bạn nên xem xét tới việc mua sản phẩm đó nhé.
4/ Xem kỹ máy
Video đang HOT
Bạn cần kiểm tra kỹ từ vỏ ngoài đến mặt dưới, giắc cắm tới những thiết bị bên trong sản phẩm.
Nếu bộ phân bên ngoài bị oxi hóa thì chiếc máy này đã quá cũ. Còn nếu bên trong có những mối hàn khác thường, cọn tụ bị xộc xệch… thì có nghĩa đầu đĩa này từng bị tháo ra sửa chữa.
Bạn cũng cần chú ý tới kết cấu máy, các linh kiện để xem có phải đó là những loại chuyên dùng cho audio không.
5/ Nghe thử với nhiều loại đĩa
Với những chiếc máy CD cũ mặc dù đã vượt qua những kiểm tra trên nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đã nghe thử máy với nhiều loại đĩa khác nhau để thực sự khẳng định xem nó có tốt hay không. Hãy nhờ chuyên gia đi cùng nếu bạn không có khả năng thẩm âm.
6/ Độ phù hợp với những thiết bị khác
Điều này là rất quan trọng bởi một bộ thiết bị âm thanh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chiếc đầu CD tốt sẽ phù hợp với amply, loa.
7/ Dựa vào “giá sách”
Giá bán ban đầu (giá “sách” hoặc giá list) của đầu CD cũng là một thông tin mà bạn nên tham khảo để có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm. Một chiếc đầu đọc second hand có giá bán trên thị trường chỉ với giá vài trăm USD trong khi giá “sách” của nó khi xuất xưởng lên tới 2.000 USD thì có nghĩa đó là một đầu đọc loại tốt. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy thông tin này trên internet hoặc tham khảo ý kiến của những người chơi đầu đĩa CD lâu.
Trên đây là những lưu ý giúp bạn sở hữu những chiếc đầu đĩa CD cũ ưng ý. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vatgia.com
10 món đồ rất quen thuộc trên những chiếc ô tô đời cũ, nếu biết được chắn chắn bạn đã già
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học kỹ thuật, những công nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc không an toàn trên ô tô đang dần bị các nhà sản xuất ô tô loại bỏ hoặc thay thế bằng những công nghệ hiện đại.
Cửa sổ tay quay: Với sự phát triển của công nghệ, tay quay cửa sổ trên xe giờ đây đã được thay bằng những phím bấm tiện dụng hơn. Tuy nhiên, hai mẫu Suzuki Celerio SZ2 và SZ3 gần đây vẫn dùng dạng cửa sổ này.
Radio, cassette, đầu đĩa CD: Hiện nay, hầu như xế hộp nào cũng phát nhạc qua thẻ nhớ, USB hoặc cao cấp hơn là kết nối với smartphone hoặc các thiết bị phát nhạc thông minh khác.
Ngăn đựng bánh xe: Vào thời kỳ đầu, đa số các thương hiệu ô tô đều cố gắng tống thêm bánh xe dự phòng vào nơi nào đó trên chiếc xe. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bánh dự phòng thường được đặt phía sau xe để tiết kiệm diện tích.
Ngăn đựng tiền xu: Tại một số quốc gia thời gian trước, người lái vẫn có thể trả tiền xu qua các trạm thu phí. Tuy nhiên, giờ đây các trạm thu phí tự động đã thay thế con người, và tài xế phải quẹt thẻ thay phương thức cũ.
Cửa chớp ở phần kính sau: Lamborghini Miura là mẫu xe trang bị phụ kiện này. Tuy nhiên, do cản trở tầm quan sát của người lái nên cửa chớp đã dần đi vào dĩ vãng của ngành ô tô.
Chó lúc lắc đầu: Đây đã từng là món phụ kiện không thể thiếu trên hầu hết xe hơi. Tuy nhiên, với quan niệm thẩm mỹ hiện nay, chú chó gật gù này đã không còn hợp thời. Chưa kể, nhiều trường hợp chó bị rơi ra, mắc kẹt ở phần chân ga, chân phanh gây tai nạn đáng tiếc.
Cửa kính phụ: Đã từng có thời, tài xế chỉ cần mở cửa kính phụ để không khí luồn hết vào xe. Thế nhưng do bầu không khí ngày càng ô nhiễm và sự xuất hiện của điều hoàn nên cửa kính phụ đã không còn được trọng dụng.
Mui xe bằng nhựa: Vào những năm đầu, xe với phần mui bằng nhựa dẻo là lựa chọn của không ít thanh niên năng động, phóng khoáng. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, phần mui này lại có thiết kế quá rẻ tiền. Do đó, các nhà sản xuất đã thay thế nó bằng cửa sổ trời.
Đèn pha dạng chớp: Trên những mẫu xe cổ, đèn pha dạng chớp chính là một trong những điểm nổi bật nhất của dòng xe này. Tuy nhiên, do các quy định mới về an toàn giao thông mà hệ thống đèn này đã bị khai tử.
Ăngten: Với các xe ô tô đời cũ, bạn dễ dàng nhìn thấy một chiếc anten nằm ở mép ca-pô với xe SUV và ở mép cốp với xe sedan. Nhiệm vụ của chiếc anten này là thu sóng radio, riêng với một số dòng cao cấp hơn thì anten có thể tự động "thò thụt" khi bạn chọn chế độ radio.
Duy Huỳnh
Theo sao star