Lưu ý cho bà mẹ khi trẻ hăm tã kèm tiêu chảy
Hăm tã là tình trạng trẻ bị viêm ở vùng da quấn tã, có thể xảy ra ở mọi trẻ, ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời nhưng phổ biến vào giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi
Nguyên nhân hăm tã là do tã lót ướt cọ xát làm da trẻ đỏ và bóng lên hoặc da bị kích ứng từ các chất thải (phân, nước tiểu, chất tẩy rửa mạnh). Ngoài ra, nhiễm nấm Candida do da bị ẩm ướt lâu, sử dụng kháng sinh dị ứng với tã lót, chất tẩy rửa, xà bông, chất liệu vải hoặc viêm da tiết bã (có màu vàng, tăng tiết bã, có thể gặp ở mặt, đầu, cổ)… cũng khiến trẻ bị hăm tã.
Để đề phòng tình trạng này, gia đình cần dùng các loại tã thấm nước tốt, tránh ẩm mốc thay tã thường xuyên khoảng 3 giờ/lần nhằm tránh ứ đọng phân và nước tiểu tiếp xúc với da. Trước khi thay tã mới, cần lau da thật khô và sạch. Trong khi thay, tránh để băng keo dính vào da làm tổn thương và kích ứng da trẻ. Khi thay tã, tay người thay phải được rửa sạch sẽ không mang tã quá chật.
Thông thường, trẻ bị hăm tã có thể được điều trị tại nhà. Người chăm sóc trẻ nên tắm cho trẻ bằng xà bông dịu nhẹ, nước ấm và dùng khăn mềm lau sạch da. Chú ý lau kỹ các vùng nếp kẽ nhưng không cọ xát hay kì mạnh làm da kích ứng nhiều hơn.
Sau khi tắm, nên cho da trẻ để hở vài giờ ngoài không khí trước khi mang tã. Không lau cho trẻ bằng chất có cồn hay propylene glycol khi đang hăm tã vì sẽ làm phỏng da và lan vi trùng sang nơi khác.
Video đang HOT
Nếu sử dụng tã vải, tránh dùng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh, thuốc tẩy và nước làm mềm vải. Lưu ý không dùng các loại máy sấy cho trẻ nhỏ cũng như dùng quần ni-lông cho trẻ nói chung tránh xa các loại phấn thoa cho trẻ bị hăm tã vì sẽ khiến các vùng nếp kẽ ẩm ướt.
Tuy nhiên, trong các trường hợp trẻ bị hăm kéo dài hơn 7 ngày, hăm trở nên nặng hơn và lan rộng, không tìm ra nguyên nhân bị hăm tã, hăm tã đi kèm tiêu chảy trong hơn 48 giờ hay kèm sốt… thì gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp như kháng nấm nếu nhiễm nấm, kháng sinh nếu bị chốc và thoa corticoid trong trường hợp hăm tã do dị ứng hoặc chàm thể tạng, chàm tiết bã.
Theo vietbao
Cách tăng cường sức khoẻ dành cho nam giới
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, chế độ ăn mới là thuốc tốt để đảm bảo sức khoẻ của nam giới.
Bổ sung kẽm từ hải sản
Ở tuổi trung niên, nhiều gia đình muốn sinh con thứ hai, nhưng lại gặp tình trạng vô sinh thứ phát mà không rõ nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân này là tình trạng tinh trùng của đàn ông suy giảm.
Vì vậy, bạn hãy bổ sung kẽm cho tinh trùng khoẻ mạnh bằng việc mỗi tuần nên ăn 2 3 lần thực phẩm như hàu, ngao, tôm, cua... hàm lượng kẽm trong thực phẩm này rất phong phú. Ngoài ra, các thực phẩm giàu kẽm còn có cá, gan lợn, thịt bò...
Chất L-arginine có trong cá ngừ, ngao, thịt đỏ là một axit amin không chỉ giúp tăng cường sản xuất tinh dịch trong cơ thể mà còn kích thích tăng tiết oxit nitric giúp điều tiết phần nào sự cương cứng ở dương vật.
Nam giới nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung vitamin C từ hoa quả
Chất bioflavonoids có trong một số loại hoa quả tăng cường sản xuất tinh trùng. Nó cũng ngăn ngừa vón cục, tăng tính lưu động, di chuyển của tinh trùng và vì vậy tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ. Một số loại quả giàu vitamin C, chứa chất bioflavonoids như táo, kiwi, cam, quýt, măng...
Các loại rau tốt nhất
Các loại rau được xem là "thân thiện cho sức khoẻ nam giới, đó là cà chua, cần tây, cải bắp, bí đỏ... Những loại này có chưa carotene và androsterone, giúp nâng cao số lượng tinh trùng của quý ông và tránh các bệnh ung thư, phì đại tuyến tiền liệt...
Các loại rau quả tốt cho sức khỏe nam giới
Giảm bớt mỡ động vật, tăng dầu thực vật
Các loại mỡ từ động vật, hay các chế phẩm từ mỡ động vật như (thịt mỡ, thịt nướng, rán... có ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Tổng số lượng dầu mỡ rán nấu thông thường không nên quá 30g/ngày và bạn nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu hạt lành, ô lưu...
Theo vietbao
Bà mẹ làm việc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi Trẻ sinh ra từ người mẹ làm việc nhiều có nguy cơ nhẹ cân Các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa Đại học Rotterdam (Hà Lan), tiến hành một nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian làm việc của người phụ nữ mang thai liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Và họ kết luận rằng, phụ nữ đang mang...